Phí Thẻ Ghi Nợ Nội địa Của Ngân Hàng Nào đắt Nhất - Timo

Menu Xem nhanh 1. Tìm hiểu về các khoản chi phí thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng 2. Mở thẻ ATM Timo by BVBank online chỉ 2 phút với eKYC 3. Miễn phí mở thẻ. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

Tìm hiểu về các khoản chi phí thẻ ghi nợ nội địa của ngân hàng

Dù rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã với rất nhiều tiện ích khác nhau nhưng nhìn chung thẻ ngân hàng được chia ra làm 3 nhóm đó là: Thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card)  và thẻ trả trước (Prepaid card) . Mỗi nhóm thẻ lại được chia ra thành 2 loại đó là thẻ dùng trong nước (nội địa) và thẻ dùng ở nước ngoài (quốc tế).

Trên thực tế, mỗi loại thẻ đều có một chức năng và cách sử dụng khác nhau, song để việc so sánh trở nên đơn giản, tại đây chúng ta chọn một loại thẻ được khá nhiều người sử dụng hiện nay đó là thẻ ghi nợ nội địa (Debit card)

Sở hữu một chiếc thẻ ghi nợ đồng nghĩa với việc bạn cũng sở hữu thêm một tài khoản (tài khoản thanh toán VND) tại ngân hàng nơi bạn mở thẻ và cũng đồng nghĩa với việc ngoài những khoản phí để mở và sử dụng thẻ bạn cũng phải mất thêm những khoản phí để sử dụng và duy trì tài khoản của mình.

Rất nhiều khách hàng nhầm lẫn khi nghĩ rằng thẻ và tài khoản là một thế nhưng trên thực tế chúng lại là 2 thứ khác nhau. Cho nên để sử dụng thẻ nội địa ngoài khoản phí liên quan đến thẻ, khách hàng phải chịu những phí liên quan đến tài khoản  và các hoạt động giao dịch liên quan đến tài khoản tại ngân hàng.

Ph___ng__n_h__ng_n__o______t_nh___t16_43_52_000000

Bảng so sánh chi phí hiện nay tại 10 ngân hàng lớn

Bảng tóm tắt trên bao gồm một số thẻ ghi nợ có tác dụng gần như nhau tại 10 ngân hàng lớn: Đó là thẻ Connect24 của Vietcombank, thẻ E-trans hạng bạc của BIDV, thẻ Success của Agribank, thẻ M-Money của Maritime bank, thẻ F@stAccess của Techcombank, thẻ Active plus tại MB, thẻ ACB2GO của ACB, thẻ VTop của Eximbank, thẻ thanh toán Plus của Sacombank và thẻ VIB Values của VIB.

Để sở hữu một chiếc thẻ, hầu hết mọi người sẽ phải chịu những mức phí tối thiểu trên. Bao gồm phí phát hành thẻ, phí thẻ thường niên, số tiền tối thiểu trong tài khoản, phí quản lý và duy trì tài khoản, phí chuyển khoản cùng hệ thống, phí nộp tiền vào tài khoản, phí rút tiền khỏi tài khoản. Ở đây để đảm bảo tính thống nhất, ANTT.VN đặt ra trường hợp là tất cả các giao dịch đều được thực hiện ở chi nhánh cùng tỉnh hoặc TP nơi mà khách hàng mở thẻ.

Nhìn vào bảng tóm tắt chi phí chúng ta có thể hình dung phần nào mức phí khách hàng phải chịu để sở hữu một chiếc thẻ ngân hàng. Mức giá giao động khoảng từ 100.000 đến xấp xỉ 300.000 VND.Ngoài những khoản phí  nổi khá dễ hiểu như phí mở thẻ, phí mở tài khoản hay phí chuyển khoản, các ngân hàng thường sử dụng những khoản phí chìm nhằm tận thu phí của khách hàng như “Số dư tài khoản tối thiểu”. Tại sao số dư tài khoản tối thiểu lại là một loại chi phí? Vì trên thực tế chúng ta không thể nào sử dụng số dư này mà bắt buộc phải để lại như một hình thức “làm tin” cho tài khoản sử dụng. Con số này thường giao động từ 50.000 đến 100.000 VND.

Một số ngân hàng như ACB, Tecombank, VIB hay Eximbank ngoài số dư tối thiểu có trong tài khoản, các “thượng đế” cần phải duy trì một số dư nào đó trong tài khoản để không bị thu một loại phí đó là “phí quản lý và duy trì tài khoản”!? Ở một số ngân hàng khác, con số này được ấn định ở một mức cụ thể thường là 20.000 hoặc 30.000 VND, ví dụ như Vietcombank hay BIDV, tuy nhiên ACB, Tecombank, VIB hay Eximbank lại thu phí này theo cách buộc khách hàng phải duy trì một số dư nào đó trong tài khoản. Tại Techcombank nếu số dư tài khoản trung bình trong tháng dưới 1.000.000 VND khách hàng sẽ phải chịu phí 9.900/tháng tương đương 118.000/năm. ACB dưới 500.000 sẽ bị thu phí 15.000/tháng tương đương 180.000/năm. Tại VIB, nếu tài khoản dưới 200.000 khách hàng sẽ bị thu phí 9.000/tháng tương đương 108.000/năm. Eximbank thì dễ thở hơn, 10.000/tháng nếu số dư tài khoản dưới 100.000 VND (Lưu ý, trong bảng chi phí phía trên, ANTT.VN lựa chọn con số thấp nhất giữa việc phải duy trì số dư tài khoản theo quy định hay phải trả phí trong năm).

Như vậy nhìn vào bảng tổng hợp chi phí, chúng ta có thể thấy giá để mở được thẻ tại ACB là “chát nhất”. Bạn phải mất khoảng 283.000 VND để sở hữu chiếc thẻ ACB2GO của ACB, thấp hơn một chút là thẻ F@stAccess của Techcombank với mức giá 270.000 VND. Và chiếc thẻ có giá phải chăng nhất là thẻ Success tại Agribank với số tiền chỉ 104.000 VND.

Tất nhiên, bảng tóm tắt trên đây vẫn chỉ là một số khoản phí chung nhất chứ chưa phải tất cả, ngoài những khoản phí trên khách hàng sẽ phải trả thêm một số khoản phí phát sinh theo yêu cầu như phí in sao kê, sao lục chứng từ, phí cấp phát lại thẻ, phí rà soát khiếu nại…và nhiều các loại phí khác nữa! Việc sở hữu chiếc thẻ ngân hàng bây giờ không còn rẻ như trước thế nên trước thế nên là một khách hàng thông minh hãy cân nhắc kĩ lưỡng và lựa chọn đơn vị cung cấp sao cho phù hợp với túi tiền của mình tránh để tình trạng mất tiền mà không hiểu vì sao.

Theo N.M An Ninh Tiền Tệ

Mở thẻ ATM Timo by BVBank online chỉ 2 phút với eKYC

Miễn phí mở thẻ. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

Miễn phí chuyển tiền. Miễn phí quẹt thẻ máy POS

Miễn phí rút tiền tại 17.000+ ATM toàn quốc

Dễ dàng liên kết với các ví điện tử Momo, Moca, Zalo Pay, AirPay

Dễ dàng quản lý, mở khoá thẻ 24/7 qua ứng dụng

ĐĂNG KÝ NGAY!

Từ khóa » Phí Thường Niên Thẻ Ghi Nợ Nội địa Vietcombank