Phi Thương Bất Phú Là Gì? Tường Tận Gốc Rễ ý Nghĩa Câu Nói Của Cụ ...

Phi thương bất phú từ ngàn xưa đã trở thành một châm ngôn sống cho lớp lớp người Việt đặc biệt đối với những ai thích làm giàu bằng con đường kinh doanh, buôn bán. Đây là câu nói được kiểm nghiệm, minh chứng tự bao đời. Vậy Phi thương bất phú là gì? Phi thương bất phú có nguồn gốc từ đâu? Liệu nó có chính xác với câu nói gốc của cụ Lê Quý Đôn không? Câu nói ấy có đúng với bối cảnh xã hội hiện nay không? Để hiểu sâu hơn về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 

Tóm tắt nội dung

Toggle
  • Phi Thương Bất Phú là gì? 
  • Phi nông bất ổn; Phi công bất phú; Phi thương bất hoạt; Phi trí bất hưng 
  • “Phi nông bất phú” hay “Phi thương bất phú”? 

Phi Thương Bất Phú là gì? 

Nếu được dịch theo nghĩa đen thì “phi thương” có nghĩa là không kinh doanh, buôn bán. “Bất phú” nghĩa là không giàu có, tài lộc. Vậy tóm lại Phi thương bất phú là gì? Ghép nguyên câu ta có thể hiểu nôm na là không kinh doanh, buôn bán thì cuộc sống không thể giàu sang, phú quý được. Câu nói khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc làm giàu bằng con đường kinh doanh. Đó cũng được xem như một cẩm nang sống của con người trên hành trình hiện thực hóa ước mơ làm giàu của bản thân.

Trước đây, cụ Lê Quý Đôn thường có câu: “Phi thương bất hoạt” còn “ Phi thương bất phú” thì cũng chưa biết có nguồn gốc từ đâu.

Phi thương Bất Phú là gì? 
Chân dung cụ Lê Qúy Đôn được phác họa lại

Có người cho rằng đây là câu nói xuất phát trong dân gian của Trung Quốc được các nhà buôn truyền tải nhau và về sau được chuyển thành hai câu đại ý: 

“Quan phi Thương bất phúThương phi Quan bất an” 

Hai câu trên có nghĩa là làm quan mà không kiếm tiền thì không thể làm giàu, làm giàu mà không có quan thì sẽ không an toàn. Câu nói mang đại ý và khắc họa chân thực về cuộc sống lúc bấy giờ. Thương ở đây là thương nhân với nghĩa là quan muốn làm giàu thì phải chơi với thương nhân và thương nhân muốn làm ăn yên ổn thì phải chơi với quan. 

Phi nông bất ổn; Phi công bất phú; Phi thương bất hoạt; Phi trí bất hưng 

Câu nói “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng” đề cao vai trò của bộ tứ trụ trong nền tảng của một xã hội cường thịnh. Đây là quan điểm xuất phát từ thời phong kiến Trung Quốc và du nhập vào nước ta được cụ Lê Quý Đôn – Vị bác học cuối triều Lê tổng kết lại thành phương châm trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

Sở dĩ có quan điểm này là do xã hội phong kiến nói chung và xã hội phong kiến phương Đông nói riêng kinh tế chưa phát triển. Nhìn chung tất cả các hoạt động cần có của một xã hội như nâng cao kiến thức, dân trí, làm ra của cải vật chất và phân phối đến tay người dùng.

Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng

Bạn đọc quan tâm
  • làm thế nào để tạo ra giá trị sống Làm thế nào để tạo ra giá trị sống? 08/06/2021
  • Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học Những khó khăn của ngành Tâm Lý Học 12/01/2023
  • Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay 19/09/2021
  • Văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc Văn hóa ứng xử của người hàn quốc 27/07/2023

Do đó trong xã hội đều tập trung vào 4 thành phần đó là “sĩ, nông, công, thương”, cụ thể như sau:

  1. Sỹ gồm lực lượng tri thức trong xã hội làm nghề thầy thuốc, dạy học, thầy tướng số và thầy địa lý;
  2. Nông là những người trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, đốn củi;
  3. Công là những người làm các nghề như rèn, dệt, mộc, nề,..;
  4. Thương nhân là lực lượng trao đổi, buôn bán, phân phối của cải trong xã hội.

Tất cả bốn thành phần trong xã hội này gọi chung là “tứ dân” và cũng là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng một nền tảng đời sống xã hội vững chắc trong một quốc gia. Câu nói được cụ Lê Quý Đôn đúc kết thành kinh nghiệm và là một phương châm nổi tiếng “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Nghĩa là không có nông nghiệp thì xã hội không được ổn định, không có công nghiệp thì đất nước không giàu, không có tri thức thì xã hội không hưng thịnh, không có thương mại thì xã hội không hoạt động. 

“Phi nông bất phú” hay “Phi thương bất phú”? 

Từ quan điểm trên của cụ Lê Quý Đôn cần được hiểu đúng là “Phi công bất phú” chứ không phải là “Phi thương bất phú”. “ Phi thương bất phú” xuất hiện trong thời bao cấp khi có một số người làm ở ngành thương mại, lương thực buôn bán có bát ăn bát để nên nhiều người lầm tưởng là chỉ có buôn bán mới giàu. 

Vậy “Phi nông bất phú” hay “Phi thương bất phú”? 
Người xưa quan niệm “chỉ có kinh doanh mới giàu được” câu nói liệu có đúng trong xã hội hiện nay?

Thế nhưng trong xã hội hiện nay thì việc chia giai cấp, phân tầng xã hội có khác xong về cơ bản thì tứ trụ sỹ, nông, công binh vẫn luôn là nền tảng vững chắc cho quốc gia, là thành phần không thể thiếu. Nhưng một sự thật dễ thấy trong xã hội hiện đại những nước giàu mạnh đều là quốc gia có nền tảng giáo dục vững chắc, công nghiệp phát triển vượt bậc. Từ đó mới thấy những quan điểm của người xưa là vấn đề đáng quan tâm nhưng tuy nhiên tùy vào bối cảnh xã hội mà nhìn nhận, đánh giá cho đúng với bản chất của nó tránh hiểu sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm.

Câu nói “Phi thương bất phú” như một lần nữa khẳng định được vai trò quan trọng của kinh doanh, giao thương buôn bán trên con đường làm giàu. Nhưng tuy nhiên suy cho cùng muốn kinh doanh buôn bán thì yếu tố công nghiệp đóng một vai trò chủ đạo trong việc cung ứng hàng hóa để giao thương. Vì thế “Phi thương bất phú” chỉ phù hợp với việc làm giàu cho một tổ chức, cá nhân riêng biệt còn sự thịnh vượng phát triển của một quốc gia chỉ có công nghiệp mới đưa đất nước phát triển và vươn tầm Thế giới.

4.5/5 - (6 bình chọn)

Từ khóa » Phi Thương Bất Phú Phi Nông Bất Bần Nghĩa Là Gì