Phí Tin Nhắn Tăng Cao, Ngân Hàng Khuyến Khích Người Dân Sử Dụng ...
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày gần đây, hàng loạt khách hàng có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Thương cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và một số ngân hàng khác đã phản ánh về việc bị ngân hàng trừ phí dịch vụ SMS Banking tháng 1/2022 với số tiền cao hơn nhiều so với các tháng trước, từ 27.500-77.000 đồng (thay vì 11.000 đồng).
Trước thực trạng này, đại diện các ngân hàng cho biết hiện đa số khách hàng đều dùng app nên ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng thông báo qua các app của ngân hàng thay vì nhận tin nhắn qua SMS. Nguyên nhân là do phí nhà mạng dành cho khách hàng doanh nghiệp cao hơn nhiều so với khách hàng cá nhân.
“Sốc” khi bị trừ phí tin nhắn cao
Chị Vân - chủ shop bán hàng online (Cầu Giấy-Hà Nội), cho biết chiều 19/2 chị nhận được tin nhắn trừ phí dịch vụ SMS Banking tháng 1/2022 từ ngân hàng mà chị đang sử dụng, với mức phí 77.000 đồng. Mặc dù đã được ngân hàng thông báo từ trước về việc tăng phí SMS Banking, nhưng mức phí 77.000 đồng vẫn khiến chị Vân "sốc."
"Thực sự không nghĩ rằng một ngày phải trả đến gần 80.000 tiền phí SMS Banking. Như trước đây, mức phí này chỉ 11.000 đồng, tức là tăng gấp 7 lần. Như vậy cả năm tiền phí mà tôi phải bỏ ra cho dịch vụ này lên tới hơn 900.000 đồng. Mức phí này cao quá," chị Vân nói.
[Tiếp tục đề xuất giảm giá cước tin nhắn dịch vụ tài chính, ngân hàng]
Tương tự, chị Thúy Lê (Ba Đình-Hà Nội) cũng giật mình khi thấy tài khoản Vietcombank bị trừ 77.000 đồng phí dịch vụ tin nhắn SMS tháng Một mà không tin vào mắt mình.
Trên thực tế, chị Vân và chị Lê chỉ là hai trong nhiều chủ tài khoản bị “bất ngờ” vì phí dịch vụ SMS trừ tiền cao.
Mấy ngày nay, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... hàng loạt chủ tài khoản chia sẻ bị trừ tiền từ 27.500-77.000 đồng/tháng.
Không chỉ khách hàng của Vietcombank mà nhiều khách hàng của ngân hàng khác như BIDV, Techcombank… cũng ghi nhận tình huống tương tự; trong đó mức tiền phổ biến bị trừ là 33.000 đồng, 55.000 đồng và 77.000 đồng/tháng thay vì 11.000 đồng như trước đó.
Trên thực tế, các ngân hàng đã gửi thông báo về thay đổi biểu phí dịch vụ tin nhắn SMS Banking từ cuối năm 2021, tuy nhiên nhiều chủ tài khoản thường không để ý.
Theo đó, tại Vietcombank, mức phí duy trì dịch vụ này sẽ được chuyển từ cố định 10.000 đồng/số điện thoại/tháng (chưa bao gồm VAT) thành phí tính theo số lượng tin nhắn chủ động. Cụ thể, các số điện thoại nhận dưới 20 tin nhắn/tháng vẫn tính phí 10.000 đồng, tuy nhiên, từ 20 đến dưới 50 tin nhắn sẽ tính phí 25.000 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin nhắn tính phí 50.000 đồng và từ 100 tin nhắn trở lên tính phí 70.000 đồng.
Tương tự, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng phát đi thông báo điều chỉnh phí dịch vụ SMS Banking cùng với thông báo miễn toàn bộ phí trên ngân hàng số BIDV SmartBanking. Cụ thể, ngân hàng này thay đổi từ mức 9.000 đồng/tháng cố định thành 9.000 đồng với 0-15 tin nhắn/tháng; 30.000 đồng với 16-50 tin nhắn/tháng; 55.000 đồng với 51-100 tin nhắn/tháng và 70.000 đồng với 101 tin nhắn trở lên/tháng.
Ngay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) - ngân hàng tiên phong trong miễn phí dịch vụ chuyển tiền, cũng đang thu phí SMS đáng kể. Cụ thể, ngân hàng chia theo các mốc: 0-15 tin nhắn/tháng phí 13.200 đồng, 16-30 tin nhắn/tháng phí 19.800 đồng, 31-60 tin nhắn/tháng phí 44.000 đồng, trên 61 tin nhắn/tháng 82.500 đồng/tháng.
Khuyến khích khách hàng nhận tin nhắn qua app
Theo chia sẻ từ một ngân hàng lớn, hiện nay khách hàng vẫn sử dụng phổ biến hình thức nhận thông báo thay đổi số dư và nhận OTP (one time password – mật khẩu giao dịch một lần) qua tin nhắn SMS. Ngân hàng thường chỉ thu phí đối với dịch vụ thông báo thay đổi số dư và không thu phí đối với tin nhắn gửi OTP.
Mặc dù là các khách hàng lớn nhất, nhưng có một nghịch lý, đó là mức phí gửi tin nhắn SMS đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng cao hơn nhiều so với mức phí tin nhắn thông thường của khách hàng cá nhân hoặc tin nhắn áp dụng cho các lĩnh vực khác.
Ngân hàng khuyến khích chủ thẻ hủy SMS chuyển sang nhận tin nhắn qua app.Lãnh đạo Vietcombank cho biết một trong những những chi phí ngân hàng này đang phải bù lỗ nhiều nhất chính là dịch vụ SMS ngân hàng phải trả cho nhà mạng để họ cung cấp dịch vụ gửi tin nhắn cho khách hàng.
Trên thực tế, đối với xác minh khách hàng đăng ký dịch vụ, ngân hàng phải gửi cho khách hàng ít nhất 2 tin nhắn là OTP xác thực thông tin số điện thoại của khách hàng và gửi thông tin đăng ký thành công. Đối với giao dịch thanh toán, ngân hàng phải gửi cho khách hàng ít nhất 2 tin nhắn là OTP xác thực giao dịch và thông tin báo biến động số dư.
Mức chi phí của dịch vụ gửi tin nhắn từ doanh nghiệp đến nhà mạng hiện đang bị tính cao hơn nhiều so với cá nhân gửi cho nhau. Theo ghi nhận, hiện mức giá cước nhà mạng đang thu đối với tin nhắn dịch vụ ngân hàng cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường, cụ thể: Mobifone và Vinaphone thu 820 đồng/tin nhắn, Viettel thu 785 đồng/tin nhắn, trong khi cước phí tin nhắn của các nhà mạng này với khách hàng cá nhân chỉ từ 99-350 đồng/tin nhắn. Ước tính sơ bộ, một tổ chức tín dụng cỡ nhỏ hàng tháng phải trả phí cước cho 15-20 triệu tin nhắn/tháng, còn các tổ chức tín dụng tầm trung trở lên là 50-80 triệu tin nhắn/tháng.
Vì vậy, chỉ tính riêng với dịch vụ thông báo thay đổi số dư, ngân hàng này phải bù lỗ hàng trăm tỷ đồng.
Theo tính toán của một ngân hàng quốc doanh, một giao dịch 2 tin nhắn, bình quân khoảng 1.500 đồng chi phí tin nhắn cho một giao dịch. Mỗi tháng, ngân hàng phát sinh khoảng 40 triệu giao dịch, phí SMS ngân hàng phải trả cho nhà mạng khoảng 60 tỷ đồng/tháng. Đó là khoản tiền mà ngân hàng phải bù lỗ cho khách hàng.
Với mức chi phí SMS quá lớn, các ngân hàng đang đẩy mạnh khuyến khích khách hàng chuyển sang các hình thức khác thay thế như nhận thông báo số dư qua ứng dụng ngân hàng (app) và xác thực giao dịch thông qua Smart OTP. Đặc điểm chung của các hình thức này là có độ bảo mật cao và đều miễn phí.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nếu xác thực giao dịch bằng OTP gửi qua tin nhắn SMS truyền thống, hạn mức giao dịch tối đa chỉ là 100 triệu đồng/giao dịch, nhưng nếu xác thực bằng Smart OTP, khách hàng có thể giao dịch với hạn mức lên tới cả tỷ đồng/giao dịch.
Hiện một số ngân hàng như Sacombank, ACB đã ngừng việc thông báo biến động tài khoản thanh toán qua tin nhắn SMS mà chuyển sang thông báo trên app.
Tính đến cuối năm 2021, Hiệp hội Ngân hàng đã 4 lần có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để kiến nghị giảm mức cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng, do tổ chức tín dụng là khách hàng lớn của các doanh nghiệp viễn thông., song đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.
"Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng đã miễn phí toàn bộ cước phí cho khách hàng, thì cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng của các nhà mạng cũng nên xem xét lại. Các bên nên cùng ngồi lại với nhau để đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của chính các nhà mạng, của các tổ chức tín dụng và của khách hàng," ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đề xuất./.
(Vietnam+)Từ khóa » Smart Banking Vietcombank Có Mất Phí Không
-
[Update] Biểu Phí Dịch Vụ Internet Banking Vietcombank 2022
-
[Cập Nhật] Phí Dịch Vụ Internet Banking Vietcombank Năm 2022
-
Vietcombank Thông Báo điều Chỉnh Biểu Phí Dịch Vụ Ngân
-
Vietcombank Ra Mắt ứng Dụng Smart OTP Phiên Bản Mới, Hạn Mức ...
-
Biểu Phí Dịch Vụ Internet Banking Vietcombank Năm 2022
-
Phí Internet Banking Là Bao Nhiêu? Chỗ Nào Miễn Phí? - Timo
-
Mức Phí Dịch Vụ Internet Banking Và SMS Banking Vietcombank
-
Vietcombank Smart OTP Là Gì? - Crypto Việt
-
Cách Nâng Hạn Mức Chuyển Tiền Vietcombank Lên 1 Tỷ Nhanh, đơn ...
-
Đăng Ký Internet Banking Vietcombank Online Có Mất Phí Không?
-
Vietcombank Smart OTP Trên App Store
-
Thông Báo điều Chỉnh Biểu Phí Một Số Dịch Vụ - BIDV
-
BIDV - Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam ... - Facebook
-
Cách Hủy Dịch Vụ SMS Banking Của Vietcombank Ngừng Nhận Tin ...