Phiếm đàm: LUẬN VỀ CHỮ “HÈN” | NHÀ BÁO TỰ DO CÔNG GIÁO
Có thể bạn quan tâm
Từ điển tiếng Việt định nghĩa chữ “hèn” như sau:
1- Nhút nhát đến mức đáng khinh (Chỉ thế mà không dám nói, sao mà hèn thế). 2- Ở hạng tồi kém, bị khinh bỉ (người hèn, phận hèn, tài hèn sức mọn).
Những từ đi kèm với từ “hèn” là: đê hèn, đớn hèn, hèn mạt, hèn mọn, hèn nhát, hèn yếu, hư hèn, ngu hèn, thấp hèn, ươn hèn… Nói chung là cặp từ nào cũng ngụ ý khinh thường, chê bai, không có cặp từ nào đi đôi với chữ “hèn” mà tốt hay có ý khen ngợi cả.
Sách Hàn Phi Tử viết:
Ngụy Văn Hầu hỏi Hồ Quyển Tử:
– Cha hiền có đủ nhờ cậy không?
Hồ Quyển thưa:
– Không đủ.
– Con hiền có đủ nhờ cậy không.
– Không đủ.
– Anh hiền có đủ nhờ cậy không?
– Không đủ.
– Em hiền có đủ nhờ cậy không?
– Không đủ.
– Bầy tôi hiền có đủ nhờ cậy không?
– Không đủ.
Văn Hầu đổi sắc mặt, gắt rằng:
– Quả nhân hỏi nhà ngươi năm điều mà điều nào ngươi cũng cho là không đủ, tại cớ làm sao?
Hồ Quyển nói:
– Cha hiển không ai hơn vua Nghiêu, mà con là Đan Chu phải bị đuổi. Con hiền không ai hơn vua Thuấn, mà cha là Cổ Tẩu thực ương ngạnh. Anh hiền không ai hơn vua Thuấn, mà em là Tượng rất ngạo mạn. Em hiền không ai hơn Chu Công mà Quản Thúc bị giết. Bầy tôi hiền không ai hơn vua Thang, vua Vũ mà vua Kiệt, vua Trụ mất nước… Mong người không được như ý, cậy người không được bền lâu. Nhà vua muốn cho nước được bình trị, thì phải cậy ở mình trước, hơn là mong nhờ người.
Cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân bàn rằng:
Cốt ý Văn hầu nước Ngụy là chỉ muốn hỏi có thể nhờ cậy được bầy tôi không, nhưng lúc đầu có mượn mấy câu hỏi đến cha, con, anh, em rồi mới dẫn vào đến vua tôi. Hồ Quyển Tử đáp như thế là rất phải. Cha tuy từ với con, con tuy hiếu với cha, anh tuy yêu em, em tuy kính anh, bầy tôi tuy trung với vua, nhưng mỗi người vị tất đã là hay được đủ mọi vẻ. Nếu minh không chịu cầu ở mình, chỉ biết cầu những bậc ấy để đến nỗi thất đức, thì chẳng những không lợi gì mà lại còn hại đến mình nữa. Ta mong người, nhưng người ai cũng có thân, không ai bỏ cái thân mình để giúp hẳn cho ta. Ta cậy người, nhưng người cũng có lúc cùng, không thể suốt đời mà đỡ đầu cho ta được. Vậy ta ở đời, chẳng nên chỉ biết mong cậy vào người. Ta phải biết tự chủ, tự lập, chớ có bỏ minh mà cầu người. Câu “Quân tử cầu chư kỷ” trong Luận ngữ và câu “Aidetoi, le Ciel t’aidera” của người Tây, thực đáng làm cái phương châm cho cách lập chí ở đời vậy.
Người xưa có câu: “Cầu nhân bất như cầu kỷ”, nghĩa là cầu người không bằng cầu chính mình. Cá nhân tôi cho rằng bản thân mình muốn nhưng không dám làm, chỉ trông chờ vào sức người khác làm để mình được hưởng thụ đó là hèn. Ngụy Văn Hầu muốn trông cậy vào người khác “trị quốc, bình thiên hạ” cho mình là suy nghĩ rất hèn. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Không có gì hèn cho bằng khi ta nghĩ bạo mà không dám làm”.
Nay người Việt mình thấy dân Myanmar được hưởng tự do dân chủ, bầu cử phổ thông đầu phiếu, chính phủ do tay mình mà ra, rất nhiều người đã đặt câu hỏi: “Bao giờ thì Việt Nam được như Myanmar?” mà không thấy ai đề ra ý kiến rằng “Tôi phải làm gì để Việt Nam được như Myanmar?”. Quý vị đã hỏi “Bao giờ…” thì tôi có thể trả lời ngay cho quý vị bằng một câu hồi nhỏ tôi hay nghe bà ngoại tôi nói: “Chờ đến Tết Công-gô đi con”, mà Công-gô thì không có Tết đâu quý vị nhé!
Hay quý vị thách thức: “Tôi thách Đảng cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar” thì tôi cũng xin thưa với quý vị rằng: Đảng cộng sản Việt Nam vốn là đảng mặt dày, làm gì biết xấu hổ, có liêm sĩ mà quý vị thách đố. Quý vị lên mạng internet thách thức bọn họ có thèm để ý đến đâu, không gãi được sợi lông của họ. Cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói: “Cộng sản không thể thay đổi, tự sửa chữa được, mà phải thay thế, loại bỏ chúng”. Đó cũng là kinh nghiệm được rút ra từ một người cựu cộng sản. Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ tự nguyện từ bỏ đặc quyền đặc lợi “vinh thần phì gia”, được ngồi trên đầu trên cổ dân Việt. Cho nên quý vị đừng thách thức mất công vô ích.
Để bào chữa cho cái tâm lý “Nằm chờ sung rụng”, “Ăn cổ đi trước lội nước đi sau” khôn vặt, khôn lõi của mình, người ta sẽ đưa ra một lô một lốc những lý do. Nào là cha mẹ, gia đình, “vợ dại con thơ nhà hết gạo”, v.v… và v.v… Nhưng thử hỏi thiên hạ có ai từ đất nẻ chui lên hay ai cũng có cha mẹ, có gia đình? Các vị có thì người khác cũng có. Tại sao các vị đòi hỏi người khác phải có trách nhiệm, nghĩa vụ mà các vị thì không?
Đầu năm 2011, tôi đọc tin trên BBC, thấy hình ảnh rất nhiều vị sư Myanmar mặc áo cà sa bị giết chết nổi lập lờ cái lưng trên đầm nước khi các vị sư này biểu tình đòi tự do tôn giáo. Đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên Myanmar mãi mãi nằm xuống vì một Myanmar tự do, dân chủ. Cộng tất cả các đợt thả tù chính trị của Myanmar từ năm 2001 đến nay, kể cả 100 người mà bà Aung San Suu Kyi nói rằng còn đang ở trong tù, thì Myanmar có 2.496 người tù chính trị còn sống. Con số này cho chúng ta thấy rất nhiều người Myanmar đã đấu tranh cho nền dân chủ (nên phải chết hoặc vào tù) dù dân số Myanmar theo kết quả công bố năm 2014 là 51,4 triệu người. Trong khi đó dân số Việt Nam công bố năm 2014 là 90,5 triệu người, vậy Việt Nam có bao nhiêu tù chính trị? Con số này tự quý vị thống kê và tự quý vị trả lời cho chính mình, nói ra xấu hổ với Myanmar lắm.
Trong khi chỉ có gần 100 người biểu tình chống Tập Cận Bình ở Hà Nội, Sài Gòn, 61 tỉnh thành còn lại đều “im lặng như tờ”. Ngay cả Hà Nội, Sài Gòn với dân số hơn chục triệu người những vẫn thờ ơ im lặng khi thấy đoàn biểu tình bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho công an (đủ thứ chủng loại) đánh đập, đàn áp dã man.
Đến cuối năm 2014, tổng số luật sư của cả nước là 8.928 luật sư, nhưng chỉ có 200 người dám ký tên vô bản kiến nghị khi chính giới luật sư bị đàn áp, và chỉ còn lại 20 người dám theo đuổi mục đích đến cùng. Tính ra chính xác bằng 0,00224%.
Chụyện hèn của người đời cũng không lạ, từ xưa đã có câu ca dao: “Trách thân trách phận rằng hèn/ Lánh mình như thể ngọn đèn lánh mưa”, chỉ thương cho dân tộc Việt Nam, cho đất nước Việt Nam.
Người ở hải ngoại đang sống trong một xã hội tự do dân chủ, nhưng luôn luôn đau đáu về quê hương, đất nước, vì vậy mà người ở bên ngoài mới đấu tranh. Nếu Việt Nam có tự do dân chủ, có bầu cử phổ thông đầu phiếu như Myanmar thì người trong nước được nhờ, chớ người ở ngoài có về đó mà hưởng thụ đâu. Họ đã an cư lạc nghiệp nơi xứ khác hết rồi, con cái họ nói tiếng Mỹ, tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt rồi, những đứa trẻ ấy chúng có chịu về Việt Nam sinh sống hay chúng nó chỉ muốn ở nơi mà chúng đã sinh ra? Cổ nhân có câu: “Người quân tử không lo thân già chỉ sợ chí trễ”, cũng có câu: “多少少年亡,不到白頭死。Đa thiểu thiếu niên vong, bất đáo bạch đầu tử” (Dịch: Biết bao nhiêu kẻ còn niên thiếu, đã chết từ khi chửa bạc đầu) để chỉ những người còn trẻ mà sống cũng như đã chết rồi. Không hiểu tại sao có quá nhiều người trong nước lại trông chờ vào người ở hải ngoại đấu tranh cho mình? Hải ngoại chỉ có thể là hậu phương lớn cho quốc nội mà thôi, chiến trường chính và chiến sĩ chính vẫn là hơn 75 triệu người trong nước. Không có sự tự do, dân chủ nào mà không phải trả giá. Xin hãy làm gì đó đừng để cho “trí trễ”.
Little Sài Gòn- Nam Cali, ngày 25/11/2015
Tạ Phong Tần
Chia sẻ:
Từ khóa » Từ đớn Hèn Có Nghĩa Là Gì
-
đớn Hèn - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Đớn Hèn - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "đớn Hèn" - Là Gì?
-
Đớn Hèn
-
đớn Hèn Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
đớn Hèn Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Điển - Từ đớn Hèn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
'đớn Hèn' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
đớn Hèn Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'đớn Hèn' Trong Từ điển ... - Cồ Việt
-
Trả Lại Hào Khí Diên Hồng - BBC
-
"Thép đã Tôi Trong Lửa đỏ Và Nước Lạnh, Lúc đó Thép Trở Nên Không Hề ...
-
Thúc Sinh - Một Nhân Vật đớn Hèn | Nguyễn Du