Phiên Dịch Viên Là Gì? Muốn Làm Thông Dịch Viên Thì Học Ngành ...

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, phiên dịch viên trở thành một trong những ngành nghề vô cùng phát triển và tiềm năng. Họ chính là cầu nối giữa các đối tác đến từ những quốc gia, lục địa khác nhau.

Vậy, phiên dịch viên là gì? Bạn cần những điều kiện và bằng cấp gì để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp? Cùng Glints tìm hiểu kỹ về ngành nghề này nhé! 

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên là người mang nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ giữa hai (hay nhiều) quốc gia khác nhau. Để làm được điều này, phiên dịch viên phải thật tập trung lắng nghe, hiểu và ghi nhớ nội dung ở một ngôn ngữ và sau đó chuyển chúng sang ngôn ngữ của đối phương.

Để hiểu rõ hơn về nghề thông dịch viên, hãy cùng tìm hiểu thông qua một ví dụ cụ thể: Hai đại diện của hai doanh nghiệp đến từ hai quốc gia khác nhau. Thế nhưng, họ lại không cùng nói một ngôn ngữ. Để việc giao tiếp diễn ra thuận lợi, họ sẽ cần đến phiên dịch viên. 

Các phiên dịch viên sẽ có môi trường làm việc rất đa dạng. Họ có thể làm việc tại các tổ chức chính phủ, tập đoàn đa quốc gia, công ty du lịch, đại sứ quán,… với mức thu nhập rất tốt. Thế nhưng, họ sẽ có những đầu việc cơ bản phải thực hiện:

  • Xây dựng ngân hàng từ vựng chuyên môn để truyền đạt thông tin một cách chính xác nhất.
  • Gặp gỡ và phiên dịch các thông tin giữa các đối tác, khách hàng.
  • Tham gia vào cuộc họp, hội nghị, cuộc gặp mặt,… để thực hiện việc phiên dịch.
  • Truyền đạt giọng điệu và cảm xúc người nói một cách chuẩn xác.

Các hình thức phiên dịch 

Không chỉ có nhiều môi trường làm việc đa dạng, ngành phiên dịch viên cũng có nhiều hình thức phiên dịch khác nhau:

1. Phiên dịch song song (simultaneous interpreting)

Còn được gọi là dịch cabin, phiên dịch song song là hình thức phiên dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng nhất. Phiên dịch viên phải ghi nhớ thông tin mà người nói ngôn ngữ nguồn đang nói, đồng thời dịch ra ngôn ngữ của người tiếp nhận ngay lập tức.

Phiên dịch song song đòi hỏi người phiên dịch phải truyền đạt chính xác câu nói của đối phương trong thời gian rất ngắn. 

Hình thức dịch song song đòi hỏi nhiều kỹ năng.

2. Phiên dịch nối tiếp (consecutive interpreting)

Hình thức phiên dịch này đòi hỏi các phiên dịch viên phải chuyển ngôn ngữ sau khi người nói truyền đạt xong thông tin (thường tầm 1-5 phút). Bạn cần ghi chú thật kỹ để nhớ hết các ý chính, sau đó truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ tiếp nhận một cách chính xác.

Dịch nối tiếp còn được gọi là dịch đuổi.

Phiên dịch nối tiếp hay còn gọi là dịch đuổi.

3. Phiên dịch tiếp cận (liaison interpreting)

đây là hình thức phổ biến nhất, thường sẽ diễn ra tại các cuộc họp đàm phán nhỏ. Hình thức phiên dịch này được thực hiện bằng cách chuyển ngôn ngữ qua lại bởi một phiên dịch duy nhất.

4. Phiên dịch tiếp sức (relay interpreting)

Trong một cuộc họp hội nghị có nhiều hơn ba ngôn ngữ (ví dụ: Anh – Lào – Campuchia – Việt Nam) được sử dụng, ban tổ chức sắp xếp cabin và thiết bị để tất cả mọi người nghe được ngôn ngữ họ mong muốn.

Giả sử, trong một cuộc họp Cụ thể, khi đại diện Việt Nam phát biểu, phiên dịch ở cabin tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh. Trong khi đó, phiên dịch viên ở cabin Lào, Campuchia sẽ phải nghe tiếng Anh và sau đó chuyển sang Lào và Campuchia.  

Phiên dịch tiếp sức bao gồm khá nhiều công đoạn.

5. Phiên dịch thầm (whispering interpreting)

Đây là phiên dịch là hình thức dịch tương tự song song. Điều khác biệt ở đây là người dịch thực hiện dịch ngôn ngữ nguồn cho một nhóm nhỏ và thì thầm vào tai người nghe. 

6. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (sign language interpreting)

Đây là phương pháp phiên dịch chuyển đổi ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại.

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là một hình thức dịch rất đặc biệt.

Yếu tố quyết định thành công của nghề thông dịch viên

Để làm một thông dịch viên, phiên dịch viên tài năng, bạn sẽ cần đến và trau dồi các yếu tố sau.

1. Đam mê ngoại ngữ, dùng từ linh hoạt

Khi theo đuổi ngành phiên dịch viên, ứng viên phải có niềm đam mê với ngôn ngữ. Họ sẽ phải làm việc rất nhiều với các ngôn ngữ khác nhau. Chính niềm đam mê này sẽ tiếp sức mỗi khi họ cảm thấy áp lực vì công việc.

Bên cạnh đó, họ phải là người có khả năng dùng từ ngữ một cách linh hoạt để có thể chuyển đổi thông tin một cách chính xác. Vốn từ vựng phong phú sẽ giúp họ chuyển ngôn ngữ một cách rõ ràng, chuẩn xác nhất.

2. Truyền tải thông điệp nhanh

Đây là một trong kỹ năng vô cùng quan trọng mà các phiên dịch viên phải liên tục trau dồi trong sự nghiệp của mình. Đó chính là kỹ năng truyền tải thông điệp nhanh. Họ phải hiểu được bản chất của ngôn ngữ nguồn và sau đó chuyển sang ngôn ngữ tiếp nhận.

Bên cạnh đó, thông điệp của ngôn ngữ tiếp nhận phải mang ý nghĩa tương đương với ngôn ngữ nguồn.

3. Am hiểu về văn hoá, xã hội, thời sự

Phiên dịch viên không những cần thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ mà còn phải hiểu biết về văn hóa của các ngôn ngữ mà họ phiên dịch. Việc nắm vững các chuẩn mực văn hóa sẽ giúp phiên dịch viên truyền đạt tốt hơn những gì mà một người không phải là người bản ngữ đang cố gắng thích ứng.

4. Kỹ năng mềm

Một phiên dịch viên giỏi không chỉ là người có kỹ năng ngôn ngữ, mà còn phải sở hữu các kỹ năng mềm cần thiết – kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe,… 

Khả năng lắng nghe sẽ giúp họ hiểu rõ thông tin mà người nói muốn truyền đạt, qua đó nắm bắt được cảm xúc, tông giọng chính xác.

Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp lưu loát sẽ giúp họ trao – nhận thông tin thật rành mạch, rõ ràng và đúng trọng tâm. Kỹ năng này còn hỗ trợ họ kết nối mọi người với nhau, nhờ đó ngôn ngữ sử dụng cũng được ‘thả lỏng’ hơn. Điều này cũng phần nào giúp họ trong việc phiên dịch

5. Chăm chỉ, kiên trì

Sự kiên trì và chăm chỉ là yếu tố cần thiết trong bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là ngành phiên dịch viên. Luôn không ngừng trau dồi khả năng ngôn ngữ, kiến thức xã hội – kinh tế – văn hóa,… sẽ giúp công việc phiên dịch diễn ra dễ dàng.

Để có một buổi phiên dịch suôn sẻ, các phiên dịch viên phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu, từ điển, từ vựng mới, cấu trúc ngữ pháp mới,… Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn những kỹ năng của một phiên dịch viên cần có.

Cơ hội việc làm của ngành phiên dịch viên

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế – văn hóa – xã hội mạnh mẽ hiện nay, việc giao ban giữa các quốc gia ngày càng đa dạng hơn bao giờ hết. Chính vì thế, cơ hội việc làm của ngành phiên dịch viên trở nên rất “hot” trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Bạn có thể làm việc trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

  • Phiên dịch viên tại các công ty du lịch – lữ hành.
  • Làm việc trong các công ty thuần về dịch thuật, phiên dịch
  • Làm việc trong các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia.
  • Phiên dịch cho các tổ chức phi chính phủ.
  • Làm trong các tòa soạn báo, dịch vụ tin tức.

Muốn làm thông dịch viên thì học ngành gì? Ở đâu?

Những bạn muốn theo đuổi và thử sức ngành phiên dịch thì sẽ cần đến bằng cấp gì và nên học ở đâu? Glints đã tổng hợp cho các bạn như dưới đây.

muốn làm thông dịch viên thì học ngành gì
Làm phiên dịch viên học ngành gì? Và ở đâu?

1. Phiên dịch viên cần bằng cấp gì?

Để trở thành phiên dịch viên, các ứng viên cần sở hữu Bằng cử nhân Ngôn ngữ trở lên. Tuy nhiên, bằng cấp chỉ quyết định một phần trong việc trở thành phiên dịch viên. Chỉ cần bạn thể hiện được trình độ ngôn ngữ của mình, bạn hoàn toàn có thể trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp. 

2. Học ngành phiên dịch ở đâu?

Dưới đây là một số trường Đại học mà các mọi người có thể theo học để có được bằng cử nhân, bằng thạc sĩ liên quan đến Ngôn ngữ học:

  • Trường Đại Học Hà Nội
  • Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Trường Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học TP.HCM
  • Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại Học Mở TP.HCM v.v…

Phiên dịch viên lương bao nhiêu?

Mức thu nhập của phiên dịch viên sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: quy mô công ty; khả năng, kinh nghiệm; gói công việc;…

Thông thường, mức lương của phiên dịch viên mới vào nghề sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, phiên dịch viên tại các chuỗi hội nghị, gặp mặt giao ban, thương thuyết cấp cao thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều.

Hơn thế, các phiên dịch viên các ngôn ngữ khác tiếng Anh thậm chí còn nhận được mức lương cao hơn rất nhiều.

Nếu bạn muốn tìm kiếm cơ hội để trở thành phiên dịch viên, hãy truy cập ngay dưới đây để xem các vị trí đang tuyển dụng ngành phiên dịch viên tại Glints.

Tìm cơ hội làm Phiên dịch viên tại đây!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 3.8 / 5. Lượt đánh giá: 11

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Th Là Ngành Gì