PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7 Câu 2. Tìm Câu Rút Gọn, Khôi ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • hungminhcu123logoRank
    • Maruko
    • Trả lời

      69

    • Điểm

      2036

    • Cảm ơn

      49

    • Ngữ văn
    • Lớp 7
    • 20 điểm
    • hungminhcu123 - 12:24:51 11/03/2020
    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7 Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau: a. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về! (Nguyên Hồng) b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng (Lí Lan) Câu 2. Nêu đặc điểm và cách dùng câu rút gọn . Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn (gạch chân và chú thích). Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn .(gạch chân và chú thích rõ). ----- HẾT ----- PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 – NGỮ VĂN 7 Câu 1. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… (Băng Sơn) Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải… (Xuân Diệu) Câu 2. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn? Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu rút gọn. (gạch chân và chú thích). Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu rút gọn (gạch chân và chú thích). ----- HẾT -----
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • linhlinh6796
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      4900

    • Điểm

      71085

    • Cảm ơn

      5120

    • linhlinh6796
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 22/01/2021

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 – NGỮ VĂN 7

    Câu 2

    a) câu rút gọn là:Mãi không về!

    -> khôi phục: mẹ đi mãi không về

    -> tác dụng: nhấn mạnh hành động của người mẹ, mãi không về nhà

    b) câu rút gọn là: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

    -> khôi phục: Mẹ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng

    -> tác dụng: nhấn mạnh hành động mãi không ngủ được của người mẹ

    Câu 3- cách dùng : Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước; Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người. (Rút gọn thành phần chủ ngữ)

    -đặc điểm: được rút gọn: Chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt câu

    Câu 2:

    - câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu. Từ đó tạo thành câu rút gọn.

    - cách dùng câu rút gọn

    + Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đẩy đủ nội dung câu nói

    + Không biến câu nói thành 1 câu cộc lốc, khiếm nhã

    Câu 3:

    Câu tục ngữ " Đói cho sạch,rách cho thơm " chính là một câu tục ngữ hay mang đến cho chúng ta bài học bổ ích về việc phải giữ lấy nhân cách của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn chỉ dù đói cũng phải sạch sẽ, dù rách vẫn phải thơm tho. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người phải giữ lấy nhân cách cao đẹp của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Câu tục ngữ có nội dung khuyên mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm chất thanh liêm, trong sạch, vẫn luôn thanh cao, lương thiện ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn nhất. Câu tục ngữ khuyên hãy sống lương thiện, trong sạch dù hoàn cảnh có cơ hàn, bế tắc nhất. Đó chính là cách để ta hoàn thiện nhân cách. Bằng cách gieo vần và luật bằng trắc, câu tục ngữ dễ nhớ đã khuyên chúng ta nhiều bài học thật sâu sắc và ý nghĩa.

    PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 – NGỮ VĂN 7

    Câu 1:

    - Câu rút gọn: Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

    -> Khôi phục: Mọi người ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

    - Câu rút gọn: Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

    -> Khôi phục: Ta nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

    Câu 2: Vì như thế sẽ làm câu gọn hơn,vừa dễ hiểu vừa tránh lặp các từ ngữ xuất hiện ở trước.

    Câu 3:

    Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế giữa thương người và thương thân. Cả câu tục ngữ muốn cho chúng ta thấy chúng ta hãy sống một cách thương người khác xung quanh mình cũng như thương chính bản thân mình vậy. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Thời gian vừa qua, mọi người đều cchung tay ủng hộ miền Trung sau đợt bão lũ, ngập sâu. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Tóm lại câu tục ngữ cho ta một lời khuyên rằng hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar3 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • saymethesixman102
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      2493

    • Điểm

      1197

    • Cảm ơn

      2277

    • saymethesixman102
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 11/03/2020

    Câu 1 a) câu rút gọn là: Mãi không về!

    +) khôi phục: sao mẹ đi mãi không về;

    +) tác dụng của việc rút gọn: nhấn mạnh hành động của người mẹ, mãi không về nhà

    b) câu rút gọn là:Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng;

    +) khôi phục: Mẹ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng;

    +) tác dụng của việc rút gọn: nhấn mạnh hành động mãi không ngủ được của người mẹ

    .

    Câu 3- cách dùng : Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh và tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu trước; Ngụ ý hành động lời nói trong câu là của chung mọi người. (Rút gọn thành phần chủ ngữ)

    -đặc điểm: được rút gọn: Chủ ngữ, vị ngữ, nòng cốt câu

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar3starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Các Bài Tập Về Câu Rút Gọn Lớp 7