Phiếu đăng Ký Dự Tuyển Công Chức Thuế Mới Nhất - Tin Tức Kế Toán

Phiếu đăng ký dự tuyển được ban hành kèm theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó sẽ được đính kèm trong thông báo tuyển dụng công chức của từng năm. Có thể tùy vào quy định của từng kỳ thi mà sẽ có 1 số sửa đổi nhỏ trong phiếu đăng ký. Sau đây Kế toán Hà Nội xin chia sẻ với các bạn Mẫu đăng ký dự tuyển công chức thuế và hướng dẫn cách ghi phiếu đăng ký mới nhất theo Thông báo tuyển dụng công chức năm 2019.

 >> Khai giảng Lớp ôn thi công chức uy tín. – chất lượng.

 1. Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế theo quy định mới nhất.

TẢI VỀ: TẠI ĐÂY

 – Phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế ban hành kèm theo Thông báo tuyển dụng năm 2019.

Phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế mới nhất trang 1 Phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế mới nhất trang 2

Như vậy, ta có thể thấy Phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế năm 2019 đã thay thế mục 3 “Miễn thi ngoại ngữ, tin học” bằng “Miễn thi ngoại ngữ” do năm 2019 bỏ thi môn tin học. 

 >> Xem thêm: Cấu trúc đề thi công chức thuế mới nhất.

 2. Hướng dẫn cách ghi phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế.

– Mục mã hồ sơ: Thí sinh không ghi mục này.

– Mục vị trí dự tuyển (1): ghi đúng ngạch đăng ký dự tuyển (ví dụ: Ngạch chuyên viên/kiểm tra viên thuế/chuyên viên làm công nghệ thông tin/văn thư /kiểm tra viên trung cấp thuế/cán sự làm công nghệ thông tin/văn thư trung cấp).

– Mục Đơn vị dự tuyển (2): ghi đúng tên đơn vị thí sinh dự tuyển (Cục Thuế tỉnh, thành phố…..).

– Mục THÔNG TIN CÁ NHÂN.

+ 1. Họ và tên: thí sinh ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa (ví dụ: NGUYỄN VĂN A).

+ 2.Dân tộc: ghi theo giấy khai sinh (Trường hợp giấy khai sinh của thí sinh không ghi rõ thành phần dân tộc thì ghi theo sổ hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân).

+ 3. Số CMND: thí sinh khai số chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân được cấp, sử dụng để đối chiếu với thẻ dự thi khi thí sinh tham gia thi tuyển. Trường hợp thí sinh dự thi xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân có số khác với số đã khai thì không được chấp nhận vào phòng thi.

+ 4. Điện thoại liên hệ để báo tin: thí sinh ghi rõ số điện thoại liên hệ (nếu là số điện thoại cố định phải ghi đầy đủ cả mã vùng) và email (nếu có).

+ 6. Hộ khẩu thường trú: thí sinh phải ghi đúng hộ khẩu thường trú được ghi trên sổ hộ khẩu. 

+ 7. Chỗ ở hiện nay (để báo tin): thí sinh phải ghi rõ địa chỉ hiện nay đang cư trú.

– Mục THÔNG TIN ĐÀO TẠO: Thí sinh khai lần lượt văn bằng trước, chứng chỉ sau. Lưu ý một số nội dung như sau:

+ Cột (3): Thí sinh ghi trình độ, cấp độ đào tạo: Đối với văn bằng ghi rõ TSKH/ TS/Ths/ Cử nhân/ Kỹ sư/…..Đối với chứng chỉ ghi rõ Chứng chỉ tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông/ Chứng chỉ tin học văn phòng……; Chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Chứng chỉ Anh B… .

+ Cột (4): Ghi đầy đủ cả phần số và phần chữ (nếu có)của số hiệu văn bằng,chứng chỉ.

+ Cột (5) và cột (6): Thí sinh ghi ngành đào tạo trên văn bằng, chuyên ngành đào tạo theo bảng điểm. Trường hợp bảng điểm không ghi chuyên ngành mà chỉ ghi ngành thì thí sinh chỉ khai thông tin vào cột (5).

+ Cột (7): Thí sinh ghi chính quy, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng …

+ Cột (8): Thí sinh ghi: Giỏi, Khá, Trung bình… Trường hợp thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL, IELTS và TOEIC, thí sinh phải ghi rõ cả số điểm của chứng chỉ, ví dụ  TOEFL 500; IELTS 5.5; TOEIC 500.

– Mục ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN:

Nếu thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên thì khai thông tin cụ thể theo từng trường hợp sau đây:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động;

+ Sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

+ Người dân tộc thiểu số.

Sau khi kê khai xong, người đăng ký dự tuyển phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên và ký trên từng trang của phiếu đăng ký dự tuyển.

Trên đây là phiếu đăng ký dự tuyển công chức thuế và hướng dẫn cách ghi. Ngoài phiếu đăng ký dự tuyển các bạn còn phải cần một số giấy tờ khác để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. 

Liên hệ để được tư vấn về khóa ôn thi công chức thuế 

Hotline: 0386 348 639 – Ms.Dung.

          Để được tư vấn miễn phí!

Xem thêm:

 >> Hồ sơ dự thi công chức mới nhất.

 >> Cách tính điểm thi công chức và điều kiện thi đỗ công chức.

Bài viết liên quan

  • Hướng dẫn tính thuế TNCN từ Chuyển nhượng bất động sản
  • Dịch vụ kế toán thuế tại Đáp Cầu Bắc Ninh giá rẻ chỉ từ 499K
  • Lớp học kế toán trưởng tại Đông Anh Hà Nội uy tín, giá rẻ
  • Mã số thuế Công Ty TNHH Dịch Vụ Và Phát Triển Công Nghệ Protech
  • Hướng dẫn xử lý chi phí hoa hồng môi giới
  • Trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp tại Ninh Xá Uy tín
  • Sơ đồ kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (tài khoản 511) TT133
  • Mẫu Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 133
  • Khóa học kế toán trưởng tại Bắc Giang
  • Công ty làm dịch vụ báo cáo tài chính tại Thị Cầu Bắc Ninh

Từ khóa » Cách Viết Phiếu đăng Ký Dự Tuyển Công Chức 2020