Phiếu đánh Giá Tiết Dạy Cấp Tiểu Học - Mẫu Phiếu Dự Giờ Cấp Tiểu Học

Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học - Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học 2024Phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27Tải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

HoaTieu.vn xin tổng hợp và gửi đến các bạn mẫu phiếu đánh giá tiết dạy tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành, tổng hợp mẫu hiện hành và phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27 mới nhất, giúp các thầy cô có thêm những mẫu phiếu dự giờ ở cấp tiểu học chuẩn, chính xác.

Hiện nay, việc dự giờ diễn ra khá phổ biến trong môi trường tiểu học. Mẫu phiếu dự giờ để nhận xét tiết dạy đó là rất quan trọng. Vậy, mẫu phiếu dự giờ tiểu học là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây HoaTieu sẽ cùng các bạn tìm hiểu về mẫu phiếu dự giờ tiểu học và cách nhận xét tiết dạy dự giờ.

Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học mới nhất

  • 1. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy là gì?
  • 2. Mục đích của mẫu phiếu dự giờ
  • 3. Phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27
  • 4. Mẫu phiếu dự giờ tiết dạy 2024
  • 5. Phiếu dự giờ tiểu học theo thông tư 22
  • 6. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin
  • 7. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học
  • 8. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học theo mô hình VNEN
  • 9. Cách ghi phiếu đánh giá tiết dạy
  • 10. Một số lời nhận xét khi dự giờ tiểu học

1. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy là gì?

Phiếu đánh giá tiết dạy hay còn gọi là phiếu dự giờ là mẫu nhằm đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Mẫu giúp thầy cô đang giảng dạy biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời các bạn tham khảo và tải về Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học mới nhất tại đây nhé.

2. Mục đích của mẫu phiếu dự giờ

Mẫu phiếu dự giờ tiểu học sẽ được sử dụng trong những tiết dự giờ tại các trường tiểu học, nhằm mục đích chính đó là để các thầy cô khác và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ có thể đưa ra những đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học nêu rõ các thông tin về người dạy, tiến trình hoạt động dạy và học, nêu ra những ưu và nhược điểm của tiết học cũng như các đánh giá cụ thể về tiết dự giờ và xếp loại cụ thể đối với tiết học đó.

3. Phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27

Phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27

Nội dung cơ bản của mẫu phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27 hay còn gọi là phiếu đánh giá, nhận xét tiết học mới nhất hiện nay như sau:

PHÒNG GD & ĐT: ..……...……

TRƯỜNG: ……………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY

Họ và tên sinh viên: ………………………………… Dạy môn: ………...…………………

Ngày lên lớp: ……………………..…. Buổi………………. Tiết: …………. Lớp: ……….

Tên chủ đề/bài học: ………………………………………………………………………….

Họ và tên giáo viên cùng dự: ………………………………………………………………..

Các lĩnh vực

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Xác định mục tiêu

(3 điểm)

1.1. Xác định được vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kỹ năng, yêu cầu cần đạt, nội dung cơ bản trọng tâm của tiết dạy, hoạt động giáo dục.

1.5

1.2. Đảm bảo chính xác, hệ thống, toàn diện (về kiến thức, kỹ năng; năng lực; phẩm chất)

1.5

2. Hoạt động của sinh viên

(5 điểm)

2.1. Tổ chức các hoạt động linh hoạt, hợp lý và hiệu quả.

0,5

2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy, các hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với các đối tượng học sinh.

1,5

2.3. Nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh theo đúng Thông tư 27/2020.

0,5

2.4. Khai thác nội dung dạy học, liên hệ, cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế địa phương nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

0,5

2.5. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học, tác phong sư phạm chuẩn mực, lời nói mạch lạc, truyền cảm.

1

2.6. Xử lí tốt tình huống sư phạm, phân bố thời gian hợp lý, kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong hoạt động giáo dục, học sinh khuyết tật (nếu có).

1

3. Hoạt động của học sinh

(8 điểm)

3.1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sử dụng hiệu quả; biết làm việc theo yêu cầu của giáo viên.

1

3.2. Mạnh dạn, tự tin khi hợp tác với bạn và giao tiếp trước lớp.

2

3.3. Biết đánh giá kết quả hoạt động của mình và của bạn.

1

3.4. Biết lắng nghe, tìm kiếm sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ.

2

3.5. Tích cực, chủ động làm việc cá nhân, nhóm hiệu quả.

2

4. Hiệu quả

(4 điểm)

4.1. Học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học, năng lực, phẩm chất được hình thành và phát triển.

2

4.2. Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết các vấn đề tương tự trong thực tiễn cuộc sống.

1

4.3. Các hoạt động giáo dục diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.

1

Cộng

20

Ghi chú:

Điểm chấm từng mục được làm tròn đến 1 chữ thập phân.

Loại Tốt: 18 → 20 (Các tiêu chí 1.1, 2.2, 3.5, 4.1 không bị điểm 0).

Loại Khá: 14→17,5 (Các tiêu chí 1.1, 2.2, 3.5, 4.1 không bị điểm 0).

Loại Trung bình: 10→13,5 (Các tiêu chí 1.1, 2.2, 3.5, 4.1 không bị điểm 0).

Loại Chưa đạt: dưới 10 (Hoặc một trong các tiêu chí 1.1, 2.2, 3.5, 4.1 bị điểm 0).

GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

GHI CHÚ

...................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................

....................

....................

....................

Nhận xét chung:

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

....................................................................................

........................, ngày ... tháng ... năm 2024

Người đánh giá

4. Mẫu phiếu dự giờ tiết dạy 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

Họ và tên người dạy:…… Đơn vị:……

Môn:………….Lớp:…..Tiết:…… Tiết PPCT: ……

Ngày:……… Buổi: …………

Bài dạy: ………

Họ và tên người dự:………

Chức vụ:……….Đơn vị công tác:……

I. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GVHoạt động của HSNhân xét và ghi chú của người dự giờ

II. XẾP LOẠI TIẾT DẠY

Nội dungTiêu chíĐiểm
Kế hoạch và tài liệu dạy học (tối đa 1,0 điểm/tiêu chí)Chuỗi hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được.
Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với các hoạt động của HS.
Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh hợp lý.
Hoạt động của GV (tối đa 2,0 điểm/tiêu chí)Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập hấp dẫn. Nội dung đảm bảo chính xác, logic, khoa học, làm rõ được trọng tâm.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
Nội dung đảm bảo mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của HS. Lồng ghép, tích hợp, liên hệ thực tế có tính giáo dục.
Kết quả hoạt động và thảo luận của HS được tổng hợp, phân tích đánh giá, sửa lỗi kịp thời; đảm bảo phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động.
Hoạt động của HS (tối đa 2,0 điểm/tiêu chí)Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
HS tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
HS tham gia tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập: đảm bảo kiến thức, phù hợp với từng hoạt động.
Tổng số điểm:

a) Loại Giỏi: 17,50 – 20,0 điểm; các tiêu chí 5, 7, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm; các tiêu chí còn lại phải đạt từ mức 2 tương ứng trở lên.

b) Loại Khá: 14,50 – 17,25 điểm; các tiêu chí 5, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm.

c) Loại Trung bình: 10,00 – 14,25 điểm.

d) Loại không đạt: Dưới 10,0 điểm.

Lưu ý: Trường hợp tổng điểm đạt loại Giỏi nhưng bị khống chế các tiêu chí thì xếp loại Khá; Tổng điểm đạt loại Khá nhưng bị khống chế các tiêu chí thì được xếp loại Trung bình.

Xếp loại tiết dạy: ……

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:…………

2. Khuyết điểm: ……

Giáo viên dạyHiệu trưởng/Tổ CMNgười dự giờ
(chữ ký, họ tên)(ký tên và đóng dấu)(chữ ký, họ tên)

5. Phiếu dự giờ tiểu học theo thông tư 22

Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

(Cấp tiểu học)

Họ tên người dạy:……………………………………………………………………...

Tên bài:………………………………………………………Tiết PPCT………………….

Môn:……………………Lớp:……………Tiết thứ :……………..Ngày dạy:……………….........

Họ tên người cùng dự:………………………………………………………………………...

Diễn biến bài giảng

(Theo nội dung cần trao đổi)

Nhận xét

(Ưu, nhược điểm)

1. Nhận xét chung

Các mặt

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Nhận xét

Nội dung (6 điểm)

1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm bài học.

2,5

2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học.

2,0

3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiển thể hiện tính giáo dục.

1,5

Phương pháp (10 điểm)

4. Tổ chức hoạt động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học.

2,5

5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả.

1,0

6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hoá cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học.

2,0

7. Học sinh tham gia học tập

* Chủ động, tích tực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

* Có sự tương tác, hợp tác.

3,0

8. HS được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tế.

1,0

9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định

0,5

Đánh giá

(4 điểm)

10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của GV và HS.

1,0

11. HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

1,0

12. Đạt được mục tiêu bài học.

2,0

Tổng cộng

20,0

Xếp loại

Ngày …… tháng …… năm …..….

NGƯỜI DẠY

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

(Ký, ghi rõ họ tên)

* Cách xếp loại :

+ Loại giỏi: Điểm tổng cộng đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 2,4,5,7,9, đạt điểm tối đa (Tổng cộng 9 điểm)

+ Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 13-16,5 điểm, các yêu cầu 2,4,7 đạt điểm tối đa (tổng cộng 7,5 điểm)

+ Loại trung bình: Điểm tổng cộng đạt từ 10 -12,5 điểm, các yêu cầu 2 và 4 đạt điểm tối đa (tổng cộng 4,5 điểm)

+ Yếu, kém: (dưới 10 điểm)

PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC

(Hội thi GVDG cấp trường, năm học ............)

Các lĩnh vực

Tiêu chí

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

I. Nội dung, kiến thức

(05 điểm)

1. Xác định mục tiêu đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài

1

2.Giảng dạy kiến thức cơ bản, chính xác, có hệ thống; nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực của HS

1

3. Nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh

1

4. Nội dung dạy học đảm bảo tính toàn diện

1

5.Nội dung bài học gắn với thực tế đời sống

0,5

6.Tác động đến mọi đối tượng HS, kể cả khuyết tật học hòa nhập, lớp ghép (nếu có)

0,5

II. Phương pháp, kĩ năng sư phạm

(7 điểm)

1 .PP dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lý thuyết, thực hành, luyện tập, ôn tập)

1

2. Hình thức tổ chức dạy học phù hợp; chú trọng việc tổ chức cho HS tự học, trải nghiệm, phát hiện, thực hành, vận dụng vào thực tiễn.

2

3. Phối hợp các phương pháp/kỹ thuật dạy học để phát huy tối đa hiệu quả dạy học; xử lý các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục.

2

4. Khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp có hiệu quả trong dạy học

1

5. Phân bố thời gian, tiến trình tiết dạy hợp lý, nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, phù hợp với thực tế lớp học.

0,5

6. Tác phong sư phạm, chuẩn mực, gần gủi, luôn động viên, khích lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ.

0,5

III.Đánh giá, hỗ trợ học sinh

(4 điểm)

1. Tổ chức tốt việc đánh giá thường xuyên.

1

2. Tôn trọng , đối xử công bằng/ bình đẳng; quan tâm đến mọi đối tượng HS.

1

3. Tổ chức để học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá; tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến.

1

4. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ HS trong các hoạt động.

0,5

5. GV tập trung vào khó khăn, nhiệm vụ chưa hoàn thành của từng cá nhân/nhóm học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá,...

0,5

IV.Hiệu quả

(4 điểm)

1. HS nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài học và biết vận dụng tốt; cơ bản hoàn thành nội dung tiết học

1,5

2. HS tích cực tiếp thu bài học, hứng thú, tự tin, thoải mái trong các hoạt động

1,5

3. HS biết phối hợp, làm việc cùng nhau trong các hoạt động nhóm/ lớp

1

Tổng điểm

20

Ý KIẾN CỦA GIÁM KHẢO

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................

Cách xếp loại:

- Loại tốt: Điểm tổng cộng đạt từ 18- 20, trong đó tiêu chí II.2 phải đạt 2 điểm. Mỗi tiêu chí III.1; III.2; III.3 phải đạt 1 điểm.

- Loại khá: Điểm tổng cộng đạt từ 14- 17,5 ; trong đó tiêu chí II.2 phải đạt ít nhất 1,5 điểm. Mỗi tiêu chí III.1; III.2; III.3 phải đạt 1 điểm.

Tổng điểm: …….. Xếp loại:….. ….. ngày… / …./ ...........

Giám khảo

(Ký và ghi rõ họ tên)

6. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin

PHIẾU DỰ GIỜ TIẾT DẠY CÓ ỨNG DỤNG CNTT (SỐ:………….)

Họ và tên người dạy:….…………………………………….

Đơn vị:……………………………………………………….

Môn:…………………. Lớp dạy:……… Ngày:……………

Tên bài dạy:………………………………………………..

……………………………………………………………….

Các mặt

đánh giá

Các yêu cầu đánh giá

Điểm

Nhận xét,

đề nghị

0

0,5

1

1,5

2

I. Nội dung:

1. Chính xác về khoa học bộ môn, về quan điểm tư tưởng và lập trường chính trị.

2. Đủ nội dung cơ bản và đáp ứng đầy đủ mục tiêu bài học; có tính hệ thống; nhấn mạnh đúng trọng tâm.

3. Liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho bài giảng điện tử (văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng.

II. Phương pháp

4. Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp.

5. Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; kết hợp tốt việc ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp.

III. Phương tiện

6. Kết hợp tốt việc sử dụng phương tiện cho bài giảng điện tử và các phương tiện, thiết bị dạy học khác phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp (khi cần thiết).

7. Thiết kế các slide đẹp, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn; màu sắc hài hòa, phối màu giữa phông nền và chữ hợp lý, phù hợp với nội dung; hình và cỡ chữ, kiểu chữ rõ; các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh được sử dụng hợp lý, không lạm dụng; bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng; học sinh ghi được bài.

IV. Tổ chức lớp học

8. Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu.

9. Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác giáo viên-học sinh, học sinh-giáo viên, học sinh-học sinh.

V. Kết quả

10. Việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động dạy học, tạo hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.

TỔNG SỐ ĐIỂM:……………………………. XẾP LOẠI TIẾT DẠY:…………………..…

Người dựĐơn vị công tácChữ ký

7. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY Ở CẤP TIỂU HỌC

Họ, tên người dạy:.........................................................................................................

Tên bài dạy:........................................................ Môn:.............................................

Lớp:...... Trường Tiểu học:.....................Quận, huyện.......................Tỉnh, TP....................

CÁC LĨNH VỰCTIÊU CHÍĐIỂM TỐI ĐAĐIỂM ĐÁNH GIÁ
I. KIẾN THỨC (5 ĐIỂM)1.1 Xác định được vị trí, mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản trọng tâm của bài dạy.1.2 Giảng dạy kiến thức cơ bản, có hệ thống1.3 Nội dung dạy học đảm bảo giáo dục toàn diện (về thái độ, tình cảm, thẩm mĩ)1.4 Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh.1.5 Nội dung dạy học phù hợp tâm lí lứa tuổi, tác động tới các đối tượng, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh lớp ghép (nếu có)1.6 Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời sống xung quanh của học sinh.1

10,511

0,5

II. KĨ NĂNG SƯ PHẠM (7 ĐIỂM)2.1 Dạy học đúng đặc trưng bộ môn, đúng loại bài (lí thuyết, luyện tập, thực hành, ôn tập...)2.2. Vận dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và theo hướng đổi mới.2.4. Xử lí các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng và có tác dụng giáo dục.2.5 Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả ĐDDH tự làm thiết thực, có hiệu quả.2.6 Lời giảng mạch lạc, truyền cảm; chữ viết đúng, đẹp, trình bày bảng hợp lí.2.7 Phân bố thời gian đảm bảo tiến trình tiết dạy, đạt mục tiêu của bài dạy và phù hợp với thực tế của lớp học1

2

1

0,5

1

0,51

III. THÁI ĐỘ SƯ PHẠM (3 ĐIỂM)3.1 Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, ân cần với học sinh.3.2 Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh.3.3 Kịp thời giúp đỡ học sinh có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi học sinh đều được phát triển năng lực học tập.111
IV. HIỆU QUẢ (5 ĐIỂM)4.1 Tiến trình tiết dạy hợp lí, nhẹ nhàng; các hoạt động học tập diễn ra tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học.4.2 Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài học, có tình cảm, thái độ đúng.4.3 Học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và biết vận dụng vào các bài luyện tập, thực hành sau tiết dạy.1

13

Cộng20

Xếp loại tiết dạy:....................

Loại Tốt: 18 → 20 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 không bị điểm 0).

Loại Khá: 14→17,5 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 không bị điểm 0).

Loại Trung bình: 10→13,5 (Các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 không bị điểm 0).

Loại Chưa đạt: dưới 10 (Hoặc một trong các tiêu chí 1.2, 2.1, 3.2, 4.3 bị điểm 0).

Điểm tiết dạy:..........

Xếp loại:.................

Ghi chú:

- Thang điểm của từng tiêu chí là 0; 0,5; 1. (Riêng tiêu chí 2.2 là 0; 0,5; 1; 1,5; 2, tiêu chí 4.3 là: 0; 1; 2; 3)

- Điểm về hiệu quả tiết dạy (tiêu chí 4.3) có thể thay bằng kết quả khảo sát sau tiết dạy:

Đạt yêu cầu từ 90% trở lên (3 điểm); Đạt yêu cầu từ 70% trở lên (2 điểm).

Đạt yêu cầu từ 50 trở lên (1 điểm); Đạt yêu cầu dưới 50% (0 điểm)

- Khi chấm điểm cần căn cứ vào đặc thù của từng bộ môn và từng bài dạy cụ thể để cho điểm các tiêu chí một cách linh hoạt, tránh máy móc, cứng nhắc. Một lĩnh vực vẫn có thể đạt điểm tối đa mặc dù có tiêu chí trong lĩnh vực đó không cho điểm, khi đó cần giải thích rõ và phần điểm của tiêu chí này được cộng thêm vào tiêu chí mà giáo viên đạt xuất sắc trong cùng lĩnh vực.

GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THEO TIẾN TRÌNH TIẾT DẠYGHI CHÚ

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Nhận xét chung về tiết dạy (Ưu điểm, khuyết điểm chính):

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

............................................................................................................................

Họ, tên người dự giờ.................................................

Chức vụ:....................................................................

Đơn vị công tác:........................................................

......................, ngày...........tháng.........năm........

(Ký và ghi rõ họ tên)

8. Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học theo mô hình VNEN

Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy ở cấp tiểu học

(Dùng cho Mô hình trường học mới VNEN)

Họ và tên người dạy:.......................................... Lớp:.........................................

Trường Tiểu học:................................................................................................

Môn: ..................................................................Tên bài dạy:.............................

Lĩnh vựcNội dung đánh giáĐiểm tối đaĐiểm đánh giá
1. Hoạt động của giáo viên(6 điểm)1.1. Biết kết hợp 5 bước dạy học của giáo viên và 10 bước học tập của HS.1.2. Biết sử dụng và điều chỉnh (nếu có) tài liệu HDH phù hợp đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng; Phương pháp, hình thức tổ chức lớp học hợp lý, phát huy hiệu quả các hoạt động học tập của học sinh.1.3. Bao quát được lớp học, các nhóm học tập, từng HS và hỗ trợ kịp thời khi HS có yêu cầu hoặc thấy cần thiết.1.4. Thực hiện việc đánh giá thường xuyên đối với HS, các biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khích lệ động viên học sinh hoàn thành các yêu cầu bài học; tạo điều kiện để HS được đánh giá trong nhóm và tự đánh giá.1.5. Tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập, bố trí thời gian hợp lý cho từng hoạt động; khai thác, sử dụng hợp lý các công cụ học tập trong lớp học (nếu có) để hỗ trợ hoạt động học hiệu quả.1.6. Tác phong sư phạm chuẩn mực, gần gũi, thân thiện với học sinh

1

1

1

1,5

1

0,5

2. Hoạt động củahọc sinh(10 điểm)2.1. Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ, tự giác thực hiện các bước học tập, biết sử dụng tài liệu hướng dẫn học, đồ dùng học tập hiệu quả; Biết làm việc cá nhân, mạnh dạn, tự tin hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp để giải quyết nhiệm vụ học tập.2.2. Có khả năng tự học, đánh giá kết quả đúng theo yêu cầu học tập; biết lắng nghe, tìm kiếm trợ giúp của thầy cô, bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ; biết chia sẻ kết quả học tập với bạn bè.2.2. Nhận, biết nhiệm vụ của nhóm, biết phân công, giao nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm.2.3. Sử dụng các đồ dùng, phương tiện học tập hợp lý, hiệu quả (Tài liệu HDH, Phiếu học tập, ĐD khác)2.4. Biết hợp tác và hỗ trợ các thành viên hoàn thành nhiệm vụ; trung thực, kỉ luật, đoàn kết trong nhóm, lớp.2.5. Biết tổ chức đánh giá trong nhóm và báo cáo với thầy, cô giáo về kết quả hoạt động của nhóm.

2,5

2

1

1,5

1,5

1,5

3. Hiệu quả(4 điểm)3.1. Các hoạt động day-học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.3.2. Học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.3.3. Học sinh được hình thành và phát triển một số năng lực phẩm chất

1

1,5

1,5

Cộng20

Xếp loại:...................................

- Loại Tốt: 18 đến 20 điểm (không có tiêu chí nào bị điểm 0)

- Loại Khá: 14 đến dưới 18 điểm (không có tiêu chí nào bị điểm 0)

- Loại Trung bình: 10 đến dưới 14 điểm.

- Loại Chưa đạt: dưới 10 điểm.

Điểm tiết dạy

............../20

Xếp loại: ..............................

9. Cách ghi phiếu đánh giá tiết dạy

Cách ghi phiếu đánh giá tiết dạy

Dưới đây là nội dung phiếu đánh giá tiết dạy của giáo viên trường tiểu học trên thực tế viết bằng tay theo mẫu có sẵn để thầy cô cùng tham khảo.

Cách ghi phiếu đánh giá tiết dạy

Phiếu dự giờ tiểu học theo Thông tư 27

Cách nhận xét tiết dạy dự giờ

HoaTieu xin chia sẻ cách nhận xét tiết dạy dự giờ và các điều giáo viên cần lưu ý khi đánh giá sau tiết dạy. Cụ thể như sau:

  • Các chủ thể là những người dạy sẽ có trách nhiệm cần phải nêu rõ ràng quan điểm và tự nhận xét về tiết dạy của bản thân. Những chủ thể là người dự tiết học sẽ cần nêu ưu điểm của tiết dạy, hạn chế của tiết dạy, đề xuất các biện pháp cải tiến hạn chế, xin phản hồi của người dạy.
  • Cần phải đánh giá tiết dạy theo các mức độ đạt được của quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Khi đánh giá đối với tiết dạy các chủ thể cũng sẽ cần đặt mình vào vị trí của người nghe, cảm nhận. Cần phải đưa ra những góp ý một cách bình đẳng, cầu thị, coi trọng việc học hỏi giữa các bên chứ không coi mình là người giỏi hơn. Người dự giờ cũng cần đưa ra những vấn đề cần điều chỉnh cho những người dạy.
  • Các chủ thể là những người dạy cần tập trung vào những người góp ý, những người dạy phải lắng nghe với thái độ tôn trọng, tiếp thu tất cả các ý kiến, viết lại những ý chính từ những người đóng góp, hỏi lại người góp ý, làm sáng tỏ thông tin chưa rõ ràng.
  • Sau dự giờ, những người dự giờ sẽ có trách nhiệm phải báo cáo lại kết quả dự giờ để các chủ thể là những cán bộ, giáo viên nắm bắt cụ thể về giáo viên, năng lực sư phạm và thông qua đó để có các tác động phù hợp, có dẫn chứng đầy đủ, cụ thể về trường, lớp, giáo viên, học sinh, môn học; ưu điểm có dẫn chứng cụ thể; những điều mà giáo viên sẽ cần cải thiện; kế hoạch sau dự giờ; kiến nghị cụ thể với các cấp liên quan.

10. Một số lời nhận xét khi dự giờ tiểu học

Mẫu nhận xét chung

(1) Tiết học hôm nay rất thành công. Giáo viên đã truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng, sinh động, tạo được không khí học tập sôi nổi. Học sinh tham gia tích cực, nắm vững kiến thức cơ bản.

(2) Tiết học diễn ra khá tốt. Giáo viên đã chuẩn bị bài chu đáo, sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng. Tuy nhiên, cần tăng cường tương tác với học sinh yếu hơn.

(3) Tiết học cần cải thiện. Giáo viên nên điều chỉnh tốc độ giảng bài cho phù hợp với học sinh. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá.

(4) Một tiết dạy rất chặt chẽ và logic, có sắp xếp các nội dung bài học một cách hợp lý và có liên kết. Đã có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học và độ tuổi của học sinh. Cũng đã có những phản hồi kịp thời và chính xác cho các câu trả lời của học sinh.

(5) Chuẩn bị bài giảng rất kỹ lưỡng, có sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và phù hợp với nội dung bài học. Đã tạo được sự hứng thú, tương tác và tích cực cho học sinh trong suốt tiết học. Tuy nhiên, cần chú ý đến thời gian dạy học, tránh kéo dài quá mức hoặc quá vội vã.

Mẫu tập trung vào từng khía cạnh của tiết dự giờ

- Về giáo viên: Giáo viên A có khả năng truyền cảm hứng rất tốt, giúp học sinh hứng thú với môn học. Tuy nhiên, cần chú ý hơn đến việc tạo cơ hội cho học sinh tự khám phá kiến thức.

- Về học sinh: Học sinh lớp B đã có những tiến bộ rõ rệt. Các em tích cực tham gia thảo luận nhóm và hoàn thành tốt bài tập.

- Về nội dung: Nội dung bài học được sắp xếp hợp lý, có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, một số ví dụ minh họa còn hơi đơn giản.

- Về phương pháp: Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng hiệu quả. Học sinh được tạo điều kiện để tự học, tự khám phá.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học - Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học mới nhất 2024.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

  • Bản nhận xét quá trình học tập
  • Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
  • Điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27
  • Những điểm mới trong Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học

Từ khóa » Phiếu Dự Giờ Tiểu Học Theo Thông Tư 22