Phiếu Tóm Tắt Thông Tin Cho Người Bệnh điều Trị Bệnh Lupus Ban đỏ ...
Có thể bạn quan tâm
Loading ... Loading ...
3. Bệnh lupus bao gồm các thể bệnh gì và tiên lượng theo từng thể bệnh như thế nào? Thể cấp: Tổn thương nhiều nội tạng, mức độ nặng. Thể bệnh này tiến triển nhanh và có nguy cơ tử vong. Thể mạn: Ít tổn thương nội tạng, biểu hiện nhẹ ngoài da, tiến triển chậm và tiên lượng tốt. Thể bán cấp: Trung gian giữa hai thể trên. Bệnh tiến triển từng đợt, ngày càng nặng dần. Bệnh nặng thêm nếu có thai, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, stress, lạm dụng thuốc. Thể hỗn hợp: Khi người bệnh mắc thêm một bệnh tự miễn khác kèm với bệnh lupus, ví dụ như xơ cứng bì, viêm da cơ... 4. Các tình huống cần phải nhập viện - Người bệnh được chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống ở giai đoạn bệnh ổn định có thể điều trị ngoại trú bằng một số thuốc đặc trị. - Khi người bệnh ở thể cấp, đợt bùng phát lupus, tổn thương nội tạng hoặc có triệu chứng nặng khó kiểm soát với điều trị ngoại trú như: sốt cao, đau khớp, đau cơ… thì có chỉ định nhập viện để điều trị. - Ngoài ra, người bệnh mắc các bệnh khác hoặc bị biến chứng của lupus có thể nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng… cần phải nhập viện. - Trong một số trường hợp, khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh mắc bệnh lupus và cần làm một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán, người bệnh cũng được yêu cầu nhập viện để xác định chẩn đoán và khởi động điều trị. 5. Thông tin điều trị - Với người bệnh nhập viện với đợt bùng phát của bệnh hoặc tổn thương nội tạng: + Hồi sức nội khoa khi tình trạng huyết động không ổn định + Hội chẩn các chuyên khoa liên quan để quản lí bệnh toàn diện và điều trị đa mô thức + Điều trị cụ thể theo từng cơ quan bị tổn thương - Các xét nghiệm cần thực hiện (tùy thuộc vào từng người bệnh cụ thể) + Xét nghiệm máu thường quy: công thức máu, đường huyết, chức năng gan, chức năng thận, điện giải đồ… + Xét nghiệm máu chuyên sâu: tốc độ lắng máu, CRP, bổ thể, kháng thể kháng nhân (ANA), kháng thể kháng dsDNA, kháng thể chống các kháng nguyên hòa tan, kháng thể kháng hồng cầu, kháng lympho bào, kháng tiểu cầu, kháng phospholipid, tán huyết (bilirubin gián tiếp, LDH, haptoglobin, Coombs)… + Xét nghiệm nước tiểu: đánh giá biến chứng lên thận như tổng phân tích nước tiểu, cặn Addis, soi nước tiểu, đạm niệm 24 giờ… + Xét nghiệm hình ảnh học và thăm dò chức năng: điện tim, Xquang ngực thẳng, siêu âm bụng, các xét nghiệm chuyên sâu khi có nghi ngờ bệnh lí ở từng cơ quan: siêu âm tim, điện não đồ, điện cơ, CT, MRI, sinh thiết thận… - Nguyên tắc điều trị: + Đánh giá mức độ nặng của bệnh. + Điều trị bao gồm: giai đoạn tấn công, củng cố và duy trì. + Cân nhắc cẩn thận giữa tác dụng điều trị và tác dụng phụ của mỗi loại thuốc. - Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào tổn thương tại cơ quan: + Thuốc kháng viêm không steroid: trong các trường hợp lupus kèm viêm đau khớp, sốt và viêm nhẹ các màng tự nhiên nhưng không kèm tổn thương các cơ quan lớn. Không dùng ở các người bệnh viêm thận đang hoạt động. + Hydroxychloroquine 200mg/ngày đáp ứng tốt với các trường hợp có ban, nhạy cảm với ánh sáng, đau hoặc viêm khớp, biến chứng ở mắt rất hiếm (theo dõi: khám mắt 1 lần/năm). + Liệu pháp glucocorticoid: dùng đường toàn thân. Chỉ định: lupus ban đỏ có đe dọa tính mạng như có tổn thương thần kinh, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết tán hoặc lupus ban đỏ không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn. + Các thuốc ức chế miễn dịch khác: lupus ban đỏ thể nặng có khả năng đe dọa tính mạng như viêm cầu thận cấp nặng, có tổn thương thần kinh, giảm tiểu cầu và thiếu máu huyết tán hoặc lupus không đáp ứng với corticoid hoặc xuất hiện tác dụng phụ nặng của corticoid. - Tư vấn: + Người bệnh và người nhà được bác sĩ giải thích tình trạng bệnh và thắc mắc mỗi lần thăm khám. + Người bệnh được giải thích cặn kẽ để hiểu rõ về diễn tiến của bệnh và đáp ứng điều trị. + Dặn dò nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, dự phòng nhiễm khuẩn + Dặn dò tái khám hàng tháng để đánh giá giai đoạn hoạt động bệnh, và tổn thương cơ quan + Tư vấn người bệnh về vấn đề mang thai, nguy cơ khi mang thai, biện pháp tránh thai. 6. Khi nào được xuất viện? - Khi tình trạng bệnh ổn định sau đợt cấp tính của bệnh - Cơ quan bị tổn thương trong bệnh cảnh lupus hồi phục - Bệnh đồng mắc hoặc biến chứng (ví dụ: tình trạng nhiễm trùng) ổn định - Người bệnh được giải thích rõ tình trạng bệnh, biết cách chăm sóc tại nhà, hiểu cặn kẽ về bệnh. 7. Theo dõi và tái khám ngoại trú như thế nào? - Theo dõi lâm sàng, đánh giá hoạt tính bệnh và xét nghiệm định kỳ - Dặn dò người bệnh uống thuốc đầy đủ theo toa, tái khám theo hẹn - Dặn dò người bệnh không được tự ý ngưng thuốc dù tình trạng bệnh ổn định do nguy cơ bùng phát bệnh
Phiếu tóm tắt thông tin cho người bệnh điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
09/02/2022 16:00:00
1. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (lupus) là gì? - Là một bệnh tự miễn gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể - Do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, đặc trưng bởi sự có mặt của kháng thể kháng nhân và nhiều tự kháng thể khác - Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các kháng thể thay vì tấn công vào vật lạ xâm nhập cơ thể lại tấn công vào chính các tế bào của cơ thể mình. - Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh… 2. Đặc điểm và triệu chứng bệnh lupus là gì? - Tỉ lệ mắc bệnh của nữ nhiều hơn nam giới (9:1), chủ yếu ở độ tuổi 20-30 - Các yếu tố thuận lợi gây khởi phát bệnh có thể do nhiễm trùng, chấn thương, stress, thuốc… - Bệnh khởi phát từ từ và tăng dần với một số triệu chứng như sốt dai dẳng, đau khớp… - Khi vào giai đoạn toàn phát, bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan:'Cơ quan tổn thương | Triệu chứng |
Toàn thân | Sốt dai dẳng kéo dài, mệt mỏi, gầy sút |
Cơ xương khớp | Đau khớp, viêm khớp, đau cơ, có thể gặp hoại tử xương |
Da, niêm mạc | Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt (rất thường gặp), ban dạng đĩa (gặp trong thể mạn tính), nhạy cảm với ánh sáng (cháy, bỏng, xạm da sau khi tiếp xúc với ánh nắng), loét niêm mạc miệng, niêm mạc mũi, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da |
Máu và cơ quan tạo máu | Thiếu máu do viêm, thiếu máu huyết tán, chảy máu dưới da (do giảm tiểu cầu), nhiễm trùng (do giảm bạch cầu), lách to, hạch to. |
Thần kinh | Rối loạn tâm thần, động kinh,… |
Tuần hoàn, hô hấp | Tràn dịch màng tim - màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, viêm phổi mô kẽ. Các triệu chứng hiếm gặp: viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, tê và tím đầu ngón tay (hội chứng Raynaud), viêm tắc động mạch, tĩnh mạch... |
Thận | Đạm niệu, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, suy thận… |
Các cơ quan khác | Rối loạn chức năng gan, khô mắt, khô miệng (hội chứng Sjogren)… |
Các tin đã đăng
- Phiếu tóm tắt thông tin cho người bệnh thoái hóa cột sống (04/07/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin cho người bệnh thoái hóa khớp gối (04/07/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin dành cho người bệnh viêm cột sống dính khớp(10/02/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin cho người bệnh viêm khớp gút(10/02/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin điều trị loãng xương bằng thuốc Bisphophonate truyền tĩnh mạch(10/02/2022)
- Phiếu tóm tắt thông tin dành cho người bệnh viêm khớp dạng thấp(24/01/2022)
E-Brochure Bệnh viện
Video quá trình phát triển bệnh viện
Videos chuyên đềFanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược
Bệnh viện Đại học Y Dược
Tin đọc nhiều nhất
Các Web liên kết
- Website Đại học Y Dược TP.HCM
- Website TTHL Phẫu thuật nội soi
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
- Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
- Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
- Lịch mổ
- Lịch khám bệnh
- Hội bệnh Parkinson
- Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
- Khoa Tạo hình thẩm mỹ
Thông tin từ báo chí
Loading ...Góc tri ân
Loading ...Thư viện ảnh
×Modal Header
Some text in the modal.
ĐóngTừ khóa » Chẩn đoán Lupus Ban đỏ Hệ Thống
-
BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG (Systemic Lupus Erythematosus
-
Lupus Ban đỏ Hệ Thống (SLE) - Rối Loạn Mô Cơ Xương Và Mô Liên Kết
-
Lupus Ban đỏ Hệ Thống: Chẩn đoán Miễn Dịch Và điều Trị - Dieutri.Vn
-
Lupút Ban đỏ Hệ Thống - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Lupus Ban đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Các Xét Nghiệm Trong Lab Dùng để Chẩn đoán Lupus - Vinmec
-
Chẩn đoán Và điều Trị Lupus Ban đỏ Do Thuốc ( Drug - DILE )
-
Bệnh Lupus Ban đỏ Hệ Thống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ...
-
Phác đồ Tiếp Cận Lupus Ban đỏ Hệ Thống ở Trẻ Em
-
LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG - SlideShare
-
Chẩn đoán Lupus Ban đỏ Bằng Kỹ Thuật Gì? | BvNTP
-
Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Lupus Ban đỏ Hệ Thống
-
[PDF] đặc điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Lupus Khởi
-
[PDF] Chủ Đề Sức Khỏe Về Lupus Ban Đỏ Hệ Thống ... - View PDF