Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu

Loading ... Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu – những điều cần biết

03/03/2021 10:07:00

Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là gì? Hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể có vai trò vận chuyển máu từ ngoại biên trở về tim. Các tĩnh mạch sâu là những tĩnh mạch lớn, đóng vai trò chính yếu. Vì vậy, khi huyết khối (cục máu đông) tạo lập trong lòng tĩnh mạch sâu, sẽ làm bít nghẽn dòng máu từ ngoại biên, gây ra hiện tượng ứ trệ tuần hoàn, gọi là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Nguy hiểm hơn, huyết khối có thể bị bong ra, trôi theo dòng máu và trở về tim, gây biến chứng tắc nghẽn trong tim hoặc tắc nghẽn động mạch phổi. Biến chứng này rất nguy hiểm, và có thể dẫn tới trụy tim mạch thậm chí đột tử. Những đối tượng nào dễ có nguy cơ bị HKTMS? Có rất nhiều các tình huống mà có thể dẫn tới sự tạo lập huyết khối trong tĩnh mạch gây nên bệnh HKTMS, có thể liệt kê sau đây: - Người có tiền sử bị huyết khối - Phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai đường uống, sử dụng các liệu pháp nội tiết tố thay thế - Phụ nữ đang mang thai - Các u bướu vùng chậu, bụng dưới gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch. - Hội chứng tĩnh mạch chậu bị chèn ép bởi động mạch chậu (Hội chứng May-Thurner). Đây là một nguyên nhân khá thường gặp, đang được phát hiện nhiều và được quan tâm gần đây. - Những người mắc bệnh ung thư, đặc biệt các trường hợp có hóa trị. - Sau phẫu thuật: các phẫu thuật sản phụ khoa, niệu khoa, các phẫu thuật thay khớp, các phẫu thuật mạch máu, các ca đại phẫu. - Các trường hợp phải bất động, nằm lâu như tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, ngồi tàu xe máy bay lâu... - Các trường hợp đa chấn thương - Cơ địa mắc các bệnh bẩm sinh máu dễ đông (bệnh tăng đông nguyên phát), hoặc các bệnh về máu gây tăng đông: đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, tăng yếu tố đông máu, hội chứng thận hư...(bệnh tăng đông thứ phát) Biểu hiện của bệnh HKTMS như thế nào? Bệnh thường có khởi phát đột ngột bằng triệu chứng sưng căng, phù một bên chân, kèm theo cảm giác căng tức, nhức nhối hoặc là đau đớn ở chân. Các triệu chứng khác có thể kèm theo như tê bì, mỏi nặng chân nhiều. Một số trường hợp huyết khối tạo lập nhưng không bít lòng mạch hoàn toàn, người bệnh có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì, dẫn đến tình trạng bệnh không được phát hiện và điều trị. Cục huyết khối có thể bong ra và trôi theo dòng máu về tim dẫn đến biến chứng thuyên tắc phổi và đột tử. Triệu chứng của thuyên tắc phổi do cục máu đông bít nghẽn thường là đau ngực đột ngột, khó thở, tím tái, có thể dẫn tới sốc trụy tim mạch nhanh chóng và tử vong nếu không kịp cứu chữa. Các phương tiện nào để giúp chẩn đoán HKTMS? HKTMS có thể dễ dàng được chẩn đoán bằng siêu âm mạch máu. Các trường hợp huyết khối nhiều và lên cao trong vùng bụng chậu, chụp CT Scan mạch máu là cần thiết để cho chẩn đoán và điều trị đúng cách. Các bác sĩ sẽ làm gì để điều trị HKTMS? Khi nào cần phẫu thuật? Điều trị nội khoa là điều trị đầu tiên và liên tục, được khởi phát bằng các thuốc kháng đông (làm cho máu khó đông) đường uống hoặc đường tiêm chích. Các thuốc này thường được duy trì kéo dài 3-6 tháng, thậm chí lâu hơn tùy tình huống. Người bệnh được khuyên nghỉ ngơi, nằm kê chân cao, hạn chế đi lại ít nhất 1 tuần. Trong tình huống huyết khối lên cao trong các tĩnh mạch lớn vùng chậu đùi, các can thiệp thủ thuật, phẫu thuật nhằm lấy bỏ huyết khối được áp dụng để tái phục hồi nhanh chóng dòng máu tĩnh mạch và tránh di chứng lâu dài sau này. Các biện pháp nội mạch như nong bóng đặt stent cũng được áp dụng để sửa chữa các chỗ tĩnh mạch bị hẹp hoặc bị chèn ép. Theo dõi sau khi điều trị? Phòng ngừa tái phát? Các thuốc kháng đông thường được dùng kéo dài, do đó người bệnh cần tái khám đều đặn và đúng hẹn để theo dõi, tránh để xảy ra hiện tượng thuốc kém tác dụng, hoặc quá tác dụng gây chảy máu xuất huyết. Vì đặc điểm bệnh HKTMS dễ tái phát, nên người bệnh cũng cần phải lưu ý, khi có bất kì biểu hiện lạ nào ở chân, hoặc có những triệu chứng mệt, tức ngực, khó thở... thì cần phải tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mạch máu để xử trí kịp thời. Ghi chú: Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ điều trị sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Các tin đã đăng

  • Phiếu thông tin bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới(11/07/2024)
  • Phiếu thông tin bệnh bướu giáp nhân lành tính(11/07/2024)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị dị dạng mạch máu ngoại biên(29/06/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bệnh lõm ngực bẩm sinh(29/06/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị phẫu thuật rút thanh nâng ngực lõm(29/06/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị tràn khí màng phổi tự phát bằng dẫn lưu màng phổi tối thiểu(03/03/2021)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Sốc Chèn ép Tim