Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Suy Tim - Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Loading ... Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị suy tim

11/02/2022 09:41:00

1. Thế nào là suy tim? - Tim hoạt động như một máy bơm, có vai trò hút máu về tim, sau đó bơm máu ra ngoài để tưới máu các cơ quan (não, gan, thận,…) - Suy tim là tình trạng tim không thể bơm máu đi khắp cơ thể một cách bình thường như yêu cầu. Nói cách khác, tim của bạn không thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để cơ thể bạn hoạt động bình thường. - Nguyên nhân thường do bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim, hay bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, cường giáp, thiếu máu,… 2. Triệu chứng suy tim - Suy tim đặc trưng bởi một số triệu chứng do ứ đọng lượng dịch trong cơ thể và giảm lưu lượng máu, gồm 3 triệu chứng chính là phù (do ứ dịch), khó thở và mệt. - Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng: Suy tim độ I → II → III → IV 3. Theo dõi tình trạng suy tim như thế nào? - Giảm cân nặng (Béo phì) - Không hút thuốc - Giảm rượu bia - Tăng vận động - Trao đổi với BS khi dùng thuốc ngoài toa 4. Theo dõi triệu chứng suy tim - Tôi có hít thở bình thường không? - Tôi có ho nhiều hơn không? - Tôi có uống nhiều thuốc hơn để ngủ đêm qua? - Cân nặng mỗi sáng (sau khi đi tiểu và trước ăn sáng), ghi lại và sổ? - Tăng hay giảm bao nhiêu so với ngày hôm qua/ tuần trước? 5. Theo dõi huyết áp, tần số tim - Nghỉ ngơi 3 đến 5 phút trước khi đo. - Không hút thuốc, không uống cà phê hay rượu ít nhất 30 phút trước khi đo. - Khi đo huyết áp, hãy ngồi đặt chân trên sàn, tựa lưng và cánh tay, và cánh tay ở ngang mức tim. Không nói chuyện khi đo. - Tốt nhất là đo huyết áp ở tay không thuận (nghĩa là đo tay trái nếu bạn thuận tay phải). - Lý tưởng, hãy đo 2 lần cách nhau 1-2 phút, và ghi trị số lần thứ hai, đo một lần buổi sáng và một lần buổi chiều tối. 6. Theo dõi cân nặng - Sử dụng cùng 1 chiếc cân, đặt trên mặt phẳng cứng - Cân vào mỗi buổi sáng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống - Cân với cùng lượng quần áo trên người - Ghi lại cân nặng hàng ngày thật chính xác 7. Các xét nghiệm cần thực hiện là gì? - Các xét nghiệm thường quy và xét nghiệm để theo dõi suy tim (cho tất cả bệnh nhân suy tim): Đường máu lúc đói, ure, creatinin, ion đồ, bilan lipid máu, acid uric máu, men gan, phân tích tế bào máu, NT pro BNP (hay BNP), tổng phân tích nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm tim, XQuang ngực thẳng. - Các xét nghiệm, phương pháp xâm lấn tìm nguyên nhân suy tim: Chức năng tuyến giáp, Chụp mạch vành, MRI tim,… 8. Điều trị suy tim như thế nào? - Thay đổi lối sống: Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, có chế độ ăn lành mạnh, giảm lượng nước uống vào cơ thể, có chế độ vận động thể lực hợp lý, … - Tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, phục hồi chức năng tim mạch - Biết nhận biết các triệu chứng suy tim nặng lên để có thái độ xử trí kịp thời

Các tin đã đăng

  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị thăm dò điện sinh lý tim và cắt đốt(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn (1 buồng, 2 buồng)(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị nhồi máu cơ tim(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị tăng huyết áp(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bệnh cơ tim(14/01/2022)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Suy Tim Tăng Huyết áp