Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Ung Thư Phổi

Loading ... Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư phổi

02/03/2021 20:43:00

1. ĐẠI CƯƠNG - Ung thư phổi là một trong 3 ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên toàn thế giới. Số liệu tại Việt Nam cho thấy, năm 2012 ung thư phổi đứng hàng thứ hai chỉ sau ung thư gan. Ước tính mỗi năm nước tatrên 26.000 trường hợp mới mắc và tử vong khoảng gần 23.000 người. - Ung thư phổi được chia thành hai nhóm chính là ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 10-15% và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm khoảng 85%.
  • Các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi không tế bào nhỏ:
- Nguyên nhân đầu tiên gây ung thư phổi phải kể đến là việc hút thuốc lá. Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 10 đến 30 lần so với người không hút. Ngoài ra nguy cơ mắc ung thư phổi cũng cao ở người phải thường xuyên hít khói thuốc của người khác (hút thuốc thụ động). - Làm nghề tiếp xúc trực tiếp với chất cách nhiệt thạch miên (amiante/ asbestos). - Bụi khí phóng xạ radon (môi trường hầm mỏ). - Nhiễm vi rút bướu nhú (HPV). - Ô nhiễm không khí - Di truyền. - Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao do bệnh thường chẩn đoán vào giai đoạn muộn nên cần tăng cường hoạt động tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi. 2. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ PHỔI: Tùy vào vị trí tổn thương trong lồng ngực, cũng như mức độ lan rộng của bệnh mà các dấu hiệu cũng như các tình huống khiến người bệnh đi khám bệnh sẽ khác nhau: - Ho kéo dài. - Ho ra máu. - Thở rít, khó thở. - Nhiễm trùng hô hấp. - Đau ngực, đau vai và cánh tay. - Khàn tiếng. - Phù mặt. - Khi bệnh ở giai đoạn muộn: di căn đến não gây nhức đầu, buồn nôn – nôn hoặc đau xương khi di căn đến xương ... Các xét nghiệm giúp chẩn đoán, xếp giai đoạn và tiên lượng: - Xét nghiệm máu: CEA, Cyfra 21.1, NSE - Nội soi phế quản - Sinh thiết bướu hoặc hạch cổ. - X quang ngực - Chụp cắt lớp vi tính ngực – bụng - chậu - PET – CT - Xạ hình xương - MRI não 3. ĐIỀU TRỊ: - Điều trị triệt căn: Nhằm mục tiêu chữa khỏi cho giai đoạn sớm, phẫu thuật và xạ trị là hai phương pháp điều trị chính. - Điều trị kiểm soát bệnh: Nhằm mục tiêu kiểm soát bệnh, cải thiệt chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống còn cho người bệnh được áp dụng cho giai đoạn tiến xa. Phương pháp điều trị chủ yếu cho giai đoạn này là điều trị toàn thân bao gồm: Hóa trị với các thuốc gây độc tế bào, điều trị nhắm trúng đích, điều trị miễn dịch... 4. PHÁC ĐỒ THƯỜNG SỬ DỤNG VÀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ KÈM THEO: a. Người bệnh có đột biến EGFR: Điều trị Gefitinib 250mg/ngày; Erlotinib 150 mg/ngày; Afatinib 30-40mg/ ngày; Osimertinib 80mg/ngày.
Các tác dụng Xử trí
Phát ban, khô da hoặc ngứa da Thoa kem dưỡng ẩm
Tiêu chảy Uống nhiều nước, Ăn và uống số lượng nhỏ nhiều lần Tránh các thực phẩm giàu chất xơ Sử dụng thuốc kiểm soát tiêu chảy theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị
b.Người bệnh không có đột biến để sử dụng thuốc nhắm đích, nhưng có tăng biểu hiện PD-L1>50%: Điều trị liệu pháp miễn dịch với Pembrolizumab 200mg mỗi 3 tuần. Các tác dụng phụ: - Tiêu chảy. - Ngứa, phát ban. - Đau khớp. - Cảm giác mệt. - Cảm giác ít đói bụng. - Ho. - Viêm ruột, tuyến giáp, tuyến yên, phổi. - Nôn – buồn nôn, sốt, táo bón, đau đầu. c. Người bệnh không có đột biến và biểu hiện PD-L1< 50%: Điều trị với thuốc hóa trị như Gemcitabine 1250mg/m2 ngày 1 – ngày 8 và Cisplatin 75mg/m2 ngày 1 mỗi 3 tuần, Paclitaxel 200mg/m2 ngày 1 và Carboplatin AUC 6 ngày 1 mỗi 3 tuần... Những bệnh nhân này có thể phối hợp thêm với Pembrolizumab để tăng hiệu quả điều trị.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị hoá trị Xử trí
Giảm bạch cầu Giữ vệ sinh cá nhân, chăm sóc da và răng miệng, tránh đám đông và người bị bệnh cảm cúm. Liên hệ nhân viên y tế khi sốt trên 380 C hoặc lạnh run…
Giảm tiểu cầu Tránh va chạm, tránh táo bón, vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm. Tránh sử dụng vài loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu như aspirin, ibuprofen... Nên tham khảo thêm nhân viên y tế khi sử dụng thuốc
Rụng tóc Bảo vệ da đầu bằng mũ, khăn quàng cổ hoặc đội tóc giả trong thời tiết lạnh. Che đầu hoặc thoa kem chống nắng vào những ngày nắng. Bôi dầu khoáng lên da đầu để giảm ngứa. Nếu bị rụng lông mi và lông mày nên bảo vệ mắt khỏi bụi bằng mũ và kính có gọng rộng.
Nôn và buồn nôn Người bệnh đã có thuốc chống nôn trước, trong và sau điều trị Uống nhiều nước Ăn và uống số lượng nhỏ nhiều lần
Táo bón hoặc tiêu chảy Uống nhiều nước, ăn và uống số lượng nhỏ nhiều lần
Dị ứng Cần liên hệ ngay nhân viên y tế
Tê hoặc dị cảm ngón tay hoặc ngón chân Cẩn thận với các vật dụng sắc nhọn, lạnh hoặc nóng Thông báo nhân viên y tế cho lần thăm khám sau.

Các tin đã đăng

  • Phiếu thông tin bệnh ung thư bàng quang(04/07/2024)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư gan (29/04/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư tuyến tiền liệt (29/04/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư vú(02/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư trực tràng(02/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị ung thư dạ dày(02/03/2021)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Phiếu Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Phổi