Phiếu Tóm Tắt Thông Tin điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Do Vỡ Giãn Tĩnh ...

Loading ...
  • Current
Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tĩnh mạch phình vị

11/02/2022 16:06:00

1. Định nghĩa

- Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tĩnh mạch phình vị là tình trạng chảy máu xảy ra đột ngột do vỡ các búi tĩnh mạch bị giãn hiện diện ở thực quản hoặc vùng đáy dạ dày. Nguyên nhân gây giãn các tĩnh mạch này là do tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường xảy ra khi người bệnh bị xơ gan. - Đây là tình trạng cấp cứu nặng, cần phải nhập viện ngay nếu không có thể gây tử vong tại nhà.

2. Triệu chứng - Nôn ra máu đỏ tươi đột ngột - Tiêu phân đen hoặc có khi tiêu phân máu đỏ bầm nếu chảy máu lượng nhiều - Da nhợt nhạt do thiếu máu cấp - Ngất xỉu hoặc chóng mặt - Kết hợp dấu hiệu của bệnh xơ gan như vàng da, cổ trướng, phù chân… 3. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản - Dựa trên các triệu chứng biểu hiện đã nêu ở trên, người bệnh đã biết hoặc chưa biết bị xơ gan từ trước. - Xét nghiệm máu: công thức máu, đặc biệt là huyết sắc tố (Hb) đánh giá thiếu máu, xét nghiệm chức năng gan, thận để đánh giá độ nặng và tiên lượng bệnh. - Nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp chính xác để chẩn đoán tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tĩnh mạch phình vị. - Một số trường hợp cần thêm các xét nghiệm và kỹ thuật chuyên sâu đề chẩn đoán xác định và đánh giá độ nặng của bệnh. 4. Điều trị - Truyền máu (hồng cầu lắng) và dịch Natrichlorid đẵng trương để bù lại lượng máu bị xuất huyết gây tụt huyết áp và thiếu thể tích dịch lưu thông trong hệ tuần hoàn. - Kháng sinh dự phòng nhiễm trùng. - Thuốc co mạch làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Octreotide, Terlipressin. - Nội soi thực quản dạ dày càng sớm càng tốt để cầm máu bằng cách thắt các búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su hoặc chích chất keo sinh học (Histoacryl) vào tĩnh mạch phình vị. - Phương pháp điều trị khác có thể thực hiện trong trường hợp chảy máu mà không cầm máu được bằng nội soi can thiệp như: + Phương pháp đặt TIPS (Transjugular intrahepatic portosystemic shunt) là một phương pháp tạo đường thông giữa hệ mạch máu cửa và tĩnh mạch chủ trong gan. + Chụp X quang mạch máu tìm vị trí chảy máu để gây tắc mạch máu đang chảy trong trường hợp xuất huyết không thể cầm được bằng các phương pháp khác. 5. Phòng ngừa chảy máu tái phát sau khi bị xuất huyết - Người bệnh cần được theo dõi định kỳ sau khi xuất viện và sử dụng các thuốc phòng ngừa chảy máu tái phát như thuốc propranolol hoặc carvedilol. Các thuốc này phải uống liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ. - Người bệnh phải được nội soi thực quản dạ dày định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản hoặc tĩnh mạch phình vị để có kế hoạch dự phòng tiếp theo. - Tuân thủ việc tái khám và theo dõi điều trị xơ gan để hạn chế các biến chứng tái xuất hiện.

Các tin đã đăng

  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày - tá tràng(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị nhiễm trùng dịch báng(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt điều trị bệnh viêm tụy cấp(11/02/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bệnh não gan(11/02/2022)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẫm Mỹ Da
  • Khoa Tạo hình Thẫm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Sơ đồ Tĩnh Mạch Cửa