Phiếu Tóm Tắt Viêm đường Mật - Bệnh Viện Đại Học Y Dược

Nguyên nhân viêm đường mật?

Sự tắc nghẽn ống mật có thể do nhiều nguyên nhân:

- Sỏi đường mật

- Hẹp đường mật

- U đầu tụy, hạch chèn ép đường mật

- U Vater, u đoạn cuối ống mật chủ, u rốn gan… Các xét nghiệm cần làm là gì ?

- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng nhiễm trùng, tắc mật, suy các cơ quan. Công thức máu, Bilirubin máu, AST, ALT, GGT, Ure, Creatinin, Amylase,…

- Siêu âm bụng: đánh giá đường mật (sỏi, u, giãn đường mật,…)

- CT- Scan bụng: đánh giá đường mật (sỏi, u, giãn đường mật…) khi chức năng thận ổn định

- MRI đường mật: đánh giá đường mật (sỏi, u, giãn đường mật…)

Phương pháp điều trị viêm đường mật? Nội khoa phối hợp ngoại khoa - Nội khoa: kháng sinh, giảm đau, kháng viêm. - Ngoại khoa nhầm dẫn lưu đường mật giải áp, điều trị nguyên nhân: nội sôi mật tụy ngược dòng (ERCP), dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da (PTBD), phẫu thuật. 1.Quy trình tiếp nhận và điều trị:

Trước mổ (ngày nhập viện):

- BS điều trị hỏi bệnh sử, thăm khám, làm xét nghiệm và cận lâm sàng liên quan

- Xét nghiệm máu: Creatinine, GOT, GPT, Bilirubin TP, Bilirubin LH, Lipase hoặc Amylase, Albumin, ion đồ, TPTTBM, đông máu (TQ, TCK, Fibrinogen), nhóm máu, viêm gan B, C, HIV

- Chụp XQ ngực

- Siêu âm bụng

- CT scan bụng hoặc MRI gan mật nếu cần

- Khám tiền mê, chu phẫu, các chuyên khoa liên quan (tim mạch, nội tiết, hô hấp…)

- BS tiền mê sẽ giải thích các vấn đề liên quan đến gây mê

- Lên lịch mổ nếu nguyên nhân viêm đường mật cần can thiệp ngoại khoa

- BS điều trị giải thích bệnh, phương pháp điều trị, nguy cơ tai biến, biến chứng phẫu thuật và kí cam kết phẫu thuật

- Điều dưỡng dặn dò chế độ ăn uống, 1 vài loại thuốc cần ngưng nếu có.

- BS đánh dấu vùng mổ.

Ngày phẫu thuật:

- Thường là ngày thứ 2 nhập viện nếu không có các vấn đề nội khoa cần điều chỉnh

- Chuyển khu phòng mổ (lầu 2) khi có phòng mổ

- Thay đồ phẫu thuật

- Vào phòng mổ

- Gây mê

- Phẫu thuật

- Chuyển phòng hồi tỉnh

- Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: khoảng 2 – 6 tiếng

- Chuyển khoa ngoại khi tình trạng ổn.

Sau phẫu thuật:

- NB thường được xuất viện sau phẫu thuật từ 1 đến 7 ngày tuỳ phương pháp mổ và tình trạng bệnh.

- Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật

+ Buồn nôn, nôn, chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc gây mê

+ Đau vết mổ

+ Sốt …

- Khuyến khích vận động, đi lại sớm

- Có thể uống nước yến, ăn cháo sau mổ 6 giờ

- NB có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 tuần: đi xe, chạy bộ, nâng vật nặng

- Cắt chỉ sau 1 tuần – 10 ngày

- Tái khám và gặp lại BS phẫu thuật sau 3 tuần

2.Theo dõi và biến chứng sau mổ:

- Chảy máu

- Nhiễm khuẩn vết mổ

- Tụ dịch, áp xe tồn lưu

- Viêm đường mật nặng hơn

- Tắc nghẽn ống dẫn lưu mật

- Viêm tuỵ cấp nếu làm ERCP

- Thủng tạng rỗng

- Tràn dịch màng phổi

Khi nào cần gọi cho bác sĩ của bạn:

- Sốt cao liên tục trên 39 độ

- Đau bụng nhiều

- Buồn nôn, nôn

- Chướng bụng

- Chảy máu

- Lạnh run

- Ho kéo dài, khó thở

- Lạnh run

- Sưng đỏ, chảy mủ vết mổ

- Không thể ăn uống

- Khi bạn có bất kì câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến việc hồi phục của bạn.

Từ khóa » đọc Mri đường Mật