Phím Tắt + 152 Lệnh Tắt Trong Autocad- Tổng Hợp - KHS 247

Autocad là 1 phần mềm rất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề như kiến trúc – xây dựng, điện nước ME, chế tạo cơ khí, chế tạo máy… Để nắm bắt được phần mềm nhanh nhất bạn cần học các thao tác nhanh. Bài viết dưới đây tổng hợp các phím tắt và các nhóm lệnh lệnh tắt trong Autocad tất cả các phiên bản cũ mới như: Autocad 2007, Autocad 2010, Autocad 2013 – 2014 – 2015 đến các phiên bản mới như Autocad 2018 – 2019 – 2020 -2021…

Lệnh tắt trong Autocad

Cách đổi lệnh tắt trong Autocad

Có rất nhiều cách để đổi lệnh tắt trong Autocad, tuy nhiên theo mình cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng như sau:

Bật chương trình Autocad, vào mục Manage -> Chọn Edit Aliases -> Chọn Edit Aliases.

Cách đổi lệnh tắt trong Autocad

Cách đổi lệnh tắt trong Autocad

File Acad.pgp – là file chứa các lệnh tắt Autocad sẽ được mở ra bằng phần mềm Notepad. Bạn có thể tìm nhanh các lệnh cần sửa đổi bằng cách nhấn tổ hợp Ctrl+F, nhập tên lệnh cần tìm vào ô trống, sau đó nhấn Find Next để tìm kiếm.

Sửa đổi lệnh trong file Acad

Sửa đổi file Acad lệnh tắt trong Autocad

Mỗi lệnh tắt được đặt theo cú pháp như sau:

Tên lệnh tắt, theo sau là 1 dấu phẩy (,), 1 khoảng tab để phân cách lệnh và lệnh gốc, tiếp theo đến 1 dấu * và cuối cùng là lệnh gốc.

  • Ví dụ: A, *ARC

Bạn có thể sửa ngay lệnh tắt hoặc thêm mới 1 dòng bên dưới áp dụng theo đúng cú pháp như trên. Sau khi thay đổi các lệnh tắt mong muốn, bạn cần lưu file lại bằng cách vào File -> chọn Save.

Để lệnh tắt trong Autocad mới sửa được áp dụng ngay thì bạn cần gõ lệnh reinit, nhấn enter, chọn ô PGP File, nhấn OK. Khi đó bạn đã dùng được ngay lệnh tắt mới đã được định nghĩa.

Nội dung file Acad.pgp

Bạn có thể tham khảo nội dung các lệnh tắt trong Autocad – file Acad.pgp của phiên bản Autocad 2018 mặc định tại đây:

Đối với các phiên bản cũ, bạn có thể vào mục Express -> Chọn Tool -> Chọn Command Alias Editor… như hình sau:

Sửa lệnh tắt trong Autocad cho các phiên bản cũ

Sửa lệnh tắt trong Autocad cho các phiên bản cũ

Xuất hiện 1 bảng mới như sau:

Bảng Acad trong Autocad Alias Editor

Bảng Acad trong Autocad Alias Editor

Bạn có thể Add / Remove / Edit các lệnh tắt trong Autocad tùy ý, sau đó nhấn Apply hoặc OK để lưu lại!

Các lệnh tắt thông dụng nhất trong Autocad

Nhóm lệnh Autocad quản lý

  • CH /PR – PROPERTIES: Hiệu chỉnh thông số kỹ thuật
  • LA – Layer : Quản lý hiệu chỉnh layer
  • OP – Options : Quản lý cài đặt mặc định
  • SE – Settings : Quản lý cài đặt bản vẽ hiện hành
  • MVSetup: Thiết lập các thông số kỹ thuật của một bản vẽ.

Nhóm lệnh Autocad vẽ hình khối cơ bản

  • A – Arc : Lệnh vẽ cung tròn
  • C – Circle : Lệnh vẽ đường tròn
  • L – Line : Lệnh vẽ đoạn thẳng
  • El – Ellipse : Lệnh vẽ hình Elip
  • Pl – Polyline : Lệnh vẽ vẽ đa tuyến (các đoạn thẳng liên tiếp)
  • Pol – Polygon : Lệnh vẽ đa giác đều
  • Rec – Rectang : Lệnh vẽ hình chữ nhật

Nhóm lệnh Autocad Dim kích thước

  • D – Dimension : Lệnh quản lý và tạo kiểu DIM kích thước
  • DLI – Dimlinear : Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
  • DAL – Dimaligned : Ghi kích thước xiên
  • DAN – Dimangular : Ghi kích thước góc
  • DBA- Dimbaseline : Ghi kích thước song song
  • DCO – Dimcontinue : Ghi kích thước nối tiếp
  • DDI – DimDiameter : Ghi kích thước đường kính
  • DRA – Dimradius : Ghi kích thước bán kính

Nhóm lệnh Autocad cho in ấn

  • PRE – PREVIEW: Hiển thị chế độ xem 1 bản vẽ trước khi đa ra in
  • PRINT – PLOT: Đưa ra hộp thoại từ đó có thể vẽ 1 bản vẽ bằng máy vẽ, máy in hoặc file
  • MVIEW: Tạo và kiểm soát các chế độ xem bố cục.

Nhóm lệnh tắt trong Autocad khác

  • T – MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
  • Co – Copy : Sao chép đối tượng
  • M – Move : lệnh AutoCAD di chuyển đối tượng
  • Ro – Rorate : Xoay đối tượng
  • P – Pan : Di chuyển tầm nhìn trong model
  • Z – Zoom : Phóng to thu nhỏ tầm nhìn
  • SC – SCALE: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ

Tổng hợp 152 lệnh tắt trong Autocad

Các lệnh tắt trong Autocad được diễn giải theo cú pháp: Số thứ tư. Tên lệnh tắt – Tên lệnh : Nội dung, các lệnh được liệt kê như sau:

  • 1. 3A – 3DARRAY: Tạo ra 1 mạng 3 chiều tùy chọn
  • 2. 3DO -3DORBIT: Xoay đối tượng trong không gian 3D
  • 3. 3F – 3DFACE: Tạo ra 1 mạng 3 chiều
  • 4. 3P- 3DPOLY: Tạo ra 1 đa tuyến bao gồm các đoạn thẳng trong không gian 3 chiều
  • 5. A- ARC: Vẽ cung tròn
  • 6. ADC- ADCENTER: Quản lý và chèn nội dung như block, xrefs và các mẫu hatch.
  • 7. AA -AREA : Tính diện tích và chu vi 1 đối tượng hay vùng được xác định
  • 8. AL – ALIGN: Di chuyển và quay các đối tượng để căn chỉnh các đối tượng khác bằng cách sử dụng 1, 2 hoặc 3 tập hợp điểm
  • 9. AP – APPLOAD: Đưa ra hộp thoại để tải và hủy tải AutoLisp ADS và các trình ứng dụng ARX
  • 10. AR – ARRAY : Tạo ra nhiều bản sao các đối tượng được chọn
  • 11. ATT – ATTDEF: Tạo ra 1 định nghĩa thuộc tính
  • 12. ATT – ATTDEF: Tạo các thuộc tính của Block
  • 13. ATE – ATTEDIT: Hiệu chỉnh thuộc tính của Block
  • 14. B – BLOCK: Tạo Block
  • 15. BO – BOUNDARY: Tạo đa tuyến kín
  • 16. BR – BREAK: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn
  • 17. C – CIRCLE: Vẽ đường tròn bằng nhiều cách
  • 18. CH – PROPERTIES: Hiệu chỉnh thông số kỹ thuật
  • 19. CH – CHANGE: Hiệu chỉnh text, thay đổi
  • 20. CHA – ChaMFER: Vát mép các cạnh
  • 21. COL – COLOR: Xác lập màu dành cho các đối tượng được vẽ theo trình tự
  • 22. CO, CP – COPY: Sao chép đối tượng
  • 23. D – DIMSTYLE: Tạo ra và chỉnh sửa kích thước ở dòng lệnh
  • 24. DAL – DIMALIGNED: Ghi kích thước thẳng có thể căn chỉnh được
  • 25. DAN – DIMANGULAR: Ghi kích thước góc
  • 26. DBA – DIMBASELINE: Ghi kích thước song song
  • 27. DCE – DIMCENTER: Tạo ra 1 điểm tâm hoặc đường tròn xuyên tâm của các cung tròn và đường tròn
  • 28. DCO – DIMCONTINUE: Ghi kích thước nối tiếp
  • 29. DDI – DIMDIAMETER: Ghi kích thước đường kính
  • 30. DED – DIMEDIT: Chỉnh sửa kích thước
  • 31. DI – DIST: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm
  • 32. DIV – DIVIDE: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
  • 33. DLI – DIMLINEAR: Tạo ra kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
  • 34. DO – DONUT: Vẽ các đường tròn hay cung tròn được tô dày hay là vẽ hình vành khăn
  • 35. DOR – DIMORDINATE: Tạo ra kích thước điểm góc
  • 36. DOV – DIMOVERRIDE: Viết chồng lên các tuyến hệ thống kích thước
  • 37. DR – DRAWORDER: Thay đổi chế độ hiển thị các đối tượng và hình ảnh
  • 38. DRA – DIMRADIUS: Tạo ra kích thước bán kính
  • 39. DS – DSETTINGS: Hiển thị Draff Setting để đặt chế độ cho Snap end Grid, Polar tracking
  • 40. DT – DTEXT: Vẽ các mục văn bản (hiển thị văn bản trên màn hình giống như là nó đang nhập vào)
  • 41. DV – DVIEW: Xác lập phép chiếu song song hoặc các chế độ xem cảnh
  • 42. E – ERASE: Xoá đối tượng
  • 43. ED – DDEDIT: Đa ra hộp thoại từ đó có thể chỉnh sửa nội dung văn bản; định nghĩa các thuộc tính
  • 44. EL – ELLIPSE: Vẽ hình elip
  • 45. EX – EXTEND: Kéo dài đối tượng
  • 46. EXIT – QUIT: Thoát khỏi chương trình
  • 47. EXP – EXPORT: Lưu bản vẽ sang dạng file khác
  • 48. EXT – EXTRUDE: Tạo khối từ hình 2D
  • 49. F – FILLET: Nối hai đối tượng bằng cung tròn
  • 50. FI – FILTER: Đưa ra hộp thoại từ đó có thể đa ra danh sách để chọn đối tượng dựa trên thuộc tính của nó
  • 51. G – GROUP: Đưa ra hộp thoại từ đó có thể tạo ra một tập hợp các đối tượng được đặt tên
  • 52. G -GROUP: Chỉnh sửa tập hợp các đối tượng
  • 53. GR – DDGRIPS: Hiển thị hộp thoại qua đó có thể cho các hoạt động và xác lập màu cũng như kích cỡ của chúng
  • 54. H – BHATCH: Tô vật liệu
  • 55. H -HATCH: Định nghĩa kiểu tô mặt cắt khác
  • 56. HE – HATCHEDIT: Hiệu chỉnh của tô vật liệu
  • 57. HI – HIDE: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất
  • 58. I – INSERT: Chèn một khối được đặt tên hoặc bản vẽ vào bản vẽ hiện hành
  • 59. I -INSERT: Chỉnh sửa khối đã được chèn
  • 60. IAD – IMAGEADJUST: Mở ra hộp thoại để điều khiển độ sáng tương phản, độ đục của hình ảnh trong cơ sở dữ liệu bản vẽ
  • 61. IAT – IMAGEATTACH: Mở hộp thoại chỉ ra tên của hình ảnh cũng như tham số
  • 62. ICL – IMAGECLIP: Tạo ra 1 đường biên dành cho các đối tượng hình ảnh đơn
  • 63. IM – IMAGE: Chèn hình ảnh ở các dạng khác vào 1 file bản vẽ AutoCad
  • 64. IM -IMAGE: Hiệu chỉnh hình ảnh đã chèn
  • 65. IMP – IMPORT: Hiển thị hộp thoại cho phép nhập các dạng file khác vào AutoCad
  • 66. IN – INTERSECT: Tạo ra phần giao của 2 đối tượng
  • 67. INF – INTERFERE: Tìm phần giao của 2 hay nhiều cố thể và tạo ra 1 cố thể tổng hợp từ thể tích chung của chúng
  • 68. IO – INSERTOBJ: Chèn 1 đối tượng liên kết hoặc nhúng vào AutoCad
  • 69. L – LINE: Vẽ đường thẳng
  • 70. LA – LAYER: Tạo lớp và các thuộc tính
  • 71. LA – LAYER: Hiệu chỉnh thuộc tính của layer
  • 72. LE – LEADER: Tạo ra 1 đường kết nối các dòng chú thích cho một thuộc tính
  • 73. LEN – LENGTHEN: Thay đổi chiều dài của 1 đối tượng và các góc cũng như cung có chứa trong đó
  • 74. LS,LI – LIST: Hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu cho các đối tượng được chọn
  • 75. LW – LWEIGHT: Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
  • 76. LO – LAYOUT: Tạo layout
  • 77. LT – LINETYPE: Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
  • 78. LTS – LTSCALE: Xác lập thừa số tỉ lệ kiểu đường
  • 79. M – MOVE: Di chuyển đối tượng được chọn
  • 80. MA – MATCHPROP: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác
  • 81. ME – MEASURE: Đặt các đối tượng điểm hoặc các khối ở tại các mức đo trên một đối tượng
  • 82. MI – MIRROR: Tạo ảnh của đối tượng
  • 83. ML – MLINE: Tạo ra các đường song song
  • 84. MO – PROPERTIES: Hiệu chỉnh các thuộc tính
  • 85. MS – MSPACE: Hoán chuyển từ không gian giấy sang cổng xem không gian mô hình
  • 86. MT – MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
  • 87. MV – MVIEW: Tạo ra các cổng xem di động và bật các cổng xem di động đang có
  • 88. O – OFFSET: Vẽ các đường thẳng song song, đường tròn đồng tâm
  • 89. OP – OPTIONS: Mở menu cài đặt các thuộc tính
  • 90. OS – OSNAP: Hiển thị hộp thoại cho phép xác lập các chế độ truy chụp đối tượng đang chạy
  • 91. P – PAN: Di chuyển cả bản vẽ
  • 92. -P – PAN: Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2
  • 93. PA – PASTESPEC: Chèn dữ liệu từ Window Clip-board và điều khiển dạng thức của dữ liệu; sử dụng OLE
  • 94. PE – PEDIT: Chỉnh sửa các đa tuyến và các mạng lới đa tuyến 3 chiều
  • 95. PL – PLINE: Vẽ đa tuyến đường thẳng, đường tròn
  • 96. PO – POINT: Vẽ điểm
  • 97. POL – POLYGON: Vẽ đa giác đều khép kín
  • 98. PROPS – PROPERTIES: Hiển thị menu thuộc tính
  • 99. PRE – PREVIEW: Hiển thị chế độ xem 1 bản vẽ trước khi đa ra in
  • 100. PRINT – PLOT: Đưa ra hộp thoại từ đó có thể vẽ 1 bản vẽ bằng máy vẽ, máy in hoặc file
  • 101. PS – PSPACE: Hoán chuyển từ cổng xem không gian mô hình sang không gian giấy
  • 102. PU – PURGE: Xoá bỏ các tham chiếu không còn dùng ra khỏi cơ sở dữ liệu
  • 103. R – REDRAW: Làm tươi lại màn hình của cổng xem hiện hành
  • 104. RA – REDRAWALL: Làm tươi lại màn hình của tất cả các cổng xem
  • 105. RE – REGEN: Tạo lại bản vẽ và các cổng xem hiện hành
  • 106. REA – REGENALL: Tạo lại bản vẽ và làm sáng lại tất cả các cổng xem
  • 107. REC – RECTANGLE: Vẽ hình chữ nhật
  • 108. REG – REGION: Tạo ra 1 đối tượng vùng từ 1 tập hợp các đối tượng đang có
  • 109. REN – RENAME: Thay đổi tên các đối tượng có chứa các khối, các kiểu kích thước, các lớp, kiểu đường, kiểu UCS, view và cổng xem
  • 110. REV – REVOLVE: Tạo ra 1 cố thể bằng cách quay 1 đối tượng 2 chiều quanh 1 trục
  • 111. RM – DDRMODES: Đưa ra hộp thoại qua đó có thể xác lập các trợ giúp bản vẽ như Ortho, Grid, Snap…
  • 112. RO – ROTATE: Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm nền
  • 113. RPR – RPREF: Hiển thị hộp thoại cho phép xác lập các tham chiếu tô bóng
  • 114. RR – RENDER: Hiển thị hộp thoại từ đó tạo ra hình ảnh được tô bóng, hiện thực trong khung 3D hoặc trong mô hình cố thể S
  • 115. S – StrETCH: Di chuyển hoặc căn chỉnh đối tượng
  • 116. SC – SCALE: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
  • 117. SCR – SCRIPT: Thực hiện 1 chuỗi các lệnh từ 1 Script
  • 118. SEC – SECTION: Sử dụng mặt giao của 1 mặt phẳng và các cố thể nhằm tạo ra 1 vùng
  • 119. SET – SETVAR: Liệt kê tất cả các giá trị thay đổi của biến hệ thống
  • 120. SHA – SHADE: Hiển thị hình ảnh phẳng của bản vẽ trong cổng xem hiện hành
  • 121. SL – SLICE: Các lớp 1 tập hợp các cố thể bằng 1 mặt phẳng
  • 122. SN – SNAP: Hạn chế sự di chuyển của 2 sợi tóc theo những mức được chỉ định
  • 123. SO – SOLID: Tạo ra các đa tuyến cố thể được tô đầy
  • 124. SP – SPELL: Hiển thị hộp thoại có thể kiểm tra cách viết văn bản được tạo ra với Dtext, text, Mtext
  • 125. SPL – SPLINE: Tạo ra cả cung;vẽ các đường cong liên tục
  • 126. SPE – SPLINEDIT: Hiệu chỉnh spline
  • 127. ST – STYLE: Hiển thị hộp thoại cho phép tạo ra các kiểu văn bản được đặt tên
  • 128. SU – SUBTRACT: Tạo ra 1 vùng tổng hợp hoặc cố thể tổng hợp
  • 129. T – MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
  • 130. TA – TABLET: Định chuẩn bảng với hệ toạ độ của 1 bản vẽ trên giấy
  • 131. TH – THICKNESS: Đặt thuộc tính độ dày 3D mặc định khi tạo các đối tượng hình học 2D
  • 132. TI – TILEMODE: Kiểm soát xem có thể truy cập không gian giấy hay không
  • 133. TO – TOOLBAR: Hiển thị che dấu định vị trí của các thanh công cụ
  • 134. TOL – TOLERANCE: Tạo dung sai hình học
  • 135. TOR – TORUS: Tạo ra 1 cố thể hình vành khuyên 4
  • 136. TR – TRIM: Cắt tỉa các đối tượng tại 1 cạnh cắt được xác định bởi đối tượng khác U
  • 137. UC – DDUCS: Đưa ra hộp thoại quản lý hệ toạ độ ngời dùng đã được xác định trong không gian hiện hành
  • 138. UCP – DDUCSP: Đưa ra hộp thoại có thể chọn 1 hệ toạ độ ngời dùng được xác lập trước
  • 139. UN – UNITS: Chọn các dạng thức toạ độ chính xác của toạ độ và góc
  • 140. UNI – UNION: Tạo ra vùng tổng hợp hoặc cố thể tổng hợp
  • 141. V – VIEW: Lưu và phục hồi các cảnh xem được đặt tên
  • 142. VP – DDVPOINT: đưa ra hộp thoại xác lập hướng xem 3 chiều
  • 143. VP – VPOINT: Xác lập hướng xem trong 1 chế độ xem 3 chiều của bản vẽ
  • 144. W – WBLOCK: Viết các đối tượng sang 1 file bản vẽ mới
  • 145. WE – WEDGE: Tạo ra 1 cố thể 3 chiều với 1 bề mặt nghiêng và 1 góc nhọn X
  • 146. X – EXPLODE: Ngắt 1 khối đa tuyến hoặc các đối tượng tổng hợp khác thành các thành phần tạo nên nó
  • 147. XA – XATTACH: Đưa ra hộp thoại có thể gán 1 tham chiếu ngoại vào bản vẽ hiện hành
  • 148. XB – XBIND: Buộc các biểu tượng phụ thuộc của 1 Xref vào 1 bản vẽ
  • 149. XC – XCLIP: Xác định 1 đường biên Xref và tập hợp các mặt phẳng nghiêng
  • 150. XL – XLINE: Tạo ra 1 đường mở rộng vô hạn theo cả 2 hướng
  • 151. XR – XREF: Hiển thị hộp thoại để điều khiển các tham chiếu ngoại vào các file bản vẽ
  • 152. Z – ZOOM: Tăng hay giảm kích thước của các đối tượng trong cổng xem hiện hành

Các phím tắt trong Autocad

Các phím tắt bản vẽ

  • Ctrl + n: Bản vẽ mới
  • Ctrl + s: Lưu bản vẽ
  • Ctrl + o: Mở bản vẽ
  • Ctrl + a: Chọn tất cả các đối tượng
  • Ctrl + p: Hộp thoại Plot
  • Ctrl + Tab: Chuyển sang bản vẽ tiếp theo
  • Ctrl + Shift + Tab: Đổi thành bản vẽ trước
  • Ctrl + Page Up: Chuyển sang tab trước đó trong bản vẽ hiện hành
  • Ctrl + Page Down: Chuyển sang tab tiếp theo trong bản vẽ hiện hành
  • Ctrl + q: Lối thoát

Các phím bật tắt chế độ vẽ

(F… hoặc fn + F…)

  • F1 Hiển thị trợ giúp
  • F3 Bật/ Tắt chế độ chụp đối tượng
  • F4 Bật/ Tắt 3DOsnap
  • F5 Bật/ Tắt Isoplane
  • F6 Bật/ Tắt động UCS
  • F7 Bật/ Tắt chế độ màn hình lưới
  • F8 Bật/ Tắt chế độ ortho
  • F9 Bật/ Tắt chế độ chụp toggle
  • F10 Bật/tắt chế độ polar tracking
  • F11 Bật/tắt chế độ truy bắt điểm thường trú Object snap
  • F12 Bật/tắt chế độ hiển thị thông số con trỏ chuột dynamic input

Các phím tắt liên quan đến quản lý màn hình

  • Ctrl + 0 Dọn dẹp màn hình / Màn hình sạch
  • Ctrl + 1 Bật / Tắt bảng thuộc tính của đối tượng
  • Ctrl + 2 Bật / Tắt bảng thiết kế trung tâm
  • Ctrl + 3 Bật / Tắt bảng công cụ Tool Palette
  • Ctrl + 4 Bật / Tắt bảng Sheet Set Palette
  • Ctrl + 6 Bật / Tăt DBConnect Manager
  • Ctrl + 7 Bật / tắt bảng Markup Set Manager
  • Ctrl + 8 Tính toán nhanh
  • Ctrl + 9 Bật tắt dòng lệnh Command Line

Các phím tắt liên quan đến chuyển đổi chung

  • Ctrl + d Chuyển đổi tọa độ hiển thị
  • Ctrl + g Bật / Tắt màn hình lưới
  • Ctrl + e Chuyển đổi tuần tự các mặt phẳng cùng kích thước
  • Ctrl + f Chuyển chế độ chuyên bắt điểm Snap
  • Ctrl + h Chuyển đổi chế độ lựa chọn Group
  • Ctrl + Shift + h Bật / Tắt toàn bộ công cụ trên màn hình thiết kế
  • Ctrl + i Chuyển đổi bật tắt tọa độ
  • Ctrl + Shift + I Bật / tắt các liên kết đối tượng

Các phím tắt liên quan đến đối tượng

  • Ctrl + a Bôi đen đối tượng
  • Ctrl + c Copy đối tượng
  • Ctrl + x Cut đối tượng
  • Ctrl + v Paste đối tượng
  • Ctrl + Shift + c Sao chép vào clipboard với điểm cơ sở
  • Ctrl + Shift + v Paste dữ liệu như khối
  • Ctrl + z Hoàn tác hành động cuối cùng
  • Ctrl + y Làm lại hành động cuối cùng
  • Ctrl + [ Hủy lệnh hiện hành (hoặc Ctrl + \)
  • ESC Hủy lệnh hiện hành

Trên đây chúng tôi đã liệt kê cho bạn các phím và lệnh tắt trong Autocad. Để học Autocad một cách dễ dàng, bạn nên lựa chọn – thao tác thực hành các lệnh tắt trong Autocad cơ bản trước, sau khi đã thành thạo các phím – lệnh cơ bản bạn mới nên bắt đầu với Autocad nâng cao.

Việc ghi nhớ và sử dụng thành thạo các phím và lệnh tắt trong Autocad, bạn cần thao tác thường xuyên. Hãy tự tạo cho mình những bài tập phù hợp hoặc sưu tầm các đề ôn luyện trên mạng để không bị quên và nhầm thao tác lệnh. Chúc bạn thành công!

Chuyên mục tham khảo: Phần mềm Autocad!

Bài viết liên quan: Thiết lập Option trong Cad

Bài viết liên quan: Kiểu Dim – kiểu Text và tính năng Annotative

Bài viết tham khảo: Hướng dẫn tải và cài đặt Font chữ cho Autocad

Kiến thức cơ sở: DINHLUAT

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về thiết bị giải pháp dịch vụ vui lòng comment phía dưới hoặc Liên hệ chúng tôi!

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng!

Youtobe Facebook Twitter

Sẻ chia cùng cộng đồng!

Từ khóa » Cách đổi Lệnh Tắt Trong Autocad 2010