Phình động Mạch Chủ Bụng - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các trường hợp bị phình động mạch chủ bụng không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi nó có thể vỡ ra và đe dọa tính mạng.
Cùng tìm hiểu về tình trạng này ngay nhé!
Tìm hiểu chung
Phình động mạch chủ bụng là gì?
Động mạch chủ là mạch máu chính cung cấp máu cho vùng bụng, xương chậu và chân. Phình động mạch chủ bụng xảy ra khi một vùng động mạch chủ trở nên phình to ở vị trí nhất định.
Triệu chứng thường gặp
Những triệu chứng và dấu hiệu phình động mạch chủ bụng là gì?
Phình động mạch chủ bụng thường không có triệu chứng cho đến khi vỡ hoặc gần vỡ.
Khi vị trí phình ngày càng to, bạn có thể có các dấu hiệu:
- Đau ở vùng sâu và liên tục ở bụng
- Đau lưng
- Cảm nhận được mạch đập ở gần rốn
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ khi bị đau, đặc biệt là cơn đau dữ dội và đột ngột.
Phình động mạch chủ bụng có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Rách một hoặc nhiều lớp của thành động mạch chủ, gọi là bóc tách động mạch chủ.
- Vỡ phình động mạch.
Chúng có thể gây chảy máu trong và đe dọa tính mạng. Vị trí phình động mạch càng lớn và phát triển càng nhanh thì nguy cơ vỡ càng cao.
Các triệu chứng phình động mạch chủ đã vỡ có thể bao gồm:
- Đau bụng hoặc đau lưng đột ngột, dữ dội và dai dẳng.
- Huyết áp thấp.
- Mạch nhanh.
Phình động mạch chủ cũng làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông ở khu vực này. Nếu cục máu đông vỡ ra từ vị trí phình, nó có thể làm tắc nghẽn mạch máu ở nơi khác trong cơ thể. Các triệu chứng của mạch máu bị tắc có thể bao gồm đau hoặc giảm lưu lượng máu đến chân, ngón chân, thận hoặc vùng bụng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra phình động mạch chủ bụng là gì?
Thông thường, thành động mạch chủ đủ khỏe và linh hoạt để quản lý áp lực liên tục của dòng máu do tim bơm ra. Nhưng nhiều yếu tố khác nhau như lão hóa, sử dụng thuốc lá và một số tình trạng bệnh lý có thể làm suy yếu thành động mạch chủ. Khi thành động mạch yếu đi, nó không thể chịu được áp lực của dòng máu như bình thường.
Kết quả là phần yếu của thành động mạch chủ sẽ mở rộng ra bên ngoài và to ra, nặng dần theo thời gian.
Một số điều có thể dẫn đến sự phát triển của chứng phình động mạch chủ bụng, bao gồm:
- Xơ cứng động mạch, hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch xảy ra khi chất béo và các chất thải chuyển hóa tích tụ trên niêm mạc mạch máu và làm thành mạch dày lên, kém đàn hồi.
- Huyết áp cao. Huyết áp cao có thể làm hỏng và làm suy yếu thành động mạch chủ.
- Bệnh mạch máu. Đây là những bệnh khiến mạch máu bị viêm, cuối cùng cũng yếu đi.
- Nhiễm trùng ở động mạch chủ. Hiếm khi, nhiễm trùng do một số vi khuẩn hoặc nấm nhất định có thể gây ra chứng phình động mạch chủ bụng.
- Tổn thương. Ví dụ như bị thương trong một vụ tai nạn ô tô.
Những yếu tố nguy cơ của phình động mạch chủ bụng?
Bất kì ai cũng có thể mắc chứng phình động mạch chủ bụng nhưng có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ gặp phải tình trạng này hơn. Đó là:
- Sử dụng thuốc lá. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ lớn nhất của chứng phình động mạch chủ. Hút thuốc làm suy yếu thành mạch máu, bao gồm cả động mạch chủ. Điều này làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ và vỡ phình động mạch. Bạn sử dụng thuốc lá càng lâu và nhiều thì nguy cơ càng cao. Đàn ông từ 65 đến 75 tuổi hiện đang hoặc đã từng hút thuốc nên siêu âm một lần để sàng lọc chứng phình động mạch chủ bụng.
- Tuổi từ 65 trở lên.
- Là nam giới.
- Là người da trắng.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
- Chứng phình động mạch khác. Bị phình động mạch chủ ở ngực (phình động mạch chủ ngực) hoặc ở một mạch máu lớn khác, chẳng hạn như động mạch phía sau đầu gối, có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ bụng.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán phình động mạch chủ bụng?
Nhiều trường hợp phình động mạch chủ được phát hiện trong các lần kiểm tra sức khỏe định kì.
Bác sĩ sẽ khám thực thể và chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh nếu cần thiết, đồng thời hỏi về tiền sử bệnh của gia đình. Các xét nghiệm bao gồm:
- Siêu âm bụng. Đây là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán chứng phình động mạch chủ bụng.
- Chụp CT bụng. Xét nghiệm này có thể phát hiện kích thước và hình dạng của phình động mạch.
- MRI bụng. Dùng để quan sát hình ảnh chi tiết về các cấu trúc bên trong vùng bụng.
Với một số đối tượng, bác sĩ sẽ khuyên nên sàng lọc chứng phình động mạch chủ bụng như sau:
- Đàn ông từ 65 đến 75 tuổi đã từng hút thuốc lá nên sàng lọc một lần bằng siêu âm bụng.
- Đối với nam giới từ 65 đến 75 tuổi chưa bao giờ hút thuốc, nhu cầu siêu âm bụng dựa trên các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc chứng phình động mạch.
Những phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc thường không cần phải sàng lọc.
Những phương pháp nào dùng để điều trị phình động mạch chủ bụng?
Mục tiêu của điều trị chứng phình động mạch chủ bụng là ngăn ngừa nó vỡ ra. Điều trị có thể bao gồm:
- Theo dõi định kỳ.
- Phẫu thuật.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào kích thước của chứng phình động mạch chủ bụng và tốc độ phát triển của nó.
Theo dõi định kỳ
Nếu chứng phình động mạch chủ bụng nhỏ và không gây ra triệu chứng, bạn chỉ cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và siêu âm để xem nó có phát triển hay không.
Thông thường, một người bị phình động mạch chủ bụng nhỏ, không có triệu chứng cần siêu âm ít nhất sáu tháng sau khi chẩn đoán và trong các lần tái khám định kỳ sau đó.
Bác sĩ cũng sẽ theo dõi sức khỏe tổng thể của bạn.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
Phẫu thuật thường được chỉ định nếu phình động mạch có kích thước từ 4,8 đến 5,6 cm trở lên hoặc nếu nó phát triển nhanh chóng.
Phẫu thuật cũng được xem xét nếu bạn có các triệu chứng như đau bụng, rò rỉ vị trí phình.
Loại phẫu thuật được thực hiện phụ thuộc vào:
- Kích thước và vị trí của chứng phình động mạch.
- Tuổi tác.
- Sức khỏe tổng thể.
Các lựa chọn điều trị phình động mạch chủ bụng có thể bao gồm:
- Nội soi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống mỏng, dẻo, gọi là ống thông, qua động mạch ở vùng háng và luồn nó đến động mạch chủ. Một ống lưới kim loại ở đầu ống thông được đặt vào vị trí phình động mạch. Ống lưới này sẽ củng cố vùng động mạch chủ bị suy yếu để ngăn nó không vỡ ra. Sau đó, các xét nghiệm hình ảnh thường xuyên được thực hiện để đảm bảo mạch máu không bị rò rỉ.
- Phẫu thuật mở. Đây là cuộc phẫu thuật lớn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần động mạch chủ bị tổn thương và thay thế nó bằng một đoạn mạch máu khác. Việc phục hồi hoàn toàn có thể mất một tháng hoặc hơn.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của phình động mạch chủ bụng?
Để ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ bụng hoặc để bệnh không trở nên trầm trọng hơn, hãy làm như sau:
- Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá. Đồng thời, bạn nên tránh khói thuốc.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn nhiều loại trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo; tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và hạn chế muối.
- Giữ huyết áp và cholesterol trong tầm kiểm soát. Dùng thuốc đúng hướng dẫn nếu được chỉ định.
- Tập thể dục thường xuyên. Cố gắng dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động này.
[embed-health-tool-heart-rate]
Từ khóa » Xo Vua Dong Mach Chu Bung La Gi
-
Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Phình Động Mạch Chủ Bụng - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
5 Loại Xơ Vữa động Mạch Phổ Biến Và Triệu Chứng Nhận Biết
-
Phình động Mạch Chủ Bụng (AAA) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
-
Xơ Vữa động Mạch: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Xơ Vữa động Mạch Và TOP 6 điều Cần Biết - CarePlus
-
Phình động Mạch Chủ Bụng: Những điều Cần Biết
-
NGUY CƠ TỬ VONG Ở PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
-
Xơ Vữa động Mạch - Bệnh Phổ Biến Về Tim Mạch
-
Phình động Mạch Chủ | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Cách Nhìn Mới Về Xơ Vữa động Mạch
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Xơ Vữa động Mạch | Sở Y Tế Nam Định
-
Phình động Mạch Chủ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương