Phó Chủ Tịch - Tổng Thư Ký Lê Tiến Châu Dự Đại Hội đại Biểu Phật ...
Có thể bạn quan tâm
Đại biểu tham dự Đại hội |
Tham dự Đại hội có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, TP HCM, Ban Tôn giáo Chính phủ, các đoàn Phật giáo Quốc tế...
Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch không chuyên trách UBTW MTTQ Việt Nam cùng chư vị tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; quý vị hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư, đại đức, tăng, ni và đồng bào phật tử.
Chư tôn đức chứng minh, chủ tọa đoàn |
Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM góp hơn 3.500 tỉ đồng làm từ thiện trong 5 năm qua
Thay mặt Ban Thư ký, Thượng tọa Thích Thiện Quý báo cáo tóm tắt hoạt động Phật sự khóa IX, nhiệm kỳ 2017-2022 (xem phim tư liệu). Theo đó, khóa IX, Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM có 61 ủy viên và 21 ủy viên dự khuyết. Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện, các tự viện dưới sự lãnh đạo của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng triển khai thành tựu chương trình hoạt động Phật sự đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Phật giáo TP.HCM khóa IX với nhiều thành tựu Phật sự tiêu biểu ở các lĩnh vực Phật sự.
Phật giáo Thành phố hiện có 13.240 Tăng Ni, 1.469 tự viện và 12 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ban Trị sự đã xây dựng, khánh thành chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh), Trung tâm Hành chánh – Văn hóa – tâm linh của GHPGVN Thành phố - Việt Nam Quốc Tự. Ngày 7-11-2017, chính thức dời Văn phòng Ban Trị sự về trụ sở Việt Nam Quốc Tự, nơi đây cũng là khối hành chánh văn phòng của 12 ban, 1 Phân ban trực thuộc. Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã lấy ý kiến của Tăng Ni, quyết nghị 3 ngôi tự viện là Việt Nam Quốc Tự (quận 10), chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn, huyện Bình Chánh) và chùa Phổ Quang (quận Tân Bình) vĩnh viễn là cơ sở chung của Phật giáo TP.HCM được điều hành theo quy chế đặc biệt.
Quang cảnh Đại hội |
Nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo được Ban Văn hóa tổ chức tại Nhà truyền thống Phật giáo - chùa Phổ Quang, Việt Nam Quốc Tự phục vụ Phật tử, đồng bào các giới. Ban Trị sự tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức trụ trì, tập huấn về hành chánh văn phòng điện tử để kết nối đồng bộ từ Ban Trị sự Thành phố đến Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện.
Trong khóa IX, Ban Hoằng pháp duy trì đạo tràng tu tập, thuyết giảng truyền thống và trực tuyến tại các tự viện; các thời khóa tu tập cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa, các khóa tu mùa hè, Tiếp sức mùa thi, Một ngày an lạc, các kỳ Phật thất, Tuổi trẻ với Phật giáo, Gieo hạt từ tâm, Tâm an lạc… và nhiều thành tựu Phật sự khác.
Phật giáo Thành phố luôn tích cực và triển khai rất hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo với tổng số kinh phí các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo đã thực hiện nhiệm kỳ 2017 - 2022 là trên 3.502 tỷ đồng. Không chỉ thực hiện các hoạt động an sinh xã hội về vật chất, Phật giáo Thành phố còn quan tâm chăm lo về tinh thần cho Phật tử, thông qua những hoạt động thuyết pháp, giảng giáo lý, đạo đức Phật giáo giúp Phật tử hiểu sâu sắc luật nhân quả, sống tốt hơn, biết tu nhân tích đức, qua đó có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng cho Thành phố nói riêng và đất nước nói chung.
Về chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2022-2027, Ban Trị sự đề ra 16 mục tiêu, 17 nhiệm vụ, trong đó các hoạt động trọng tâm như: Triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo TP.HCM, chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2022-2027; Phân công, phân nhiệm các Ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Thành phố phụ trách công tác chuyên môn và Phật sự tại 21 Ban Trị sự quận huyện, TP.Thủ Đức; Tiếp tục công tác thống kê Tăng Ni, tự viện; Đăng ký thực hiện chứng nhận quyền sử dụng đất tôn giáo cho các cơ sở tự viện toàn Thành phố; Duy trì khóa huân tu tập trung 10 ngày tại Việt Nam Quốc Tự; Tiếp tục tổ chức Pháp hội Dược Sư “Kỳ quốc thới dân an, nguyện phong điều vũ thuận” dịp Tết Nguyên đán;
Cùng với đó, Giáo hội tiếp tục phát huy đa dạng mạng lưới hành chánh văn phòng Giáo hội từ cấp Thành phố đến quận huyện thông qua việc triển khai, thực hiện công tác xây dựng trung tâm hành chánh điện tử cho văn phòng Ban Trị sự Phật giáo TP; Tiếp tục hướng dẫn Tăng Ni thiết lập thủ tục hợp thức hóa cơ sở tôn giáo; Triển khai thực hiện các chủ trương của Trung ương Giáo hội và lãnh đạo Thành phố trong phương thức hoạt động tôn giáo; Tiếp tục đẩy lùi các tập tục mê tín dị đoan, hướng dẫn đồng bào Phật tử các giới sống, tu học và làm việc trên nền tảng Chánh tín của Phật giáo; Tiếp tục tổ chức khóa bồi dưỡng trụ trì và nghiệp vụ thư ký, văn phòng; Phát huy tinh thần từ bi của đạo Phật qua các chương trình “Đền ơn đáp nghĩa".
UBTƯ MTTQ Việt Nam luôn đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo để củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu phát biểu tại Đại hội |
Bày tỏ niềm vui mừng khi tham dự Đại hội, thay mặt Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu gửi tới chư tôn đức, tăng, ni, cư sĩ, phật tử cùng toàn thể quý vị đại biểu lời chào trân trọng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Theo Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu, Phật giáo với triết lý nhân sinh vì hòa bình, nhân ái, vị tha và hòa hợp là nhân tố quan trọng góp phần nhân lên những giá trị tốt đẹp của nhân loại, vì một thế giới hòa bình, hợp tác và tiến bộ. Ngay từ buổi đầu mới được truyền vào nước ta, Phật giáo đã được các bậc Tổ sư tiền bối tiếp thu một cách có chọn lọc, dựa trên các điều kiện cụ thể của nước nhà để hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh và tạo nên một đạo Phật gắn bó mật thiết trong lòng dân tộc.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Tiêu biểu như hoà thượng Phạm Thế Long ở chùa Cổ Lễ (Nam Định), khi đất nước lâm nguy đã làm lễ "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" cho 27 vị tu sĩ Phật giáo trở thành những chiến sĩ cách mạng. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối Mỹ - Diệm...
“Hình ảnh các vị cao tăng hưởng ứng tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, sát cánh cùng toàn dân đánh giặc cứu nước đã tô thắm thêm màu cờ của Tổ quốc trong ngày thống nhất, độc lập và hoà bình”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Hòa thượng Thích Trí Quảng |
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cho rằng, từ khi thành lập đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam với hơn 40 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong phương châm: “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, là tổ chức thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong suốt quá trình đó, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh luôn thể hiện được vai trò tiên phong, đóng góp tích cực, nòng cốt cùng tăng ni, phật tử cả nước để hình thành, xây dựng và phát triển ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Nhấn mạnh Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam Tp.HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 - 2027 khẳng định sự phát triển toàn diện, sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của Phật giáo Thành phố, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu ghi nhận và đánh giá cao trong thời gian qua Phật giáo Thành phố đã tiếp tục được củng cố, phát triển và lớn mạnh về tổ chức và mọi lĩnh vực hoạt động, thể hiện ý chí hòa hợp, đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Phật giáo và tiếp tục phát huy tinh thần gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.
Đặc biệt, trong thời điểm cả nước đương đầu với đại dịch Covid-19, Phật giáo Thành phố đã thực sự kề vai sát cánh cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch chăm lo an sinh xã hội cho Nhân dân và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Hình ảnh tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse, cùng xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch, chăm sóc bệnh nhân F0 tại bệnh viện dã chiến đã gây xúc động trong lòng Nhân dân.
“Những hành động cao đẹp, đầy tình nhân văn, nhân ái của đồng bào Phật giáo nói chung, của tăng, ni, phật tử Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh nói riêng trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua thực sự đã làm lay động hàng triệu trái tim, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký cho rằng, Đại hội đại biểu Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng, là thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang chung sức đồng lòng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đây là giai đoạn quan trọng phải phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, thách thức để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu tin tưởng tăng ni và đồng bào Phật giáo Tp.HCM đã, đang và sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực, thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong các hoạt động Phật sự và thế sự trong nhiệm kỳ 2022 – 2027. Đó cũng chính là tiếp tục phát huy truyền thống "Hộ quốc an dân" và phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội" của Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nhất trí với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 – 2027 của Thành phố đã đề ra, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu kỳ vọng các chức sắc, đồng bào Phật tử sẽ luôn đoàn kết, nhất tâm ghi nhớ và thực hiện tốt Thông điệp Phật đản năm 2022 của Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người đệ tử Phật cũng phải nêu cao đạo hạnh, nghiêm trì giới luật và tuân thủ pháp luật; đồng thời siêng năng thực hành giáo lý từ, bi, hỷ, xả để nuôi dưỡng thân tâm. Đó chính là nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội, xóa bỏ điều ác, hận thù, vô cảm trong xã hội. Đây cũng chính là tiền đề và là động lực để mỗi chúng ta thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, cùng nhau xây dựng xã hội tốt đẹp hơn”.
Từ diễn đàn Đại hội, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký mong muốn các vị được suy tôn, suy cử vào Ban Chứng minh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Thành phố nhiệm kỳ này sẽ tiếp tục thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Chương trình hành động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề ra; thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, đoàn kết hoà hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo bạn và các tầng lớp Nhân dân, chung tay xây dựng và phát triển đất nước và Thành phố mang tên Bác được phồn vinh, hạnh phúc, nghĩa tình.
“Với trách nhiệm của mình đối với các thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ hướng vào mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu khẳng định.
Tân Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nhiệm kỳ 2022-2027 - Ảnh: Đăng Huy |
Đại hội đã suy cử vào Ban Trị sự và Ban Thường trực GHPG Việt Nam TP HCM nhiệm kỳ mới bao gồm 101 vị. Trong đó, Hòa Thượng Thích Lệ Trang (64 tuổi) làm Trưởng Ban Trị sự, kiêm Trưởng Ban Tăng sự nhiệm kỳ 2022-2027.
Dịp này, được sự ủy quyền, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Lê Tiến Châu, đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước cho Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ Hội đồng GHPG Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam TP HCM.
Đồng thời các vị đại biểu là lãnh đạo các cơ quan Trung ương cũng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho 1 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Nhì có 3 cá nhân; Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân; Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc cho 3 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 10 cá nhân; Bằng khen của UBTƯ MTTQ Việt Nam cho 17 cá nhân.
Trao bảng tượng trưng 5 tỷ đồng đến Quỹ "Vì người nghèo" - Ảnh: Đăng Huy |
Ban tổ chức đại hội cũng đã trao ủng hộ cho Quỹ vì người nghèo TP HCM số tiền 5 tỷ đồng; Quỹ Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc TP HCM số tiền 5 tỷ đồng.
Hương Diệp
Từ khóa » Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cổng Thông Tin Phật Giáo Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Phong Trào Thành Lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
Đôi Nét Về đạo Phật Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Giới Thiệu Các ...
-
Phật Giáo Việt Nam (tái Bản 2021) - Sách Khai Minh
-
Những Chặng đường Phát Triển Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
-
Bộ Trưởng Lê Vĩnh Tân Tiếp đoàn Trung ương Giáo Hội Phật Giáo ...
-
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam TP.HCM Tổng Kết Công Tác Phật Sự Năm ...
-
Về Phật Giáo Việt Nam Và Hai Giáo Hội - BBC News Tiếng Việt
-
Suy Tôn Hòa Thượng Thích Trí Quảng đảm Nhiệm Quyền Pháp Chủ ...
-
Hoà Thượng Thích Tố Liên Với Sự Thành Lập Tổng Hội Phật ... - VNU