Phố Cổ Hội An - Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch
Có thể bạn quan tâm
Khái Quát Phố Cổ Hội An :
Hội An không thể lẫn vào đâu được , đúng với cái tên gọi ” Phố Cổ” nhắc tới Hội An người ta liên tưởng đến một bức tranh vừa gần gũi ,vừa quen thuộc vừa nên thơ .
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam.Có khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18.
Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Tên gọi :
Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Theo tác giả Dương Văn An trong cuốn sách Ô Châu cận lục, vào năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã, trong đó có các xã Hoài Phô, Cẩm Phô, Lai Nghi, nhưng chưa thấy cái tên Hội An được ghi lại. Dưới thời Lê, tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ in trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên tấm bia Phổ Đà Linh Sơn Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền xây dựng chùa, tên làng Hội An được nhắc tới ba lần. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hương được thành lập bên cạnh làng Hội An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửi trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô. Nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet cho rằng làng Hội An là làng quan trọng nhất trong năm làng tạo nên quần cư Hội An cổ, gồm Hội An, Cẩm Phô, Phong Niên, Minh Hương và An Thọ.
Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes in tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa: một làng trong xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo. Một giả thuyết phổ biến cho rằng Faifo xuất phát từ tên Hội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Việt đều nhắc tới. Theo một thuyết khác, sông Thu Bồn trước kia có tên là sông Hoài, nên Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố, từ đó xuất hiện cái tên Faifo. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, những cái tên Faifo, Faifoo, Fayfoo, Faiso, Facfo… từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.
Chùa Cầu :
Chùa Cầu là một trong những công trình di tích và biểu tượng của Hội An ngày nay, cho nên tất cả những biểu tượng của Hội An người ta đều lấy hình ảnh là Chùa Cầu và đặc biệt Chùa Cầu là một công trình tồn tại qua 4 thế kỉ ở khu đô thị cổ Hội An này.
Tương truyền Chùa Cầu này là người Nhật cho xây dựng trong thời người Nhật được nhà Nguyễn cho phép giao thương buôn bán tại đây vì vậy chiếc cầu này còn có tên là Cầu Nhật Bản, ở phía ngoài có một tấm hoành phi treo ở phía trước ngôi miếu này có ba chữ Hán tên là Lai Viễn Kiều được Chúa Nguyễn ban cho chiếc cầu này trong một lần đi đến khu phố Hội An bởi vì Lai Viễn Kiều là cầu của người phương xa dến xây dựng, kiến trúc của chiếc cầu này rất là đặc biết ở bến dưới của nó là phần nên gạch nhô lên cao và ở phía trên là sàn gỗ, đây không phải là chiếc cầu bắt qua không mà phía trên là một mái nhà che lợp ngói âm dương với đường cột chèo ở phía trên người ta dùng gỗ để người ta chạm lọng nói khớp với nhau theo kiểu nhà rườm, người ta còn xây dựng nguyên dàng mái nâng lên theo kiến trúc chòng trường dã thủ và phía trên là mái nhà, ở dưới là cái cầu nên gọi là thượng gia hạ kiều.
Đây là một kiến trúc độc đáo mà được biết rằng người Nhật khi xưa đã cho xây dựng lên đầu tiên, một thời gian sau người Hoa ở đây mới mở rộng ra một phần của cái mái để người ta xây dựng cái miếu. Bên trong miếu thờ một vị thần của Đạo Giáo ảnh hưởng tín ngưỡng của Đạo Giáo Trung Quốc, vị thần này có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ hay gọi là Chân Võ Đại Đế hay gọi là Bắc Đế Trấn Vũ. Vị thần này được người ta tin tưởng là vị thần có công năng khu ta diệt ma và Ông là một trong những vị thần tối cao ở trong Đạo Giáo gọi là Bắc Đế Trấn Vũ, miếu này thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ nên người Việt hay đi qua chiếc cầu này thấy cầu có cái miếu nên gọi là Chùa Cầu. Vì vậy tên tiếng Việt gọi là Chùa Cầu còn khi xưa Chúa Nguyễn ban cho tên gọi là Lai Viễn Kiều hay Cầu Nhật Bản.
Chiếc cầu này được xây dựng qua con lạch nước thông ra dòng sông, thì dòng sông này là một nhánh của sông Thu Bồn, khoảng 400 năm về trước cửa biển vào tận bên trong này và tàu thuyền có thể vào tận ở cửa sông Hoài để giao thương buôn bán, cuối thế kỉ 18 khi phù sa bồi đắp dần thì tàu lớn không vào được nữa, nếu tàu không thể vào được cửa sông thì không thể giao thương buôn bán được. Cho nên tới thời vua Gia Long lên ngôi mới chuyển phố thị mua bán ra ngoài tiền cảng tức cảng sông Hàn, thì phố Hội An không còn là giá trị phố cảng nữa cho nên vì vậy dòng sông này từng có tên gọi là sông Hoài, đô thị trên sông Hoài nên người xưa mới gọi là Hoài Phố, từ chữ Hoài Phố này nguồn gốc của phương Tây gọi là “Phai Phô”.
Hai bên đầu cầu có hai cái tượng con chó và con khỉ từ xưa khi ngươi ta xây dựng đã có hai cái tượng này rồi, thì có người cho rằng cầu được xây dựng từ năm Thân đến năm Tuất là hoàn thành cầu trong 3 năm, những có người cũng cho rằng đó là những linh vật ảnh hưởng của tín ngưỡng xưa nên người ta mới tạt tượng để hai đầu cầu một cách trang trọng.
Khách du lịch trong và ngoài nước đến Hội An, ngoài việc tham quan các di tích và trải nghiệm các hoạt động phố đêm, còn có thú vui thưởng thức ẩm thực đường phố, với những món ăn dân dã, riêng có, đặc trưng ở đây.
Chắc hẳn ai đã một lần đến với phố cổ Hội An ,cũng đều được trải qua cảm giác ngồi trong một quán nhỏ quen con sông Thu Bồn thơ mộng , Người thì vui thú thả hoa đăng người thì vui tay xua mái chèo , người ghé để thưởng thức những món ngon dân dã , nào là Bánh Đập ,Cao Lầu ..
Trong những ngày se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên “cao lầu” trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Không giống như bún ,cũng không phải phở của người Hà Nội ,Cao Lầu mang chút hương vị vừa đậm đà của nước dùng vừa đủ ,vừa beo béo của đậu phộng ,vị ngọt từ thịt ,tôm và rau ăn kèm để dễ ăn hơn . Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mì được vàng và ngon,người ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Có lẽ điều tạo nên sự khác biệt của món ăn này vì Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.
Với những ai đam mê ăn uống , đến với Hội An đây sẽ là một thiên đường bởi nhưng món ăn trên phố cổ vừa phong phú vừa đặc trưng
Cơm gà Phố Hội : Với tất cả sự khéo kéo tỉ mỉ trong cách chế biến, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm càng tăng thêm phần hấp dẫn.
Bánh bao, bánh vạc : Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau, thường ăn chung trên một đĩa bánh. Khác là nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon khi ở Hội An.
Bánh đập – hến xào: Miếng bánh đập giòn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.
Bánh bèo Hội An : Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo là tôm, thịt. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo.
Mì Quảng : Nhìn bên ngoài, mì Quảng gần giống như Cao Lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mì Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… Tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm.
Bonus thông tin thú vị :
-Hội An rất thú vị vào sáng sớm, đường phố vắng lặng, những người dân Hội An chuẩn bị bắt đầu ngày mới, không có ánh đèn điện, người bán người mua tấp nập.
-Có thể đi dạo ở Hội An ban đêm trong những ngõ ngách thanh tịnh của phố cổ.
-Hàng đêm ngay Bến Bạch Đằng có thuyền văn hóa dạo quanh sông, hòa tấu nhạc dân tộc.
– Các nhà hàng, cửa hiệu luôn sẵn sàng phục vụ bạn tận tình. Vì thế, bạn không nhất thiết phải nghe những người dẫn mối hoặc theo họ đến nơi mua sắm.
Nhà Cổ Tấn Ký :
Đây là nhà cổ tư nhân xây dựng cách đây hơn 200 năm được nhiều các nguyên thủ đến thăm và được công nhận là di sản quốc gia vào năm 1965 và cho đến nay đã có 8 thế hệ sống trong gia đình, cụ bà trong bức di hình là thế hệ thứ 3, cụ ông trong bức di hình là thế hệ thứ 4, con cháu của ông bà là thế hệ thứ 6, 7, 8 hiện tại sống ở đây. Nhà ở đây là sự kết hợp giữa 3 kiến trúc Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản, phần ở giữa là phần kiến trúc Nhật Bản phía sau lồng đèn là 3 thanh nằm ngang và 5 cột dọc đi lên đây là kiến truc chòng trường dã thủ, dã tức là bàn tay mình có 3 đường chỉ trong lòng bàn tay và 5 ngon tay đi lên và 3 thanh nằm ngang ở đây tức là Thiên – Địa – Nhân ( trời, đất, con người ) 5 cột dọc đi lên là ngũ hành ( kim, mộc, thủy, hỏa, thổ ), mái nhà hiên vòm cong phía trên lồng đèn là kiến trúc Trung Hoa đây gọi là kiến trúc Bì Vỏ Cua, mái ngói âm dương trên tầng thứ 2 đó chính là kiến trúc Việt Nam và nhà cổ ở đây nhà nào cũng có dạng hình ống, nhà dài nhưng hẹp, nhà ở đây không có cửa sổ hai bên thay vào đó là người ta sẽ mở sân trời ở giữ để làm nơi ánh sáng, nắng, gió, không khí vào nhà.
Bên ngoài nhà được là bằng gạch và ngói nhưng bên trong thì làm bằng gỗ hết và gỗ ở đây là gỗ Tích và gỗ Liêm, gạch lót là gạch Bát Tràng, đá bên kia là đá Sơ Thạch Thanh Hóa, bệ đá dưới cây cột gỗ là đá non nước là ở sau nhà là một nhánh của con sông Thu Bồn người ta còn gọi là sông Hoài. Nơi đây nước lụt và hằng năm, khi nước vào nhà thì người nhà sẽ chuyển tất cả đồ đạt lên tầng 2 bằng ròng rọc. Bộ bàn ghế có tuổi thọ hơn 100 năm được làm bằng gỗ gỏ và cẩm xà cừ, Tấn Ký là lấy tên của hiệu buôn ngày xưa nên gia đình lấy làm tên gia đình khi xưa gia đình cũng là một thương gia buôn bán. Đặc biệt hơn nữa trong gia đình có một vật gia bảo đó là chén Khổng Tử, cái chén này chỉ có 1 cái duy nhất ở Viêt Nam tại vì dưới đáy có 1 cái lổ khi rót nước vào trong lưng chén dưới 80% thể tích của nó thì nó vẫn k chảy ra ngoài, nhưng khi mình rót qua mức 80% đó thì tất cả nước sẽ chảy hết ra ngoài bằng cái lổ dưới đáy, ở đây thì nó muốn nói lên là cái gì cũng phải có chừng mực nên dừng lại ở mức 80% là được học thuyết trung dung của Khổng Tử.
Vật gia bảo thứ hai trong nhà là hai bức liễn, khi mình nhìn xa thì tất cả chỉ là những nét chữ nhưng khi nhìn gần lại thì nó là hình của một con chim, có 50 con bên này và 50 con bên kia, 100 con chim trong 2 bức liễn gọi là Bộ Bách Điểu, “Bách” là trăm, “Điểu” là chim, hai câu đối này là miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng khi mà sáng rọi vào nhà.
Hội Quán Quảng Đông :
ở đây là 1 trong những hội quán của Hội An, có tên là hội quán Quảng Đông còn được gọi là Chùa Ông tại vì nơi đây người ta thờ Quan Công, giống như hội quán Phúc Kiến
người ta gọi là Chùa Bà. Theo tín ngưỡng của người Hoa, người ta thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, chùa Ông là thờ Quan Thánh Đế Quân tức Quan Công. Cộng đồng người Hoa khi mà họ di cư vào trong Viêt Nam cách đây 400 năm thì khi họ định cư thường người Hoa nào cùng một quê quán giống nhau thì họ hay xây dựng 1 cái nơi đền miếu để lấy làm nơi hội họp, cho nơi “hội quán” tức là nơi hội tụ những người cùng quê quán, vì vậy hội quán Phúc Kiến là nơi những người Phúc Kiến tập trung lại ngoài việc mà người ta tín ngưỡng, thờ tự thì người ta con lấy làm nơi hội họp trong cộng đồng, mỗi 1 tháng hay mỗi một quý người ta chọn ra 1 ngày để hội họp với nhau. Vì vậy, trong Hội An cách đây hơn 3 thế kỉ hơn đã từng có người Hoa về đây sinh sống định cư cùng với người Việt cho nên vì vậy người ta mới đoàn kết với nhau xây dựng những cái hội quán này để người đồng hương lấy làm nơi sinh hoạt hội họp, vì vậy đây là một trong những nơi mà người Quảng Đông xây dựng nên, để thờ Quan Thánh Đế Quân vị thần trong tín ngưỡng cửa người Quảng Đông, và người ta lấy làm nơi hội họp trong cộng đồng người Quảng Đông
Giang Tiền điện có 2 bức hình điêu khắc, một bên là Quan Công Phò Nhị Tẩu lấy theo truyện tích Tam Quốc Chí, bên còn lại là hình ảnh Kết Nghĩa Vườn Đào lấy theo truyện tích là Quan Công, Trương Phi với Lưu Bị kết nghĩa tại Đào Viên. Qua sân thiên tỉnh thì bên trong thờ Quan Thánh Đế Quân ngoài vị ở giữ là Quan Thánh Đế Quân thì người ta còn phối thờ ông Thờ Tài với Thiên Hậu.
Chúc Các Bạn tham quan du lịch và ăn uống thỏa thích tại Phố Cổ Hội An
xem thêm thông tin : https://goo.gl/1CXntL
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Slide Thuyết Trình Về Phố Cổ Hội An
-
Phố Cổ Hội An - SlideShare
-
Thuyết Trình Về Phố Cổ Hội An Hay Và Chọn Lọc
-
Top 18 Powerpoint Về Phố Cổ Hội An Mới Nhất 2022 - Sen Đá Villa
-
Top 18 Powerpoint Về Phố Cổ Hội An Tiếng Anh Mới Nhất 2021
-
Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An - Luxury
-
Slide Thuyết Trình Về Phố Cổ Hội An
-
Thuyết Trình Về Phố Cổ Hội An - Địa Lí 9 - Lương Lý Công Thắng
-
BÀI THUYẾT TRÌNH CHỦ đề PHỐ Cổ Hội AN - Tài Liệu Text - 123doc
-
BÀI THUYẾT MINH VỀ HỘI AN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Diễn Thuyết "Một Thoáng...Hôi An" - TaiLieu.VN
-
(PPT) Hội An P1 Nhóm 8 Tổng Quan Du Lịch
-
Powerpoint Phố Cổ Hội An - YouTube
-
8 Bài Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An SIÊU HAY