Phố Hàng Đậu Xưa Và Nay

tin nhap 20170307085609 Phố Tây Sơn
tin nhap 20170307085609 Phố Quán Thánh

Phố Hàng Đậu dài 272m bắt đầu từ đê Yên Phụ đến ngã 6 Hàng Than, Hàng Đậu, Hàng Giấy, Hàng Cót, phố Phan Đình Phùng, phố Quán Thánh. Thế kỷ 19 thời Nguyễn phố Hàng Đậu được coi là gianh giới hai khu Cửa Bắc và Cửa Đông. Phố nằm trên đất hai thôn Phúc Lâm và Nghĩa Lập thuộc huyện Thọ Xương. Di tích của hai thôn hiện nay là Đình Phúc Lâm (số nhà 2 phố Gầm Cầu) thờ thần Mộc Thị. Đình và đền Nghĩa Lập ở số 32 Hàng Đậu thờ Tứ Vị Hồng Nương - các bà Thánh trợ giúp người đi sông biển. Đầu phố giáp chân đê xưa kia có cửa ô Phúc Lâm (còn có tên cửa Ô Tiền Trung, người dân vẫn gọi: Cửa ô Hàng Đậu. Cửa ô này đã bị dỡ khi xây cầu Dốc gạch lên cầu Long Biên.

tin nhap 20170307085609
Ảnh nguồn Internet.

Cuộc sống của người dân nơi đây xưa kia đa phần trông vào bến sông nơi thuyền bè neo đậu. Họ mở những quán cơm, nhà trọ cửa hàng cho thuê xe bò chuyên chở hàng hóa đến các chợ và các phố. Khi cầu Long Biên làm thêm hai làn đường cho xe ô tô, xe đạp và người đi bộ cùng với việc ga Đầu cầu khánh thành. Phố Hàng Đậu được quy hoạch lại. Bên dãy nhà lẻ phải sén sâu vào 10m. Mặt đường phố Hàng Đậu rộng rãi, trải nhựa phẳng lì, nhiều quán cơm, nhà trọ mở ra phục vụ hành khách đi xe hỏa, ô tô và lái buôn từ các tỉnh về Hà Nội.

Những năm 1930 - 1940 phố Hàng Đậu xuất hiện hàng loạt cửa hàng sản xuất và buôn bán các loại đồ gỗ cao cấp, sang trọng: bàn ghế sa lông, tủ búp phê, tủ com mốt đồ gỗ trang trí phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ được đóng bằng gỗ gụ, gỗ lát quý phái đắt tiền. "Buôn có bạn, bán có phường" như muốn khẳng định thương hiệu của một phố nghề mới họ gắn cho cửa hàng mình những biển hiệu đầy tự tin: Phúc Xương (số nhà 9), Phúc Long Lâm (số nhà 13), Phúc Thái (số nhà 29), Phúc Thịnh (số nhà 39), Phúc Long (số nhà 43), cụ Tài (số nhà 49)….

Là trục đường huyết mạch từ Cầu Long Biên đến khu Thành Cổ - nơi đóng binh và các cơ quan đầu não bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Một bốt cảnh sát nằm ở ngã tư phố Phan Đình Phùng và Hàng Cót là một trong hai bốt cảnh sát lớn của Hà Nội (bốt cảnh sát Hàng Đậu và bốt cảnh sát Hàng Trống) để canh giữ bảo vệ an ninh cho khu vực trọng yếu.

Hàng Đậu cái tên giản dị, khiêm nhường mà thật thân thương. Người Hà Nội đã gắn tên Hàng Đậu vào những công trình gây ấn tượng không phai mờ với thời gian cho dù những di tích này không nằm trong địa bàn phố Hàng Đậu.

Tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Hàng Đậu (còn có tên vườn hoa Vạn Xuân nhưng không mấy ai nhắc đến tên này). Những năm chiến tranh tiếng tầu điện leng keng lượn quanh tháp nước Hàng Đậu rồi chạy dọc vườn hoa Hàng Đậu đã thành kỷ niệm thân thiết không thể nào quên của người Hà Nội.

Lê Nhật Tăng

Từ khóa » Bốt Hàng đậu Thuộc Phường Nào