Phố Tràng Tiền - Báo Lao Động Thủ đô

pho trang tien Phố Hàng Khay - Phố của nhiếp ảnh

Thế kỷ XVI Chúa Trịnh cho ngăn đôi hồ Lục Thủy thành hồ Tả ngạn (nay là hồ Hoàn Kiếm) và hồ Hữu ngạn (còn gọi là hồ Thủy quân), con đường ngăn hồ để Chúa ngự từ phủ Chúa ra lầu Ngũ Long được lát đá tảng vững chắc, cao ráo, sạch sẽ, voi, ngựa qua lại dễ dàng.

Năm 1788 phủ chúa bị Lê Chiêu Thống sai quân tàn phá, thiêu hủy tan hoàng thành những đống gạch vụn, tro tàn. "Con đường Chúa ngự" bị cạy hết đá chỉ còn là lối mòn gồ ghề, cỏ dại đua chen, trời mưa nước tràn lầy lội. Năm 1874 Khu Đồn Thủy thành nhượng địa cho lãnh sự Pháp ở. Nơi đây nhà cửa luôn được xây dựng thêm. "Con đường ngăn hồ" bị bỏ hoang bỗng trở nên tấp nập với những tốp thợ nề, thợ mộc, thợ sắt qua lại hàng ngày. Các quán cơm, quán nước chè, hàng hoa quả bày bán nhộn nhịp.

pho trang tien

Ngày 17/8/1945, trên quảng trường nhà hát lớn. Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội đã chiếm diễn đàn của Tổng hội viên chức thuộc chính quyền bù nhìn. Lá cờ đỏ sao vàng từ bao lơn nhà hát lớn tỏa rộng ra phủ kín mặt trước lễ đài. Quần chúng vỗ tay vang dậy, cùng hô vang khẩu hiệu "Ủng hộ Việt Nam" "Đả đảo bù nhìn". "Việt Nam độc lập".

Ngày 19/8/1945 cuộc mít tinh của hơn hai chục vạn nhân dân Hà Nội trên quảng trường nhà hát lớn trở thành cuộc biểu tình vũ trang đi chiếm các công sở. Tòa thị chính, Sở cảnh sát Trung ương, Trại Bảo an binh, Sở mật thám, Phủ Khâm sai, mở đầu cuộc Tổng Khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Sau Cách mạng tháng 8 phố Pháp quốc, phố Bôn Be, thay tên mới: Phố Tràng Tiền, Tràng Tiền còn gọi là trường tiền, một xưởng đúc tiền dựng lên năm 1808 và đóng cửa năm 1887, cổng trước của xưởng đúc tiền, gần với phố Tràng Tiền.

Ngày nay phố Tràng Tiền vẫn là một phố Trung tâm Thương mại dịch vụ lớn. Một phố hào hoa phong nhã vào bậc nhất của Thủ đô. Tại đây nhiều cửa hàng nổi tiếng như Trung tâm Thương mại Tràng tiền (được cải tạo xây dựng lại, mở rộng trên cơ sở nhà Gooda 2 cũ. Hiệu Kem Tràng tiền một địa chí hấp dẫn người Hà Nội với món kem thật thú vị, khoái khẩu. Các khách sạn, khách sạn Dân chủ, Khách sạn Bođêga. Khách sạn 53 Tràng Tiền v.v... phục vụ chu đáo nhu cầu ăn, ở cho khách vãng lai trong nước và nước ngoài.

Nói đến Tràng Tiền có người thích thú phát hiện. Đây là phố sách. Quả vậy rải rác bên dãy chẵn là hàng chục hiệu sách quốc doanh lớn. Tổng công ty phát hành sách Trung ương, Trung tâm sách ngoại văn. Cửa hàng sách báo quốc văn. Hiệu sách Thăng Long, cửa hàng sách báo ngoại văn. Nhà in báo nhân dân... Rồi cả phố Nguyễn Xí ngắn ngủi như ngõ ngách của phố Tràng Tiền cũng là một chợ sách tư nhân, bày bán tràn ngập những cuốn sách đang sôi động hấp dẫn bạn đọc.

Phố Tràng Tiền còn là Trung tâm Văn hóa với Nhà văn hóa Thông tin 47 Tràng Tiền (nguyên là trường Cao Đẳng duy nhất của Đông dương gồm hai ngành sư phạm và Luật), nhà triển lãm Mỹ thuật, rạp chiếu bóng Công nhân, nhà hát lớn thành phố và nhất là Viện Bảo tàng lịch sử quốc gia số 1 phố Tràng Tiền, bảo tàng duy nhất ở Việt Nam giới thiệu và trưng bày toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam với 200.000 hiện vật tư liệu quý hiếm. Đến tham quan Bảo tàng du khách cảm nhận và tự hào đất nước Việt Nam có nền văn hóa phát triển rực rỡ đầy sáng tạo từ thời tiền sử đến nay, một dân tộc anh dũng mưu lược chống ngoại xâm lại cần cù lao động sáng tạo xây dựng phát triển đất nước.

Lê Nhật Tăng

Từ khóa » đường Tràng Tiền