Phối Cảnh Là Gì? - Các Khái Niệm Cơ Bản | Luyện Thi Vẽ - Zest Art
Có thể bạn quan tâm
Phối cảnh là 1 hiện tượng được ứng dụng vào hội họa để thể hiện các hình ảnh 3 chiều gần đúng trên một bề mặt 2 chiều nhờ vào các quy luật. Trong bài viết này, Zest sẽ hướng dẫn các bạn những kiến thức nền tảng và không kém phần quan trọng của phối cảnh trong việc ứng dụng vào môn vẽ.
Xem thêm: Đường chân trời – Đường tầm mắt là gì?- Phối cảnh hình họa căn bản
1. Quy luật: Gần lớn – Xa nhỏ
Đây là 1 quy luật bất thành văn để tạo hiệu ứng 3 chiều cho một bức tranh. Gần lớn – xa nhỏ là ám chỉ những vật thể ở gần mình sẽ có tỷ lệ lớn hơn so với những vật ở xa, và ngược lại. Chẳng hạn như ảnh chụp dưới đây, chúng ta sẽ thấy rằng những người ở phía xa sẽ có kích thước nhỏ hơn với nhân vật chính ở giữa hình chụp.
Nhưng trên thực tế, những nhân vật trong ảnh đều có tỷ lệ bằng nhau.
Nào, chúng ta hãy cùng xem qua một ví dụ khác:
Trong ảnh trên, chúng ta đều biết rằng bàn tay con người có kích thước rất nhỏ so với những tòa nhà cao tầng. Nhưng khi đứng đủ xa và giơ bàn tay lên, ta sẽ thấy bàn tay ta to gần bằng tòa nhà kia. Cảm giác ta có thể bắt lấy gọn những thân cây sắt, thép đấy.
Xem thêm: Ảnh hưởng góc nhìn trong phối cảnh
2. Các đường thẳng không song song
Chúng ta hãy cùng xem ảnh minh họa sau đây:
Các bạn có thấy điều gì khác lạ trong ảnh phía trên không? Những công trình kiến trúc hiện đại đều được xây dựng rất chuẩn xác. Các cạnh tòa nhà đều thẳng hàng, vuông vức và đặc biệt là song song với nhau.
Tuy nhiên trong hình trên, các cạnh ngang của tòa nhà đều không song song với nhau. Ta có thể dễ dàng thấy được các cạnh ngang tòa nhà đang hướng/ tụ về một điểm nào đó. Các đường thẳng không song song với nhau nhằm bổ trợ cho quy luật: Gần lớn – xa nhỏ.
Trong ảnh trên, ta có thể thấy hai cạnh bên của con đường đang tụ về 1 điểm, khiến cho bề ngang của con đường dần nhỏ lại ở phía xa.
Chú thích: Các đoạn màu đỏ là hai cạnh bên con đường. Các đoạn màu vàng là bề ngang con đường.
Xem thêm: Điểm tụ trong phối cảnh
Tổng kết lại, để tạo được hiệu ứng 3 chiều cho một bức tranh, ta cần phải hiểu và áp dụng được những quy luật của phối cảnh:
- Các đường thẳng song song của vật đều tụ về 1 điểm.
- Quy luật: Gần lớn – xa nhỏ.
Ngoài những việc trên, chúng ta cũng không được quên luyện vẽ thường xuyên để cải thiện kỹ năng. Zest hy vọng những kiến thức nêu trên có thể trở thành một hành trang hỗ trợ các bạn trong quá trình học, luyện tập và chinh phục được đam mê, mong muốn của mình trên con đường hội họa.
Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest
Tác giả: GV Đức Trí – Team Zest luyện thi
Cùng xem thêm video “Hướng dẫn vẽ phối cảnh” do giảng viên Đức Trí chia sẻ nhé.
Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.
Từ khóa » Công Thức Phối Cảnh Là Gì
-
Nghiện Hóa Học - [CÔNG THỨC PHỐI CẢNH] Trước Khi Bước đầu...
-
Các Công Thức Vẽ Phối Cảnh - MyThuatMS
-
Công Thức Phối Cảnh Là Gì - 123doc
-
PHỐI CẢNH LÀ GÌ, PHỐI CẢNH 1,2,3 ĐIỂM TỤ - Jolla Art
-
Phối Cảnh Là Gì Và Cách Tạo Các Phối Cảnh Trong Nhiếp Ảnh
-
[PDF] Bài 1: HÓA HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
-
Lý Thuyết Vẽ Phối Cảnh
-
Phối Cảnh – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] CHƯƠNG IA: ĐỒNG PHÂN
-
HÓA HỌC LẬP THỂ VÀ BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN By Dạy ... - Issuu
-
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam - SlideShare
-
Top 12 Công Thức Phối Cảnh - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Phối Cảnh 1 điểm Tụ Là Gì - Xây Nhà