Phôi Nấm Mỡ
Có thể bạn quan tâm
Phôi nấm mỡ VBio hay còn có tên khác là nấm trắng, nấm ma cô. Nấm mỡ là loại nấm ăn được trồng phổ biến nhất trên thế giới bởi chúng dễ trồng. Loại nấm này được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Hiện nay giống nấm mỡ được đội ngũ kĩ sư, thạc sĩ sinh học của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nuôi cấy tại Viện.
Phôi nấm mỡ VBio của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng nuôi cấy tại Viện
Hình dạng của nấm mỡ
Nấm mỡ có mũ nấm màu xám-nâu nhạt, đường kính mũ nấm 5-10 cm. Thân nấm hình trụ cao 5-6 cm. Với các chủng nấm trồng được lựa chọn có màu sáng hơn.
Mũ nấm: Mũ nấm khởi đầu có hình một cái khuy áo với mũ vun tròn, màu trắng và đôi khi có những vẩy nhỏ, có hình bán cầu, thịt dầy, màu trắng sáng. Lúc đầu lồi, sau đó phẳng dần, đường kính mũ nấm 5-10 cm. Phía dưới mũ nấm là các vách sản sinh bào tử hẹp, bào tử ban đầu màu hồng sau đó chuyển thành màu đỏ và cuối cùng chuyển thành màu sôcola. Không nên ăn nấm già khi bào tử đã chuyển sang màu đậm. Màu sắc mũ phổ biến là màu trắng, mặt đưới mũ có màng che các phiến, khi già màng che bị rách, các phiến sẽ chuyển từ trắng sang đen, đó cũng là màu của bào tử. Tai trưởng thành xoè ra hình tán dù.
Bào tử: Hình trứng gần tròn, kích thước 4-7.5 x 4-5.5μm. Màu nâu chocolate. Cuống nấm: Cuống rắn chắc, đặc tròn và ngắn.Cao 3-6cm cao và dầy 1.5-2cm. Đây là loài nấm trồng, ít gặp sống nơi hoang dại. Tuy nhiên khu vực gần các trang trại trồng nấm, dạng mọc hoang dại ngày càng phổ biến.
Sinh thái: nấm mỡ có nguồn gốc ôn đới. Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn hệ sợi phát triển là 24-25 độ C, giai đoạn hình thành cây nấm là 16-18 độ C. Độ ẩm trong cơ chất từ 55-65%. Độ ẩm không khí ≥ 80%. Độ pH = 6-7. Ánh sáng: không cần kể cả khi ra quả thể. Độ thông thoáng: vừa phải.
Giá trị dinh dưỡng của nấm mỡ Theo ước tính trong 100g nấm mỡ tươi có chứa một lượng protid – một loại đạm rất tốt cho cơ thể. Trong nấm còn có một lượng chất xơ, chất tro, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, C cần thiết. Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều loại acid amine quý như threonine, alanine, aspartic acid, leucine, citrulline, glycine, glutamic acid, sarcosine, proline…Cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác như Na, K, Mn, Zn, Cu.
Ngoài ra, nấm mỡ còn cung cấp các chất khoáng như selen, kali, dồng, sắt và kẽm cũng như các loại vitamin khác bao gồm thiamin, pantothenic acid, riboflavin, niacin và vitamin C, vitamin D. Hàm lượng vitamin D trong nấm mỡ sẽ tăng đáng kể nếu được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trước hoặc sau khi thu hoạch. Nấm cũng có hàm lượng vitamin D cao sẽ chuyển sang màu nâu và mất đi màu trắng đặc trưng. Hàm lượng vitamin D trong loại nấm này cũng có thể tăng lên tới 800IU trong mỗi khẩu phần ăn.
Công dụng của nấm mỡ theo y học cổ truyền Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, nấm có vị ngọt, tính mát, có công dụng bổ tỳ ích khí, nhuận phế hóa đàm, tiêu thực lý khí, rất thích hợp cho những người chán ăn mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, viêm phế quản mạn tính, viêm gan mạn tính, hội chứng suy giảm bạch cầu…
Công dụng của nấm mỡ theo y học hiện đại Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ nấm mỡ ra một chất, được gọi là PS-K. Chất này có công dụng kháng ung thư, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học đã thực hiện khảo nghiệm lâm sàng đối với ung thư vú và ung thư da cho thấy hiệu quả khá tốt.
Xem các công dụng và cách sơ chế nấm mỡ VBio tại: https://vbio.vn/nam-mo/
Kỹ thuật trồng nấm mỡ VBio
Thời vụ nuôi trồng nấm mỡ VBio: Nấm mỡ chủ yếu trồng ở các tỉnh phía Bắc, miền Nam nấm được trồng ở Đà Lạt. Vụ nấm kéo dài từ 15/10 năm trước tới 15/4 năm sau. Nhưng thời gian ủ rơm rạ chỉ giới hạn từ 15/10 đến 5/12 dương lịch hàng năm. Tốt nhất là ủ rơm rạ từ 15/10 đến 15/11. Nếu làm sớm hoặc làm muộn hơn sẽ gặp thời tiết không thuận lợi, dẫn đến năng suất thấp.
1. Xử lý nguyên liệu (chế biến compost- cơ chất) trồng nấm mỡ: Công thức 1: – Rơm rạ khô: 1.000kg. – Đạm Urea: 5kg. – Đạm sulfat amon (SA): 20kg. – Bột nhẹ (CaCO3) 30kg. – Super lân (P2O5) : 30kg.
Công thức 2: – Rơm rạ khô: 1.000kg. – Đạm Urea: 3kg. – Phân gà khô: 150kg. – Bột nhẹ (CaCO3): 30kg. – Ở nước ta phần lớn lao động thủ công nên khi sử dụng công thức 2 phải chú ý vấn đề vệ sinh lao động. – Có thể tăng, giảm lượng nguyên liệu chính là rơm rạ và các chất phụ gia điều chỉnh theo tỷ lệ của công thức nhưng đống ủ phải tối thiểu có từ 500kg rơm rạ mới đảm bảo quá trình lên men sinh nhiệt hữu hiệu.
2. Quy trình công nghệ xử lý nguyên liệu: * Cách làm ướt rơm rạ: – Rơm rạ khô được làm ướt trong nước vôi (theo tỷ lệ 1 tấn rơm rạ cần 10kg vôi đã tôi) bằng các cách sau: + Đổ nước vôi đã gạn trong vào bể khoảng 3,5 – 4kg vôi đã tôi cho 1m3 nước) ngâm rơm rạ chìm trong nước vôi 15 – 30 phút, vớt ra để ráo bớt nước rồi ủ đống. + Ngâm rơm rạ xuống ao hồ, kênh rạch,… vớt lên bờ cứ 1 lớp rơm rạ 20- 30cm lại tưới một lớp nước vôi (dùng ô doa tưới). + Rải rơm rạ ra sân bãi, phun nước trực tiếp bằng máy bơm hoặc ô doa trong nhiều giờ (kiểu mưa dầm) đến khi rơm rạ đủ ướt sẽ có màu nâu sẫm, lấy nước vôi tưới lên lượt cuối cùng và ủ đống. + Lợi dụng trời mưa, tung rơm rạ ra sân, tưới lại bằng nước vôi đợt cuối rồi ủ đống. * Ủ đống và quá trình đảo ủ nguyên liệu: – Khi rơm rạ đã được làm ướt theo các cách trên để róc nước hoàn toàn (12-24 giờ) bắt đầu chất đống ủ và tiến hành đảo ủ theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quá trình đảo ủ nguyên liệu rơm rạ (compost) và các công đoạn nuôi trồng nấm mỡ. – Quá trình ủ đống, đảo nguyên liệu và bổ sung hoá chất được tiến hành cụ thể như sau: + Sàn đống ủ có kệ lót cách mặt đất 15 – 20cm. Đống ủ ban đầu có kích thước: Rộng 1,5 – 1,6m; cao 1,6 – 1,8m; chiều dài tuỳ theo lượng rơm rạ (1 tấn có chiều dài 4,5m) cứ 1,5m có 1 cọc thông khí. Thể tích ban đầu của đống ủ là khoảng 13 – 14m3/ 1 tấn rơm rạ. Làm theo cách này ta không phải cân.. – Khi chất đống ủ trộn đều đạm Ure với đạm sulfat amon (SA) cứ 1 lớp rơm rạ cao 30cm thì rắc 1 lớp phân đạm cho đều làm sao khi đủ rơm thì vừa hết đạm. – Các lần đảo rơm sau theo thời gian và thứ tự bổ sung hoá chất như sơ đồ trên và tuân thủ các nguyên tắc. + Đảo đều nguyên liệu từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, rũ tơi rơm khi đảo ủ. + Ngày đầu có thể nén chặt rơm rạ, các lần đảo tiếp sau, khi chất rơm tuyệt đối không được nén để tạo độ thông thoáng cho đống ủ lên men tốt. + Mỗi lần đảo đều kiểm tra độ ẩm và chỉnh độ ẩm của rơm thật chuẩn. Nếu thấy nguyên liệu khô (vắt chặt không có nước chảy ra tay) cần bổ sung thêm nước, nguyên liệu quá ướt (vắt rơm có nước chảy thành dòng) cần phơi lại, sau đó mới ủ đống. Thường phải bổ sung thêm nước từ lần đảo thứ 3 trở đi. + Trời gió mạnh hoặc quá lạnh cần che phủ xung quanh đống ủ để giữ nhiệt và giữ ẩm trong đống ủ. + Nếu trời mưa to, ủ đống ngoài trời cần tạo mái đống ủ có hình mui rùa hoặc che đậy ở nóc để tránh nước mưa thấm sâu vào trong đống ủ. + Nền (đáy) đống ủ phải thoát nước tốt. + Nhiệt độ đống ủ phải đạt 75 – 80oC trong khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi ủ đống. + Khi kết thúc quá trình ủ đống (giai đoạn lên men chính) 14 – 16 ngày, compost đạt tiêu chuẩn: độ ẩm 65 – 70%, pH= 7 – 7,5, rơm rạ có màu nâu hạt dẻ, còn nguyên hình sợi rơm, có mùi dễ chịu và không còn mùi khai của amoniac. Nắm chặt, nguyên liệu dính vào nhau như cục đất sét, khi gỡ ra không bị nát vụn.
3. Lên men phụ và vào luống: * Lên men phụ: Sau thời gian ủ đống 14 ngày và tiến hành đảo nguyên liệu 4 lần gọi là giai đoạn lên men chính, vi sinh vật trong đống ủ vẫn tiếp tục hoạt động và sinh nhiệt, gây mùn hoá. Lúc này ta phải tạo đống ủ thấp bằng một nửa đống cũ để nhiệt độ đống ủ giảm xuống, đây gọi là giai đoạn lên men phụ kéo dài 5 – 7 ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 28 – 300C ta tiến hành đưa compost vào luống. * Vào luống: Rũ tơi composts để bay hết hơi nóng, chỉnh độ ảm thật chuẩn (cầm một nắm rơm bóp chặt có nước rỉ ra ở kẽ ngón tay), xếp rơm thành từng lớp đứng liên tiếp có độ dày 12- 14cm (lớp thứ nhất), có độ chặt tương đối, bề mặt bằng phẳng. Phủ tiếp lên lớp thứ nhất một lớp rơm rạ đã ủ dày 3-4cm, ấn chặt vừa phải, (lớp thứ hai) lớp này để cấy giống nấm cho dễ. Trung bình 1 tấn rơm rạ khô sau khi vào luống được diện tích từ 40- 45m2. – Trong nhà hoặc lán trồng nấm phải được vệ sinh nền tường, mái trước khi vào luống. – Nếu là nền gạch, nền xi măng không cần lót nilon cần tưới ướt nền trước khi vào luống. Nền đất và trên giàn giá cần lót nilon (loại tái sinh) có thể đục lỗ để thoát nước. – Bố trí luống nấm phải để lối đi và thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hái nấm. – Dùng vật liệu bằng gỗ, nan tre làm gờ chắn luống nấm hoặc đơn giản là dùng bùn để trát vào gờ luống để định hình và giữ ẩm cho luống nấm.
4. Cấy giống nấm mỡ: – Giống nấm mỡ đựng trong túi nilon hoặc chai, trọng lượng trung bình khoảng 0,5kg/ 1 túi. Trước khi cấy giống cần: + Kiểm tra nhiệt độ luống nấm giảm xuống 28 độ C trở xuống thì mới được cấy giống. Nếu mặt luống bị khô thì tưới nước (0,2- 0,3 lít/m2) trước khi cấy giống ít nhất từ 4 – 6giờ. + Kiểm tra thật kỹ xem giống có bị nhiễm bệnh không. Túi giống bị chua hoặc mốc xanh, đen phải bỏ. – Xé bao nilon, dùng tay bẻ tơi các hạt giống rắc đều trên bề mặt. Lượng giống cho 1m2 khoảng 300 – 350 gam. Lấy tay hoặc cào sắt (cào 5 răng dài 5cm) giũ nhẹ để các hạt giống lọt xuống dưới lớp rơm rạ từ 3- 4cm (lớp thứ hai khi vào luống). Sau đó dùng 1 lớp compost dày 2cm rắc đều, dùng tay hoặc mảnh gỗ ấn nhẹ, lấp phẳng bề mặt luống nấm, đảm bảo cho hạt giống đều nằm chìm và tiếp xúc tốt với compost trồng nấm. Nếu cẩn thận và làm ít có thể dùng giấy báo đậy kín bề mặt luống nấm. Để sau 3-4 ngày bắt đầu tưới nước trực tiếp trên mặt báo (Không để đọng nước trên mặt báo phủ) hoặc tưới nhẹ lên lớp rơm rạ bảo vệ giống để giữ ẩm. Sau 12-15 ngày kể từ lúc cấy giống thì phải phủ đất.
5. Đất phủ và cách phủ đất: – Nấm mỡ bắt buộc phải có lớp đất phủ trên bề mặt luống mới có nấm mọc. – Đất phủ có kết cấu viên, dạng đất thịt nhẹ giàu chất hữu cơ (thường lấy ở tầng canh tác lúa, rau màu) có pH= 7 – 7,5; kích thước từ 0,3 – 1,5cm. * Cách làm và phủ đất: – Dùng cuốc, xẻng đập nhỏ đất, lấy sàng có nan thưa lắc nhẹ loại bỏ đất bột, vụn. Phần còn lại bằng hạt ngô trở lên (kích thước 0,3- 1,5cm) là được, đem phơi khô. – Lượng đất phủ dày 2,0- 2,5cm; cần khoảng 25- 30 kg đất/ 1m2 luống nấm. – Trước khi phủ đất thu nhặt lớp giấy báo, kiểm tra sợi nấm mọc đều trên mặt luống và ăn sâu vào cơ chất có màu trắng bạc như tàn thuốc lá là đủ điều kiện phủ đất. Nếu mặt luống khô, tưới nhẹ cho ẩm đều. Đổ nhẹ đất viên trên mặt luống, dùng tay hoặc bàn gạt san đều đất dày 2,5-3cm. – Sau khi phủ đất xong trong khoảng 3- 4 ngày tưới nước nhiều lần đủ ẩm toàn bộ lớp đất phủ (bẻ viên đất không còn lõi trắng). Các ngày tiếp theo giảm lượng nước tưới, duy trì độ ẩm liên tục như đất gieo hạt rau cho tới khi nấm mọc (sau khi phủ đất 15- 20 ngày có nấm mọc bói) .
6. Chăm sóc và thu hái nấm mỡ: – Nấm mỡ mọc quả thể rất phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ các đợt gió mùa đông bắc. Mùa đông trời rét đậm, rét dài thì nấm mọc liên tục. – Khi thấy nấm bắt đầu xuất hiện (có các chấm nhỏ màu trắng như hạt ngô) điều chỉnh lượng nước tưới theo mật độ và độ lớn cây nấm. Nấm ra càng nhiều, càng lớn thì lượng nước tưới cũng nhiều hơn. Tuỳ thuộc vào thời gian và thời tiết (nhiệt độ trong ngày, độ ẩm, tốc độ gió) để điều chỉnh hệ thống cửa ra vào và lượng nước tưới. Khi tưới phải tưới ngửa vòi hoặc cao vòi cách mặt luống (40- 50cm) để không bị nát đất và ẩm đều, tưới đi tưới lại 2, 3 lần làm sao chỉ ẩm đất, không có nước thấm nhiều xuống lớp giá thể. Giai đoạn chăm sóc, thu hái cần chú ý:
* Thông thoáng: – Thời kỳ nuôi sợi không cần nhiều O2 tự nhiên nên chỉ cần thông khí vừa phải. ngày mở cửa 2 lần, mỗi lần 15- 20 phút. – Thời kỳ nấm mọc sử dụng nhiều O2 tự nhiên, nồng độ CO2 trong phòng trồng nấm lên cao. Tăng cường mở cửa nhiều lần trong ngày để điều hoà không khí. – Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ trong phòng cần thông thoáng để nhiệt độ phòng giảm xuống nhanh hơn. Khi nhiệt độ trong phòng tăng cao, thông thoáng kém thì nấm phát triển nhanh, cuống dài và nhỏ, mũ bé và nhanh nở xoè ô. – Tưới nước không đủ (quá khô) nấm không lên khỏi mặt đất, cuống rất ngắn “gốc” phình to dạng củ, mũ lớn hơn bình thường, mọc lác đác. – Độ ẩm không khí quá cao (độ ẩm bão hoà 100%) kéo dài liên tục nhiều ngày thì trong quả nấm có những vết đen, vi sinh vật và sâu bệnh xuất hiện nhiều. – Lượng O2 không đủ nấm có dạng mũ bé, cuống to. – Trao đổi không khí quá mạnh (gió lùa nhiều) nấm có màu vàng, mũ xuất hiện vảy.
* Hái nấm: – Hái nấm trước khi nấm rách màng bao, đường kính mũ nấm từ 2,0-6,0cm, thích hợp cho việc bán tươi và chế biến. – Dùng tay nhẹ nhàng xoáy quả nấm, lấy hết phần gốc và cuống nấm, dùng dao cắt ngang cuống nấm dài 0,5- 1cm. Nếu nấm mọc thành cụm thì nên hái cả cụm, tránh hái tỉa. – Dừng tưới nước trước khi hái từ 4- 5giờ để nấm không bị bẩn. Sau khi hái xong cần phải nhặt bỏ các gốc, “rễ già”, nấm nhỏ bị chết, bổ sung thêm đất phủ vào những nơi bị hao hụt do thu hái. Sau đó tưới nước như bình thường. – Quá trình thu hái, chăm sóc kéo dài khoảng 2,0- 2,5 tháng thì kết thúc, nếu trời hết lạnh hoặc cơ chất hết dinh dưỡng thì hết nấm.
Mua phôi giống nấm mỡ uy tín, chất lượng ở đâu? Nếu bạn muốn tìm địa chỉ cung cấp nấm nói riêng và các thực phẩm, nông sản sạch nói chung thì hãy lựa chọn Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm sạch, uy tín và chất lượng nhất. Với chuỗi cung ứng rộng khắp và mang trong mình sứ mệnh tạo ra sự tin tưởng, an tâm từ phía khách hàng, suốt nhiều năm qua Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng đã nhận được hàng nghìn đơn hàng từ phía đối tác.
Tại Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng, khách hàng sẽ nhận được những sản phẩm sạch, an toàn nhất. Cùng với đó là sự phục vụ tận tình, giao hàng nhanh chóng, tiết kiệm. Đến với Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng, bạn có thể thoải mái lựa chọn các loại giống phôi nấm như: Phôi nấm mộc nhĩ, phôi nấm đùi gà, phôi nấm hương, nấm hoàng đế, phôi nấm sò, nấm bào ngư, phôi nấm mối, nấm rơm,..Tất cả các sản phẩm được chúng tôi nuôi cấy tại trang trại của công ty và có giấy kiểm định chất lượng.
Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:
Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: vbio.vn Email: vbiovn1@gmail.com
Từ khóa » Mua Phôi Nấm Rơm ở Hà Nội
-
Mua Meo Nấm Rơm ở đâu?
-
Meo Nấm Rơm Thần Nông (550g) - Chất Lượng Thay Lời Nói
-
PHÔI NẤM SẠCH - Home | Facebook
-
địa Chỉ Mua Meo Nấm Rơm ở Miền Bắc ? - Agriviet
-
Meo Nấm Rơm 100G
-
Giá Nấm Rơm Và Meo Nấm Rơm. Địa Chỉ Bán Meo Nấu Rơm Trên Toàn ...
-
địa Chỉ Mua Meo Nấm Rơm ở Miền Bắc ?
-
Bán Lẻ Phôi Nấm Mối Đen Trồng Tại Nhà Và Cho Nông Trại
-
Nơi Bán Meo Nấm Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất - Websosanh
-
Meo Nấm Rơm Sạch VBio
-
Top 3 địa Chỉ Bán Nấm Sạch Tại Hà Nội
-
Mua Meo Nấm Rơm Ở Đâu - BeeCost