Phôi Nấm Sò

Phôi nấm sò được các thạc sĩ nghiên cứu sinh học của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng cấy trồng tại phòng thí nghiệm của công ty. Phôi nấm sò này còn gọi là nấm bào ngư, nấm hương chân ngắn, nấm sò xám,…là một loại nấm ăn có hàm lượng đạm tương đối cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe được ưa chuộng trong chế biến món ăn hàng ngày của gia đình, nhà hàng, quán ăn, quán lẩu….

nấm sò xám

Ngoài giá trị dinh dưỡng, Nấm sò còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng các bệnh như làm “hạ huyết áp, chống béo phì, hỗ trợ bệnh đường ruột, tẩy máu xấu…“.

nấm sò chữa bệnh

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao, Công ty Cổ phần Sumo Nhật Việt và các trang trại đối tác đã thực hiện nuôi trồng nấm sò đại trà trên quy mô rộng lớn dựa vào quy trình công nghệ được chuyển giao bởi Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng, mang đến sản phẩm nấm sò. Sản phẩm nấm ăn tươi ngon, được nuôi trồng trên 100% cơ chất hữu cơ an toàn, thu hái đúng thời điểm.

Môi trường sống Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển giao động biên độ khá rộng từ 21 – 35oC, tốt nhất nên giao động trong khoảng 25 – 30 độ C Ánh sáng khuếch tán có thể đọc sách được hoặc tối hơn 50 – 150 lux. Độ thông thoáng vừa phải, không có gió nóng lùa trực tiếp. Độ ẩm môi trường: 70% – 85%. Khi trồng thực tế sẽ khác rất nhiều nhưng những yếu tố cơ bản mọi người cũng nên biết.

Môi trường nuôi trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới rất nhiều chất lượng và năng xuất nấm nên mọi người hãy xem kỹ bài về cách dựng trại trồng nấm tại đây. Làm trại chuẩn một chút khi trồng nấm sẽ đỡ vất vả hơn, nhưng vẫn khuyên là phải đi thực tế xem một số nơi đang nuôi trồng rồi hãy làm.

Thời vụ trồng nấm Nên chọn giống nấm chịu nóng hoặc chịu lạnh tùy vào khu vực, với khí hậu Miền Nam bạn có thể trồng quanh năm với giống nấm chịu nóng. Trong khi ở các tỉnh Tây Nguyên nên chọn giống nấm chịu lạnh như giống bào ngư xám Tú Trân…

Tránh trồng vào thời điểm quá lạnh, nhiệt độ nên ở mức mát mẻ (có thể hơi lạnh nhẹ) đến nóng ấm.

Nên mọi người hãy xem thời tiết ở khu vực mình để chọn ra thời điểm thích hợp để trồng nấm.

phôi nấm sò

Vệ sinh xử lý nhà trồng nấm Giữ nơi nuôi trồng nấm sạch sẽ là điều nên làm thường xuyên, khi trại dơ bẩn thì nấm sẽ bị các loại côn trùng phá hoại. Bịch phôi cũng sẽ bị các loại bọ phá, ăn mùn cưa mục dẫn đến bịch nhanh hư như bị mốc.

Trước khi đem bịch về treo trong trại nên để trại trống ít nhất 1 tuần, kéo hoặc gỡ hết bạt lưới côn trùng đã thưng xung quanh cho thoáng

Vệ sinh trại bằng vôi bột bằng cách rải trên mặt nền, đeo khẩu trang và mang bao tay vào trước khi thực hiện. Dùng tay rải (ném nhẹ) đều vôi hết nền trại và xung quanh trại, chỉ cần cảm thấy đều là được không cần phải liều lượng chính xác. Dùng thuốc Regent pha theo liều lượng trên bao bì hoặc nhẹ hơn 1/2 rồi xịt lên bạt, dây treo, kệ… để diệt hoặc xua đuổi ruồi bọ.

Để vài ngày rồi có thể dùng nước xịt qua rửa lại trại cho sạch.

Trong quá trình nuôi trồng nếu cảm thấy nền trại bị nhiễm có nhiều nấm mốc phát triển lúc đấy nên rải vôi bột như ở trên rồi kéo bạt lên cho thông thoáng.

Nên để ý những bịch bị rách (bên hông hoặc phía sau bịch), khi nấm ra chúng ta sẽ khó phát hiện, nên nấm dễ bị nhũn thối, mốc xanh mốc đen. Dễ gây hư bịch và một phần kéo sâu bọ tới phá, vì vậy phải nên để ý kỹ.

Quét dọn sạch sẽ sau khi thu hái nấm hoặc sau khi vệ sinh cổ bịch.

Cách trồng bào ngư xám tại nhà Đây là phần Tú hướng dẫn thêm dành cho những người muốn trồng một ít nấm tại nhà để ăn, nhưng nếu làm như quy trình trên thì tương đối phức tạp vì số lượng phôi tương đối ít chỉ khoảng vài bịch đến vài chục.

Nơi để bịch: ở bất cứ nơi nào trong nhà miễn là mát có ánh sáng nhẹ, tránh nắng chiếu trực tiếp nhé. Kinh nghiệm đơn giản cho dễ hiểu là môi trường mát mẻ có độ ẩm như phòng tắm. Sắp xếp bịch: Với số lượng ít chúng ta chỉ cần xếp so le hình kim tự tháp, không cần treo cầu kỳ như khi nuôi theo mô hình lớn để kinh doanh. Chăm sóc: Dùng bình phun nước tưới cây loại 1 -2 lít, dùng tưới trực tiếp lên phôi để tạo độ ẩm và giữ nhiệt mát. Cảm thấy nóng oi bức là xịt cho bầu nấm (phôi) với môi trường xung quanh và phía trên phải được phủ một lớp khăn có thấm nước để giữ ẩm. Không cần phải tưới sốc nhiệt mà nên xịt nước nhẹ vào thẳng cổ bịch sẽ giúp nấm ra đều hơn.

bịch phôi nấm sò

Phương pháp chăm sóc Khi vận chuyển phôi trên các xe tải không nên thưng kín bạt mà nên để hở ra cho thông thoáng, đặc biệt nên xuất bịch xuống xe càng sớm càng tốt và đem đi treo ngay. Nếu treo không kịp tránh chất ủ đống san sát nhau, điều này gây nóng hầm bịch, dễ bị chết tơ. Đây là kinh nghiệm thực tế và không ít người đã bị, nên mọi người lưu ý kỹ vấn đề này.

1.Treo bịch và để nguyên không tưới lên bịch (thông thoáng, mát mẻ, tưới nền, hạn chế nước vàng trong bịch)

2.Đợi nấm ra bói lác đác đều một số bịch, rút bông đóng nắp toàn bộ (hoặc bịch đủ 60 – 65 ngày kể từ ngày cấy giống)

3.7 – 10 ngày mở nắp cho nấm ra, trước khi mở nắp tưới nước lên bịch trước 1 ngày (trời nóng tưới 2 lần/ngày), tưới nhiều và đều như mưa to mưa dầm hay còn được gọi là tưới sốc nhiệt. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách để nấm ra, và Tú đã viết riêng bài cách tưới nấm bào ngư đúng để mọi người tiện theo dõi.

4.4 – 5 ngày thu nấm, tưới nước thêm lên nấm sau khi nấm chui ra khỏi cổ (sờ vô tai nấm thấy ẩm mát )

5.Thu hái nấm và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nếu muốn để qua ngày, cho nấm vào túi nilon buộc kín và thổi phồng lên.

6.Vệ sinh bịch sau khi hái nấm càng sớm càng tốt, tránh bị thối gốc gây mốc đen hoặc xanh, chỉ cạo ra những chân nấm còn sót lại, không cạo sâu vô mùn cưa.

7.Vệ sinh xong đóng nắp, đóng càng sớm càng tốt tránh bị côn trùng vô phá, tuy nhiên nếu cổ bịch mùn cưa còn quá ướt do tưới nhiều nước thì nên để 1 ngày sau cho khô bớt rồi hãy đóng nắp

Lưu ý: Duy trì độ ẩm 70 – 90% trong suốt quá trình mở nắp cho ra nấm (trung bình 80%), có thể tưới nền hoặc phun sương. Hạn chế để nước chảy ngược vào trong cổ bịch quá nhiều Tránh gió lùa trực tiếp vô nấm hoặc bịch đang mở nắp gây khô nấm/khó phát triển, khô cổ bịch khó ra nấm.

phôi nấm sò tím

Cách thu hái nấm Nấm kích thước trung bình từ 5 -7cm thì nên thu hái là vừa, tránh để nấm quá to, như vậy nấm sẽ ra đều ở các đợt sau hơn, tránh bị suy bịch. Nhưng cũng còn tùy vào đầu ra của mọi người thế nào, nên mình hãy điều chỉnh sao cho hợp lý.

Nấm không thể lớn đồng đều với nhau 100% được, những bịch nào nấm ra sớm thì chúng ta đi hái trước, bịch nào ra hơi chậm chúng ta để lại hái sau.

Nên thu hái nấm sau khi tưới nước ít nhất là 3 tiếng đồng hồ trở lên, như vậy nấm mới giòn và ngon, ngoài ra còn giúp bảo quản được nấm lâu hơn. Cách bảo quản nấm bào ngư tươi Hái nấm xong phải để nơi thoáng mát, sau đấy sắp nấm cho vào túi nilon thổi hơi phồng lên và buộc kín miệng túi, với cách này có thể được trong ngày ở điều kiện thời tiết mát. Mỗi túi nilon như hình bên dưới nên để tối đa khoảng 1kg nấm tươi. Nếu muốn bảo quản lâu 2 – 3 ngày phải cho túi nấm vào phòng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.

Không nên nhồi nhét nhiều nấm vào 1 túi rồi buộc chặt, như vậy làm nấm bị dập và biến dạng.

Mua phôi nấm sò ở đâu chất lượng? Với mong muốn giúp người dùng được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng – đứng đầu là Ths. Phạm Thị Thủy cùng đội kỹ sư trẻ đã nghiên cứu, đưa ra quy trình chuẩn để nuôi trồng thành công nấm sò trên 100% cơ chất hữu cơ. Toàn bộ nguồn giống gốc đều được lấy từ Nhật bản, sau đó Viện sẽ tiến hành chọn lọc, lưu giữ nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu nhất trong tất cả các sản phẩm nấm khi đến tay quý khách hàng.

phôi nấm sò

Khu nuôi trồng nấm sò của Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Để được tư vấn mua sản phẩm tốt nhất mời quý khách liên hệ theo địa chỉ:

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: vbio.vn Email: vbiovn1@gmail.com

Từ khóa » Mua Phôi Nấm Trồng Tại Nhà