Phòng Bệnh đường Hô Hấp Khi Thời Tiết Lạnh - Sở Y Tế Hà Giang
Có thể bạn quan tâm
Trong tiết trời mùa đông giá rét như những ngày gần đây, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh giảm xuống dưới 100C, đặc biệt là tại các huyện vùng cao nhiệt độ xuống 10C thậm chí dưới 00C đã xuất hiện băng tuyết. Thời tiết không chỉ làm cho những người lớn thấy sức khoẻ của mình bị ảnh hưởng, mà đặc biệt là đối với những cơ thể có sức đề kháng yếu như trẻ em, người cao tuổi, người ốm, người mắc các bệnh mạn tính cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh do thời tiết lạnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Bệnh về đường hô hấp thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa nhất là từ thu sang đông và từ đông sang xuân, khi môi trường nóng, lạnh đột ngột, độ ẩm cao.
Đường (hệ thống) hô hấp ở người được phân thành hai loại, đó là đường hô hấp trên (miệng, mũi, họng, hầu, thanh quản, các xoang…) và đường hô ấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận dùng và phế nang, tất cả các bộ phận này được tạo thành phổi). Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Chức năng của đường hô hấp dưới là thực hiện lọc không khí và trao đổi khí, tức là nơi trao đổi khí oxy và thải khí cacbonic. Hầu hết bệnh đường hô hấp do tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào theo đường không khí. Trong khi đó không khí có vô vàn vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virút và vi nấm), hơn nữa thời tiết lạnh là điều kiện rất thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. Mặt khác, sự phát triển bệnh ở người còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể.
Biểu hiện của người mắc bệnh về đường hô hấp thường là: Mệt mỏi, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi và kèm theo ho, thở nhanh bất thường, môi tím tái, chân tay lạnh... Vì vậy, khi thấy người trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ có một trong các biểu hiện như trên cần ủ ấm và đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và cứu chữa kịp thời. Bởi nếu không được khám bệnh và được các bác sỹ chăm sóc, mà người nhà tự đi mua thuốc về uống sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, nhờn thuốc, bệnh trở nên nặng hơn, nguy kịch hơn.
Các biểu hiện của bệnh về đường hô hấp khi đã trở nên nguy hiểm đến tính mạng là: Sốt cao, khó thở, trẻ em thì thở khò khè, rút lõm lồng ngực, quấy khóc, bỏ bú… người già thì mệt mỏi, sốt cao, chân tay lạnh, khó thở…
Để phòng chống bệnh về đường hô hấp trong mùa lạnh cần:
Mặc ấm, hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm và khi quá khuya. Đeo khẩu trang, quàng khăn, đi găng tay, đi tất chân để tránh tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh. Ở trong phòng kín tránh gió lùa nhưng phải đảm bảo sự thông thoáng.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa, ăn đồ ấm nóng, tránh ăn những thức ăn quá lạnh, cần uống nước ấm. Đối với trẻ em cần cho trẻ ăn bổ sung thêm các bữa phụ và tăng cường ăn rau, củ, quả để tạo ra năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi trẻ bị bệnh cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh trẻ bị nôn, trớ. Nếu trẻ nhỏ cho trẻ bú nhiều lần hơn. Khi ngủ cần chú ý đắp chăn để tránh trẻ bị cảm lạnh do ngủ không đủ ấm.
Lưu ý: Để phòng các bệnh về đường hô hấp trong mùa lạnh cho trẻ, quan trọng nhất là có 1 chế độ dinh dưỡng tốt, ăn đủ chất dinh dưỡng, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, uống vitamin A theo hướng dẫn của thầy thuốc. Giữ cho trẻ ấm về mùa đông, thoáng mát khi thời tiết nóng.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay cần đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách nơi đông người, thường xuyên rửa tay, sử dụng các dung dịch vệ sinh mũi họng để đường thở luôn sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Từ khóa » đeo Khẩu Trang đi Ngủ Có Tốt Không
-
Có Nên đeo Khẩu Trang Khi đi Ngủ để Phòng Chống Virus?
-
Đeo Khẩu Trang Khi đi Ngủ. - CIH
-
08 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VÀ THỰC HIỆN KHI CÁCH LY TẠI NHÀ
-
Nên Hay Không Nên đeo Khẩu Trang Khi Ngủ để Phòng Ngừa Virus ...
-
Trường Bắt Học Sinh đeo Khẩu Trang Khi Ngủ, Có đúng Hướng Dẫn ...
-
Lưu ý Về đeo Khẩu Trang Ngừa Lây Nhiễm COVID-19
-
COVID-19 Và Khẩu Trang: Một Số Lời Gợi ý Cho Gia đình - UNICEF
-
Phần Lớn Các Ca Lây Nhiễm COVID-19 Do Tiếp Xúc Rất Gần, Không đeo ...
-
[PDF] 2m Thân Gửi đến Các Nhân Viên Người Nước Ngoài đang được Thuê ...
-
Y Bác Sĩ điều Trị Bệnh Nhân Covid-19, đeo Khẩu Trang Cả Khi Ngủ
-
NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐEO KHẨU TRANG ĐỐI VỚI LÀN DA ...
-
Covid-19: Tác động Của Việc đeo Khẩu Trang đối Với Trẻ Nhỏ - BBC
-
Các Loại Khẩu Trang Và Mặt Nạ - Các Triệu Chứng Của COVID-19 - CDC
-
Hướng Dẫn Và Lời Khuyên Dành Cho Cộng Đồng Bộ Lạc Trong ...
-
Ở Nơi đi Ngủ Cũng Phải đeo... Khẩu Trang - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
[PDF] Hướng Dẫn Phòng Chống Virus Corona Chủng Mới - 山形県
-
Da Có Vấn đề Do đeo Khẩu Trang: Tự Xử Trí Như Thế Nào?
-
10 Việc Cần Thực Hiện Khi điều Trị F0 Tại Nhà
-
[PDF] Chăm Sóc Tại Nhà Cho Những Người đã Hoặc Có Thể đã Tiếp Xúc Với