- /
- Giới thiệu /
- Các đơn vị trong viện
Các đơn vị trong viện
Phòng C9 Tweet
Lãnh đạo tiền nhiệm , Trưởng phòng (2012 - 2014): PGS. TS. Phạm Thị Hồng ThiViện Tim mạch càng phát triển bao nhiêu thì uy tín khám chữa bệnh của Viện càng lớn bấy nhiêu, vì vậy mà bệnh nhân đến khám và nằm điều trị tại Viện ngày càng đông. Khi mới thành lập, Viện Tim mạch chỉ có 2 buồng bệnh: C1 để điều trị bệnh nhân tim mạch không phải diện cấp cứu và C3 điều trị bệnh nhân cấp cứu tim mạch. Lúc đó, lượng bệnh nhân trung bình của Viện khoảng 60-70 bệnh nhân nằm điều trị và khám ngoại trú khoảng 30-40 bệnh nhân. Hiện nay, nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, đặc biệt là Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai nên Viện đã được mở rộng từ 2 buồng bệnh lên 9 buồng bệnh (từ C1 đến C9), lượng bệnh nhân nằm điều trị nội trú của Viện khoảng 400 bệnh nhân và bệnh nhân đến khám ngoại trú do Viện đảm nhiệm khoảng 500 bệnh nhân. Cơ sở vật chất của Viện đã được cải thiện rất nhiều: vừa khang trang vừa sạch đẹp gấp nhiều lần so với trước đây. Như chúng ta đã biết, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống và sự hiểu biết xã hội của người dân ngày một nâng cao, thì người dân càng ý thức hơn về việc giữ gìn sức khỏe và đã quan tâm nhiều hơn đến việc phòng - chữa bệnh cho bản thân và gia đình, chính vì vậy mà nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng đòi hỏi ngành y tế phải đáp ứng đầy đủ và toàn diện hơn. Những năm gần đây, người bệnh vào nằm viện điều trị vẫn chưa thật hài lòng vì khả năng điều trị của Viện còn nhiều bất cập, chủ yếu chỉ tập trung đến việc điều trị bệnh mà chưa thỏa mãn được các nhu cầu khác của bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh như: nằm giường điều trị theo yêu cầu, nhân viên phục vụ, ăn uống và các dịch vụ khác cũng theo yêu cầu... Trước đòi hỏi về chất lượng điều trị toàn diện ngày càng cao của bệnh nhân, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc bệnh viện và GS. TS. Nguyễn Lân Việt - nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch (hiện nay là Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam) đã quyết định thành lập một mô hình điều trị mới là phòng C9 - Điều trị theo yêu cầu để phục vụ theo nguyện vọng của bệnh nhân và giao cho tôi phụ trách lập và triển khai dự án đầu tư (từ khâu đề xuất nội dung, góp ý thiết kế, giám sát thi công, chuẩn bị nhân sự và đưa vào hoạt động). Nhận trọng trách mới tôi rất lo không biết dự án theo mô hình mới này có thành công và phát triển bền vững được không? Trong suốt quá trình đầu tư xây dựng C9, chúng tôi (PGS. TS. Phạm Thị Hồng Thi, TS. Tô Thanh Lịch và CN. Tạ Thị Nghiệp) luôn được sự chỉ đạo, động viên, hỗ trợ rất hiệu quả của PGS. TS. Nguyễn Quốc Anh, GS. TS. Nguyễn Lân Việt, CN. Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện, KS. Nguyễn Văn Tài - Trưởng phòng vật tư trang thiết bị y tế, Bệnh viện Bạch Mai, TS. Phạm Quốc Khánh - Phó Viện trưởng, Bí thư Chi bộ Viện Tim mạch và Kỹ sư xây dựng Trần Lê Hùng. Chỉ sau 6 tháng xây dựng và lắp đặt trang thiết bị, chuẩn bị cán bộ, nhân viên... C9 đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/6/2012 với 54 giường bệnh và 17 cán bộ (6 bác sỹ, 9 điều dưỡng và 2 hộ lý). Để C9 hoạt động có hiệu quả cao nhất, tôi cùng toàn thể cán bộ trong phòng luôn trao đổi, rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp tối ưu để phục vụ bệnh nhân và luôn cố gắng hết mình để thực hiện tốt các giải pháp đó. Bệnh nhân được điều trị tại C9 luôn được quan tâm chu đáo từ lúc vào đến lúc ra viện: bệnh nhân vào được điều dưỡng và hộ lý tiếp đón ân cần, đưa vào giường bệnh; cấp quần áo và đồ dùng cá nhân cần thiết; làm xét nghiệm máu và điện tâm đồ tại giường; được bác sỹ khám bệnh, cho y lệnh điều trị và điều dưỡng thực hiện ngay. Các xét nghiệm khác phục vụ cho chẩn đoán bệnh được bác sỹ ra y lệnh và được điều dưỡng trực tiếp đưa bệnh nhân đi làm để đảm bảo sau 24 giờ bệnh án được hoàn chỉnh, như vậy mới có thể chẩn đoán xác định bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời. Bác sỹ của phòng C9 thường xuyên thăm khám bệnh nhân (ít nhất 2 lần/ngày) và kịp thời Hội chẩn với Ban lãnh đạo Viện những trường hợp khó chẩn đoán hay khó điều trị để có phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân. Điều dưỡng của C9 luôn thực hiện nghiêm túc và chính xác mọi y lệnh của bác sỹ, luôn chăm sóc bệnh nhân chu đáo từ thăm hỏi sức khỏe đến tư vấn về chế độ ăn ngủ, sinh hoạt của bệnh nhân vì vậy mà tình trạng bệnh của bệnh nhân cải thiện rõ rệt từng ngày. Chế độ ăn của bệnh nhân cũng được chúng tôi đặc biệt lưu tâm, chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng của bệnh viện để phục vụ nhiều thực đơn phù hợp với từng bệnh lý của bệnh nhân và được chế biến đa dạng từ ăn chế độ bằng sonde,chế độ ăn lỏng (súp, cháo) đến chế độ ăn đặc (phở, miến, bánh mì, cơm...) giúp cho người bệnh có nhiều lựa chọn món ăn hợp khẩu vị, ăn hết suất để đảm bảo dinh dưỡng. Khâu vệ sinh buồng bệnh và vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân cũng được chúng tôi quan tâm chu đáo: hộ lý luôn chăm sóc buồng bệnh nên bệnh phòng C9 lúc nào cũng sạch, thông thoáng và đẹp (có tranh hoa, tranh phong cảnh treo trên tường, có đặt các lọ hoa trang trí trong bệnh phòng cho ấm cúng), quần áo và đồ dùng của bệnh nhân luôn sạch sẽ (không hạn chế số lần thay quần áo, chăn, ga, gối, đệm/ ngày) vì vậy mà bệnh nhân của chúng tôi không bị hiện tượng lây bệnh chéo trong buồng bệnh hay nhiễm trùng bệnh viện. Chúng tôi luôn tạo ra một môi trường bệnh viện thân thiện: giữa bệnh nhân với bệnh nhân (chúng tôi tư vấn để bệnh nhân cùng có ý thức thực hiện tốt nội qui của bệnh viện, cùng quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau khi cần); giữa nhân viên y tế với bệnh nhân (chúng tôi luôn thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy “Thầy thuốc như mẹ hiền”) và giữa nhân viên y tế với nhân viên y tế đó là tôn trọng, yêu quí nhau và cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ cứu người... Tất cả những việc đó đều nhằm mục đích tạo niềm tin cho người bệnh đối với nhân viên y tế - những người đang làm việc ngày đêm phục vụ bệnh nhân làm sao đạt hiệu quả cao nhất.Nhờ các biện pháp đồng bộ trên nên bệnh nhân nằm điều trị C9 rất chóng bình phục sức khỏe, ngày điều trị trung bình của bệnh nhân C9 chỉ có gần 4 ngày. C9 đã trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân Tim mạch nên công suất giường điều trị của chúng tôi thường đạt 95% đến 100%(mặc dù giá giường điều trị theo yêu cầu tại C9 gấp hơn 10 lần giá giường do Bảo hiểm y tế qui định).Qua những thành công mà C9 đã đạt được, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm: để phục vụ tốt công tác khám và điều trị bệnh nhân cũng như tạo niềm tin vững chắc cho người bệnh đối với dịch vụ y tế thì mỗi cán bộ y tế cần nhận thức rõ quan niệm về điều trị toàn diện là:1. Chẩn đoán đúng, điều trị bệnh kịp thời là yếu tố quan trọng nhất.2. Cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp với bệnh lý và hợp với khẩu vị ăn của bệnh nhân.3. Môi trường bệnh nhân điều trị cần phải thoáng, mát, sạch và đẹp.4. Tạo ra được môi trường bệnh viện thật thân thiện, cán bộ y tế phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để bệnh nhân luôn tin tưởng và sẵn sàng hợp tác với những người thầy thuốc trong quá trình điều trị.
Tin liên quan
- Phòng Q2 (16/02/2017)
- Đơn vị Tim mạch can thiệp (16/02/2017)
- Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học (16/02/2017)
- Phòng siêu âm (16/02/2017)
- Phòng Điện tâm đồ và Điện sinh lý học tim (16/02/2017)
- Bộ môn Tim mạch (16/02/2017)
TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN ngày 14/8/2024 Tổng số bệnh nhân:
508 Số bệnh nhân vào:
133 Số bệnh nhân ra:
113 Số ca mổ:
4 Số ca can thiệp:
29 Bác sĩ trực ngày 29/11/2024 Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế Câu hỏi thường gặp Hỏi đáp
Các câu hỏi thường gặp về bệnh Tim mạch
-
Câu hỏi 1: Tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không? Xin cho biết những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch?
-
Câu hỏi 2: Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách phát hiện và đối phó khi gặp tình huống đó?
-
Câu hỏi 3: Bệnh tim có di truyền không? Chồng mới cưới của em gái tôi bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, vậy cháu tôi có thể bị bệnh tim không?
-
Câu hỏi 4: Động mạch vành là gì? Chức năng của nó ra sao?
-
Câu hỏi 5: Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường xuyên 90 nhịp/phút, vậy có làm sao không?
-
Câu hỏi 6: Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch?
-
Câu hỏi 7: Tôi năm nay 50 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, hút thuốc lá, huyết áp 150/60 mmHg. Khả năng tôi bị bệnh tim như thế nào? Làm sao ước tính được nguy cơ bị bệnh tim...
-
Câu hỏi 8: Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Tôi đang hút thuốc nhưng muốn bỏ khó quá, có cách nào giúp bỏ thuốc lá không?
Video đào tạo
- Tọa đàm tim mạch học 2019: Một năm nhìn lại
- Cơn đau thắt ngực mạn tính ổn định
- Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên và hội chứng vành cấp
- Bệnh viện vệ tinh với vấn đề cấp cứu tim mạch
- Một số kỹ thuật tiên tiến trong can thiệp tim bẩm sinh tại Việt Nam
Video