Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Một số thể loại văn bản báo chí
a). Bản tin cần hội tụ các yếu tố thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp tin tức cho người đọc.
b). Phóng sự cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
c). Tiểu phẩm là thể loại báo chí có giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
2. Văn bản và ngôn ngữ báo chí
a). Ngoài các thể loại kể trên, báo chí còn một số thể loại khác như phỏng vấn, bình luận, thời sự, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc...
Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: Dạng viết (báo viết) và dạng nói (đọc, thuyết minh, phỏng vấn). Ngoài ra còn có báo hình (báo ảnh, truyền hình, báo điện tử).
b). Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ, ví dụ ngôn ngữ bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… mỗi loại ngôn ngữ có những quy ước riêng.
c). Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
II. Phương tiện và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí
1. Các phương tiện diễn đạt
a). Về từ vựng
- Từ vựng phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có lớp từ vựng đặc trưng.
- Ví dụ:
+ Bản tin dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện…
+ Phóng sự dùng từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật…
+ Tiểu phẩm dùng từ ngữ thân mật, gần gũi, mang sắc thái mỉa mai, châm biếm.
b). Về ngữ pháp
- Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để bảo đảm thông tin chính xác.
- Có thể viết câu ngắn trong tin vắn, câu dài trong phóng sự hay câu gần với lời nói hàng ngày trong tiểu phẩm.
c). Biện pháp tu từ
- Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
- Có thể ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ… nhằm mục đích diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.
- Ngôn ngữ báo nói phải phát âm rõ ràng, khúc chiết, ở báo viết cần chú ý đến kkhổ chữ, kiểu chữ phối hợp màu sắc, hình ảnh… để tạo điểm nhấn trong thông tin.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
a). Tính thông tin sự kiện
Thông tin phải cập nhật, chính xác và đầy đủ; vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.
b). Tính ngắn gọn
Diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn chứa đựng lượng thông tin cao nhất.
c). Tính sinh động, hấp dẫn
Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc qua cách dùng từ, đặt câu, đặc biệt là ở tiêu đề bài báo.
Từ khóa » Trình Bày đặc Trưng Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì ? Có Mấy đặc Trưng Cơ Bản ...
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì? - TopLoigiai
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí (tiếp Theo) - Giỏi Văn
-
Nêu Các đặc Trưng Cơ Bản Của Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí.
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đặc điểm Của Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí - Bí Quyết Xây Nhà
-
Đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí
-
Đặc Trưng Phong Cách Ngôn Ngữ | Ngành Văn Học
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí - Ngữ Văn Lớp 11
-
đặc điểm Ngôn Ngữ Của Các Văn Bản Báo Chí - Tài Liệu Text - 123doc
-
[ĐÚNG] Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì? - Top Tài Liệu
-
Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì? 8 Tính Chất Quan Trọng Của Ngôn Ngữ Báo ...
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí Là Gì, Chức Năng Và đặc Trưng (Lớp 11)