PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

 

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

1. Tìm hiểu văn bản chính luận

a. Văn bản chính luận trung đại và hiện đại

- Văn bản chính luận thời xưa được viết theo thể loại: Hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu.. chủ yếu bằng chữ Hán

 

TNĐL

(Tuyên ngôn)

PTCNCN

(Bình luận thời sự)

VNĐT (xã luận)

Thể loại

Văn chính luận

Văn chính luận

Văn chính luận

Mục đích

Công bố nền độc lập của đất nước. Bác đã dẫn lời bản tuyên ngôn độc lập nước Mĩ năm 1776 và tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 làm cơ sở lí lẽ của chân lí và lẽ phải.

Tổng kết một giai đoạn cách mạng (trình bày sách lược của những người cộng sản Việt Nam, chỉ rõ kẻ thù lúc này là Phát xít  Nhật và khẳng định dứt khoát bọn thực dân

Phân tích các thành tựu mới về các thành tựu của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế

Thái độ

Đàng hoàng dõng dạc, giọng văn hùng hồn chặt chẽ, lập luận đanh thép

Lập luận chặt chẽ,đứng trên lập trường của người cộng sản trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành tự do, độc lập cho dân tộc

Tự hào tin tưởng vào tưởng vào tương lai tươi sáng cả dân tộc nhân dịp đầu năm mới.

- VD: Bình ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Thiên đô chiếu, Chiếu cầu hiền…

-Văn bản chính luận hiện đại gồm: Tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu…

- VD: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chb. Một số ví dụ về văn bản chính luận hiện đại:

Nhận xét chung:

-Thể loại: văn bản chính luận

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe bằng những lí lẽ và lập luận dựa trên quan điểm chính trị nhất định.

- Thái độ: dứt khoát rõ ràng, giữ vững quan điểm chính trị của mình.

- Quan điểm: dùng lí lẽ và bằng chứng xác đáng để không ai bác bỏ được, có sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.

2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

- Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng:

+ Dạng nói: các tác phẩm lí luận, tài liệu chính trị - xã hội…

+ Dạng viết: lời phát biểu hội nghị, các cuộc tranh luận, thảo luận mang tính chất chính trị.

-Mục đích: Trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một một quan điểm chính trị nhất định.

- Phạm vi: dùng trong văn bản chính luận và các tài liệu chính trị khác?

- Ngôn ngữ chính luận: trình bày một quan điểm chính trị với một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị.

- Ngôn ngữ văn bản khác:  bình luận nmột vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc văn học (sử dụng phương pháp nghị luận)

Khái niệm: SGK/99

-Nghị luận:

+Là một phương pháp tư duy và trình bày ý kiến

+ Sử dụng ở tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống

-Chính luận:

+ Là phong cách ngôn ngữ độc lập với ngôn ngữ khác

+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày một vấn đề chính trị

 

Từ khóa » Ví Dụ Văn Bản Chính Luận