Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính - Ngữ Văn 12 - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Bài học giúp các em nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. Có kỹ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước, hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như: đơn từ, biên bản,.... khi cần thiết.
ATNETWORK YOMEDIA1. Video bài giảng
2. Tóm tắt bài
2.1. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính
a. Văn bản hành chính
b. Ngôn ngữ hành chính
2.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
a. Tính khuôn mẫu
b. Tính minh xác
c. Tính công vụ
3. Bài tập minh họa
4. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
5. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
Tóm tắt bài
2.1. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính
a. Văn bản hành chính
- Là văn bản đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…).
- Một số loại văn bản hành chính thường gặp:
- Nghị định, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định, pháp lệnh, nghị quyết,…
- Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,…
- Đơn từ, bản khai, báo cáo, biên bản,…
b. Ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,… (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí.
- Đặc điểm
- Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm 3 phần theo một khuôn mẫu nhất định:
- Phần đầu: các tiêu mục của văn bản.
- Phần chính: nội dung văn bản.
- Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí,…).
- Về từ ngữ:
- Sử dụng những từ ngữ toàn dân một cách chính xác.
- Ngoài ra, có một lớp từ ngữ hành chính được sử dụng với tần số cao (căn cứ…, được sự ủy nhiệm của…, tại công văn số…, nay quyết định, chịu quyết định, chịu trách nhiệm thi hành quyết định, có hiệu lực từ ngày…, xin cam đoan…).
- Về câu văn:
- Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu (Chính phủ căn cứ…. Quyết định: điều 1, 2, 3,…).
- Mỗi ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
- Ví dụ:
- Tôi tên là:…
- Sinh ngày:…
- Nơi sinh:…
- Về trình bày, kết cấu: Các văn bản đều được trình bày thống nhất. Mỗi văn bản thường gồm 3 phần theo một khuôn mẫu nhất định:
- Nhìn chung, văn bản hành chính cần chính xác bởi vì đa số đều có giá trị pháp lí. Mỗi câu, chữ, con số dấu chấm dấu phảy đều phải chính xác để khỏi gây phiền phức về sau. Ngôn ngữ hành chính không phải là ngôn ngữ biểu cảm nên các từ ngữ biểu cảm hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, văn bản hành chính cần sự trang trọng nên thường sử dụng những từ Hán - Việt.
2.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
a. Tính khuôn mẫu
- Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần:
- Phần đầu:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên cơ quan ban hành văn bản.
- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.
- Phần chính: Nội dung chính của văn bản.
- Phần cuối:
- Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan.
- Nơi nhận.
- Phần đầu:
- Văn bản hành chính có rất nhiều loại nên cách trình bày cũng có thể có những điểm khác biệt nhất định. Kết cấu nêu trên có thể thay đổi ít nhiều ở các loại văn bản khác nhau.
b. Tính minh xác
- Mỗi từ một nghĩa, mỗi câu một ý.
- Không dùng các biện pháp tu từ.
- Không tuỳ tiện xoá bỏ, thay đổi, sửa chữa ngôn từ, cần chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy, chữ kí, cả về thời gian mà văn bản có hiệu lực.
c. Tính công vụ
- Tính chất công vụ là tính chất công việc chung của cả cộng đồng, do đó hạn chế những biểu đạt tình cảm của cá nhân.
- Ngôn ngữ hành chính không phải ngôn ngữ của cảm xúc.
- Những từ ngữ cảm xúc, những phép tu từ,… không tạo hiệu quả bằng sự chính xác của ngôn từ và nội dung thông tin cần thiết.
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Chỉ ra và chữa lại các lỗi sai trong các văn bản hành chính sau:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc
Đơn xin nghỉ học
Kình gửi: - Ban giám hiệu trường X
- Cô giáo chủ nhiệm lớp 12C
Tên em là: Nguyễn Lan Hương
Học sinh lớp 12C của trường
Em có một việc rất tha thiết kính mong các thầy cô xem xét giúp đỡ tạo điều kiện cho em như sau:
Hôm qua em đi học về em bị cảm, sốt cao nên hôm nay em không thể đến lớp được, vậy em viết đơn này xin cô giáo chủ nhiệm và ban giám hiệu trường xem xét giải quyết cho em nghỉ học một buổi. Em hứa sẽ học bài và chép bài đầy đủ.
Người viết đơn
Nguyễn Lan Hương
Gợi ý làm bài:
- Văn bản này có các lỗi chính sau:
- Lỗi về nội dung:
- Thiếu thông tin về thời gian ngày xin nghỉ (ngày nào) và ngày tháng viết đơn.
- Người nhận đơn thương là: giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
- Lỗi về hình thức:
- Tên văn bản không viết bằng chữ in to.
- Giữa các từ trong tiêu ngữ phải có gạch ngang (Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc).
- Lỗi về nội dung:
Ví dụ 2:
Trong văn bản sau, những từ ngữ nào thuộc lớp từ ngữ được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ hành chính?
Sở GD – ĐT Hà Tây Trường Cao đẳng sư phạm | CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ |
Hà Tây, Ngày tháng năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
(Về việc nâng lương thường xuyên cho cán bộ công chức)
Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Tây
- Căn cứ Luật Viên chức;
- Căn cứ Nghị định số...
- Căn cứ Thông tư liên tịch số...
- Căn cứ Quyết định số...
- Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nâng bậc lương thường xuyên cho bà Nguyễn Thu Hằng
Là giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây
Từ bậc 4 hệ số lương 2.64 lên bậc 5 hệ số lương mới là: 2.88
Kể từ ngày: 01-11-2004
Mốc để tính nâng lương lần sau kể từ ngày 01-11-2004
Điều 2. Các ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng phòng Kế hoạch – tài chính, Trưởng phòng Tổng hợp tài chính, hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây và các ông (bà) có tên liên quan ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: - Như điều 2 - Lưu VP - TCCB | Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo (Kí, họ tên) |
Gợi ý làm bài:
- Những từ ngữ thuộc lớp từ ngữ hành chính trong văn bản trên là: Quốc hiệu và tiêu ngữ, quyết định, căn cứ quyết định số, xét đề nghị của, chịu trác nhiệm thi hành, nơi nhận,...
4. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước nhằm cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý. Vậy để nắm được những kiến thức cần đạt về phong cách ngôn ngữ hành chính, mời các em cùng tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Phong cách ngôn ngữ hành chính tóm tắt
5. Hỏi đáp về bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Văn bản tổng kết - Ngữ văn 12 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Lý thuyết Toán 12
Giải bài tập SGK Toán 12
Giải BT sách nâng cao Toán 12
Trắc nghiệm Toán 12
Hình học 12 Chương 3
Ngữ văn 12
Lý thuyết Ngữ Văn 12
Soạn văn 12
Soạn văn 12 (ngắn gọn)
Văn mẫu 12
Soạn Ai đã đặt tên cho dòng sông
Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12
Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 12
Unit 9 Lớp 12 Deserts
Tiếng Anh 12 mới Unit 5
Vật lý 12
Lý thuyết Vật Lý 12
Giải bài tập SGK Vật Lý 12
Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12
Trắc nghiệm Vật Lý 12
Ôn tập Vật lý 12 Chương 3
Hoá học 12
Lý thuyết Hóa 12
Giải bài tập SGK Hóa 12
Giải BT sách nâng cao Hóa 12
Trắc nghiệm Hóa 12
Ôn tập Hóa học 12 Chương 4
Sinh học 12
Lý thuyết Sinh 12
Giải bài tập SGK Sinh 12
Giải BT sách nâng cao Sinh 12
Trắc nghiệm Sinh 12
Ôn tập Sinh 12 Chương 1 - Tiến hóa
Lịch sử 12
Lý thuyết Lịch sử 12
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
Trắc nghiệm Lịch sử 12
Lịch Sử 12 Chương 3 Lịch Sử VN
Địa lý 12
Lý thuyết Địa lý 12
Giải bài tập SGK Địa lý 12
Trắc nghiệm Địa lý 12
Địa Lý 12 VĐSD và BVTN
GDCD 12
Lý thuyết GDCD 12
Giải bài tập SGK GDCD 12
Trắc nghiệm GDCD 12
GDCD 12 Học kì 1
Công nghệ 12
Lý thuyết Công nghệ 12
Giải bài tập SGK Công nghệ 12
Trắc nghiệm Công nghệ 12
Công nghệ 12 Chương 3
Tin học 12
Lý thuyết Tin học 12
Giải bài tập SGK Tin học 12
Trắc nghiệm Tin học 12
Tin học 12 Chương 2
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 12
Tư liệu lớp 12
Xem nhiều nhất tuần
Video: Vợ nhặt của Kim Lân
Đề cương HK1 lớp 12
Video ôn thi THPT QG môn Toán
Video ôn thi THPT QG môn Sinh
Video ôn thi THPT QG môn Vật lý
Video ôn thi THPT QG môn Văn
Video ôn thi THPT QG môn Hóa
Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX
Người lái đò sông Đà
Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm
Đàn ghi ta của Lor-ca
Tây Tiến
Quá trình văn học và phong cách văn học
Ai đã đặt tên cho dòng sông
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính Là Gì? - Toploigiai
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ ? Lý Thuyết Văn ...
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính | Kiến Thức Wiki | Fandom
-
Đặc Trưng Của Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính:
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính - Củng Cố Kiến Thức
-
Lý Thuyết Bài Giảng Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính Văn 12
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính | Ngữ Văn 12 Tập 2 - Tech12h
-
Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính | Soạn Văn 12 Hay Nhất
-
Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính - Ngữ Văn Lớp 12
-
Soạn Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính - Soạn Văn 12 Tập 2 ...
-
DẠY BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH (TRONG SÁCH ...
-
Trắc Nghiệm Bài Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính Có đáp án
-
Giáo án Ngữ Văn 12 Tiết 91+ 92: Phong Cách Ngôn Ngữ Hành Chính