Phong Cách Ngôn Ngữ Khoa Học - Củng Cố Kiến Thức

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

1. Văn bản khoa học

Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản chuyên sâu (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận…), các văn bản khoa học giáo khoa (giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy…), văn bản khoa học phổ cập (các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật).

2. Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học như Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Triết học…; Khoa học Công nghệ: Công nghệ Điện tử, Công nghệ Thông tin…).

II. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

1. Tính khái quát, trừu tượng

Thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học. Thuật ngữ khoa học là những từ ngữ chứa đựng những khái niệm của chuyên ngành khoa học. Ví dụ như vectơ, đoạn thẳng (hình học); thơ cũ, thơ mới (nghiên cứu văn học).

2. Tính lí trí, logic

- Văn bản khoa học mang đặc trưng tính lí trí, logic trong nội dung, ngôn ngữ; thể hiện ở từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.

a). Từ ngữ trong văn bản khoa học không được đa nghĩa, mang nghĩa bóng và không sử dụng phép tu từ.

b). Câu văn yêu cầu chính xác, chặt chẽ, logic, không dùng cú pháp tu từ.

c). Tính logic, lí trí còn thể hiện trong đoạn văn. Đó là sự sắp xếp sao cho các câu, các đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Tất cả đều phục vụ cho văn bản khoa học.

3. Tính khách quan, phi cá thể

Ngôn ngữ khoa học có cái nét chung nhất là phi cá thể. Nó khoa học, không thể hiện tính cá nhân. Nó có màu sắc trung hòa, ít cảm xúc.

Từ khóa » Các Văn Bản Khoa Học Là Gì