Phong Cách Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Thu ẩm - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.3 KB, 4 trang )
Tìm và phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ sauThu ẩmNăm gian nhà cỏ thấp le te,Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.Rượu tiếng rằng hay hay chả mấyĐộ năm ba chén đã say nhè.Nguyễn KhuyếnCứ mỗi khi nhắc tới mùa thu là con người ta lại cảm thấy trong đó là cả thế giới của một kiểutâm trạng hết sức đặc trung trong văn học, đó là tâm trạng buồn, buồn thương, buồn nhớ, buồnman mác…buồn. Với đủ những cách thức để đi đến những tâm trạng đó, các nhà thơ đã sử dụngmột cách khéo léo, tinh tế những yếu tố của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để bày tỏ, để diễntả tâm trạng của mình qua bức tranh thu buồn kia. Đến với nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhà thơ đãđược mệnh danh là người đã vẽ nên những bức tranh làng quê vùng Bắc Bộ Việt Nam vào mùathu đầy đủ và đẹp đẽ nhất, người đọc có lẽ sẽ nhắc tới ngay bài thơ “thu ẩm” trong chùm thơthu rất nổi tiếng của ông. Nhan đề bài thơ là “thu ẩm” có nghĩa là mùa thu uống rượu là nhãntự, là nơi nói lên nội dung chính của bài thơ, và ở đây, bài thơ là một bức tranh mùa thu với đủsắc màu và âm thanh dưới cái nhìn, dưới con mắt của một thi nhân, của một con người đangđơn độc nâng chén với cuộc đời. Năm câu thơ đầu tiên, nhà thơ mở ra một khung cảnh làng quêvào mùa thu trong một thời điểm vô cùng đặc biệt, đó là ban đêm.Không giống như các thi nhân khác, không tìm đến với những thời điểm có thể coi như là kiểucông thức văn học, không bước theo những lối đi quen thuộc để tả cảnh và rồi tả tình, không lựachọn hoàng hôn, cũng không lựa chọn chiều tà. Hoàng hôn và chiều tà là những thời điểm rấtđặc trưng trong văn học, khiến cho người ta cứ mỗi khi nhắc tới đều cảm nhận được ngay cảnhvà tình trong đó, rất hay và rất sâu sắc. Đó là hai thời điểm đã đem lại những thành công rực rỡcho biết bao tác phẩm thơ, nhưng với nhà thơ Nguyễn Khuyến, hai thời điểm đó dường như đãquá thân quen, và nó cũng không phù hợp với những tâm trạng mà thi sĩ đang ôm ấp trong lòng.Nhà thơ đã tạo nên một dấu ấn rất riêng cho mình ngay từ cách chọn thời điểm miêu tả cảnh ởđầu bài thơ.“Năm gian nhà cỏ thấp le teNgõ tối đêm sâu đóm lập lòe”Giữa thời điểm ban đềm đầy mới mẻ ấy, nhà thơ đã khám phá những cảnh vật rất bình dị, rấtthân thuộc và hơn nữa là rất đặc trưng của mùa thu nơi thôn dã. Trong đêm tối, dường như tấtcả mọi vật đều bị bao trùm bởi một màu đen của trời đất, tưởng chừng con người ta sẽ chẳng thểtrông thấy một thứ gì huống chi là ngắm, ngắm để tìm thấy cái đẹp trong không gian tối mịt. Nhàthơ Nguyễn Khuyến đã từ từ vẽ nên trước mắt người đọc một ngôi nhà năm gian “thấp le te”hay chăng là những con đom đóm đang bay vò vè trong không trung và phát ra một thứ ánhsáng “lập lòe”. Những gì mà nhà thơ nhìn thấy và vẽ nên thật quá giản đơn và mộc mạc nhưngai bảo sự giản đơn và mộc mạc ấy không đẹp. Lặng mình cô đơn ngắm cảnh vật trong một khônggian đặc biệt, một không gian rộng lớn, mịt mù của màu đen, không gian có chiều sâu thămthẳm của đêm tối, thì việc nhìn thấy một thứ gì đó đã là rất tuyệt. Chỉ có một mình nhà thơ vớikhông gian và cảnh vật, chẳng có người thân, chẳng ai bầu bạn, lúc này đây, chỉ có vật kia làbầu bạn cùng nhà thơ, gian nhà cổ, rộng mà vắng bóng người, “thấp le te”, hay những con đomđóm bay đi kiếm mồi trong đêm, phát ra thứ ánh sáng mà nhà thơ gọi là “lập lòe” nó khôngsáng chói, không yếu ớt mà nhẹ nhàng, bé bỏng, mờ ảo, mơ hồ, lúc có lúc không làm cho khônggian trước con mắt của nhà thơ bỗng trở nên thú vị và vui mắt bởi cái “lập lòe”của đomđóm.Vẫn trong thời điểm đặc biệt ấy, thi sĩ ấy, con người ấy vẫn lẻ loi, một mình, ngồi nhâm nhitừng ngụm rượu và ngắm cảnh, ngắm cảnh như thể đi tìm những người bạn thiên nhiên, cảnh vậtđang thức cùng mình trong đêm khuya tĩnh lặng.“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạtLàn ao long lánh bóng trăng loe”Đêm khuya là một thời điểm mà theo quy luật của tự nhiên, mọi vật đã đến lúc nghỉ ngơi, conngười cũng đi phải thiếp đi một giấc sau một ngày lao động nhưng trong bài thơ của NguyễnKhuyến thì không như vậy. Ông không để cho cảnh vật chìm vào trong giấc ngủ mà để chúngthức, thức cùng ông, để ông được nhìn ngắm cảnh đẹp đêm thu, để ông không phải cô đơn, mộtmình ngồi uống rượu trong đêm khuya thanh vắng. Bức tranh thu của nhà thơ cứ dần hiện lênmột rõ nét hơn với đủ những màu sắc của cảnh và vật. Nguyễn Khuyến đã tìm đến để ngắm, đểlàm bạn với những vật sống không tuân theo quy luật của con người khi màn đêm buông xuống,những cảnh vật trước mắt ông đều đang thức, đang tiếp tục quy luật sống của mình vào banđêm. Mùa thu tới, cảnh vật đều như đang hòa mình vào cái khí thu đang lan toả khắp mọi nơi,không còn cái gió mát lộng sau một ngày nắng chói của mùa hè, không còn cái gió lạnh thấuxương của mùa đông, cũng không còn làn gió ấm áp lẫn trong mưa phùn của mùa xuân, mà nay,thay thế cho tất cả những thứ đó là một làn gió nhẹ, nhẹ mà hơi se lạnh, gió cứ luồn qua từngngõ ngách, lướt trên từng sự vật, bao phủ lên không gian một hơi thu rõ rệt. Cơn gió nhẹ hiu hiulàm cho làn sương đêm bay đi mọi nơi, bám vào vạn vật trên con đuờng mà nó đi qua. Cơn gióấy đưa làn sương đi qua con mắt, đi qua tâm hồn của thi sĩ, làn sương trắng mỏng manh kiabỗng trở nên đẹp, có màu sắc như những cảnh vật mà thi sĩ đã vẽ nên trong bức tranh thu. Lànsương trắng giờ mang trên mình cái sắc mờ của “màu khói nhạt” nhẹ bay “phất phơ” trên lưnggiậu cúc tần quanh năm gian nhà cỏ bình dị. Làn sương tưởng chừng như rất đỗi bình thườngvậy mà nay, trong sự cảm nhận của một con người đang có trong mình một chút men say, cótrong mình một chất thơ nồng nàn, làn sương ấy có cái đẹp lạ lùng, cái đẹp ấy là cái đẹp màchắc hẳn chỉ có mùa thu mới có thể đem đến cho nó, chỉ có mùa thu mới có thể khoác lên cholàn sương cái dáng vẻ “phất phơ” mềm mại, yểu điệu giữa màn đêm sâu thẳm. Cái nhìn của nhàthơ trải qua từng cảnh, từng sự vật, từ gian nhà cỏ, qua ngõ tối sâu thẳm, hết lưng giậu cúc tầnvà giờ là tới bờ ao trước mặt. Mặt ao giờ đây cũng chuyển động, cũng họat động như bao vậtkhác mà nhà thơ đã trông và đã ngắm. Làn ao lúc này không giống như ban ngày đón nhận sựphản chiếu chói chang của ánh nắng mặt trời mà đã khác rồi. Đêm đến, mặt trời đã khuất saulũy tre làng đằng xa, mặt trời đã nhường chỗ cho mặt trăng, mặt trăng xuất hiện, phát ra mộtthứ ánh sáng nhẹ nhàng, dễ chịu, một thứ ánh sáng mà trong đêm thu, khi nhìn thấy con người tacó tẻer có cảm giác thật dễ chịu, mát mẻ cũng có mà ấm áp cũng có. Trước gió và trăng thu, gióthu lướt lăn tăn sóng mặt nước, trăng thu soi bóng vàng loe, một cảm giác nhẹ nhàng trong mộtkhông gian với những gam màu cũng thật nhẹ, thật êm dịu. Ánh trăng sáng soi xuống làn nướcao đang gợn sóng nhẹ tạo nên một cảnh tượng thật đẹp và huyền diệu. Vẫn chỉ có một trăng,nhưng trăng trên cao lại khác với tăng trong làn ao trước mắt thi si. Phải chăng sự khác biệt ấychỉ có với tâm hồn của một thi sĩ, trăng trên bầu trời đêm thật tròn, thật sáng, còn trăng tronglàn ao lóng lánh, mờ ảo, diệu kỳ và càng trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn khi trăng ấy quyện mìnhvào hơi sương mờ bay là là trong gió. Nhà thơ cô đơn mà lại trở nên không còn cô đơn nữa, nếutrước khi ngắm cảnh, ông thực sự chỉ có một mình, một mình cùng chén rượu trong đêm thì giờđã khác, xung quanh nhà thơ đã có biết bao cảnh vật đẹp đẽ sang sống, đang họat động, đangkhoác trên mình chiếc áo mùa thu giản đơn, mộc mạc mà đẹp đẽ, hấp dẫn. Khép lại những câuthơ miêu tả cảnh thu nơi thôn quê, nhà thơ đã đặt một câu hỏi tu từ đầy thú vị“ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?”Bốn câu thơ trên, nhà thơ vẫn đang miêu tả cảnh trong thời điểm là ban đêm, vậy mà đến câuthơ thứ năm này, ta lại trông thấy ở đó màu của ánh sáng, màu của ban ngày hiện lên giữa đêmtối. Phải chăng trong đêm thu đẹp đẽ ấy, thi sĩ vẫn để tâm hồn mình vẩn vơ, tương tư về một thứánh sáng, thứ ánh sáng của ban ngày, thứ ánh sáng trong xanh, sâu thẳm của bầu trời khônggợn một bóng mây. Đây là tả cảnh hay ước mơ nhỏ nhoi của thi sĩ về một không gian, một cuộcsống tươi đẹp, vui vẻ. Nhà thơ hỏi “da trời ai nhuộm”, hỏi một điều chẳng bao giờ là sự thật,chẳng bao giờ có, ai có thể “nhuộm” được màu của bầu trời để cho nó có được cái màu “xanhngắt” đẹp đẽ ấy. Chỉ có điều đó trong ước mong, trong niềm khát khao và chỉ có niềm khát khao,hi vọng mới làm nên điều chưa từng có đó trong tâm hồn của tác giả, của một con người đangngân nga trong chén rượu khuya. Ở câu thơ này, Nguyễn Khuyến đã thật khéo léo khi sử dụngnghệ thuật đảo ngữ, đáng lẽ câu thơ phải là “ai nhuộm da trời mà xanh ngắt” nhưng nhà thơ lạisắp xếp câu chữ thành “da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”. Nhà thơ muốn nhấn mạnh một câu hỏitu từ không có lời giải để khẳng định cái đẹp của thiên nhiên, hay của cuộc sống mà thi sĩ luôntìm kiếm để bầu bạn. Trong những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên làng quê thu vào một đêmkhuya tĩnh lặng, dường như nhà thơ đã nhìn, đã ngắm, đã cảm nhận bằng thị giác và cảm giác,chính vì vậy mà hang loạt nhưng từ láy như “le te”, “lập lòe”, “phất phơ”, lóng lánh” cùngnhiều từ ngữ giàu tính tạo hình khác đã được sử dụng một cách tài tình và khéo léo để làm chobức tranh thu mộc mạc giản dị ấy vẫn trở nên đẹp, đẹp vẻ đẹp của sự gần gũi, của sự hấp dẫn vàchân thật. Đặc biệt, trong câu thơ thứ tư “làn ao lóng lánh bóng trăng lòe”, cách vận dụng vàsắp xếp các từ ngữ đã thể hiện sự tài năng rất khác biệt của Nguyễn Khuyến. Bóng trăng vàng từmặt nước sáng loé ra, bốn chứ “l” nối tiếp nhau trong một câu thơ đã tạo cho bài thơ một sứcnặng, gợi tả chất vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh là “lóng, lánh, bóng” gởi sự bắn đicủa ánh sáng, từ “loe” với vần “oe” đã gởi ra một hình khối tròn trịa, bầu bĩnh như trăng trênbầu trời đêm thu. Bức tranh cảnh đêm thu của Nguyễn Khuyến có gì là kiêu sa, có gì là diễm lệ,sang trọng đâu, vậy mà tất cả lại hiện lên đẹp đẽ đến vậy, đáng yêu đến vậy. Cảnh như hút hồnngười vào đó để cùng thưởng thức, cùng cảm nhận về cái đẹp mà chỉ có nơi làng quên, thôn dãmới có được. Bài thơ vẫn chưa dừng lại ở đó, câu thơ thú vị ấy như một cái khép lại cho tả cảnhnhưng như là một bước chuyển, mở ra những câu thơ cuối, tả tình, tả mình, tả tâm trạng.“Mắt lão không vầy cũng đỏ hoeRượu tiếng rằng hay hay chả mấyĐộ năm ba chén đã say nhè”Đến câu thơ thứ sáu này, người đọc vẫn thấy những vần thơ miêu tả của thi sĩ, nhưng giờ thi sĩấy không miêu tả cảnh trước mặt mình nhìn thấu mà đi tả chính bản thân mình, bản thân củamột con người đang mang nặng trong lòng những nỗi đau chua chát của cuộc đời. Nhà thơ tảmột con người đang đắm mình trong chén rượu, uống rượu để thao thức, để ngẫm qua một đêmdài, nhưng thao thức lại để uống rượu để quên đi những nõi đau mà ông biết cho dù thế nào nóvẫn mãi mãi không bao giờ có thể xóa đi trong trí nhớ và tâm hồn mình. Nếu nỗi đau về thế sự,con người ta còn có thể cố gắng lãng quên đi phần nào và tìm về với nơi mình đã bắt đầu, giađình, người thân, nhưng một nỗi đau khi nơi ấy cũng chẳng còn nữa thì còn có gì để quên đượcnữa đây. Sự thực về cuộc đời là một tấn bi kịch mà thi sĩ phải một mình gánh lấy, vợ chết, conmất, bạn chí thân qua đời, tuổi đã già, yếu đau, uống chút men say của rượu để cố quên, để vơibớt đi nỗi buồn. Dường như chén rượu mà nhà thơ uống đang tràn đầy nước mắt, đôi mắt củatuổi giả đã hõm xuống, nheo lại nhưng giờ thì điều đó càng rõ hơn khi con người ấy khóc, khóccho cuộc đời của chính mình, đôi mắt “đỏ hoe” trước những nỗi niềm và sự đau khổ trước baomất mát quá lớn. Hai câu thơ kết ý tại ngôn ngoại, thấm một nỗi buồn mênh mông. Thi sĩ nângchén rượu để tiêu sầu nhưng rượu vào, sầu chẳng vợi mà sầu lại càng sầu, buồn đau lại càngbuồn đau gấp bội. Tìm đến rượu đâu phải để tìm thú vui cho bản thân mình, thi sĩ không uốngrượu để biến mình thành kẻ say, thành kẻ hư vì rượu mà mượn rượu để ngắm cảnh, để say sưamột chút rồi “say nhè” và chìm vào giấc ngủ sau biết bao cảm nhận trước cảnh, biết bao tâmsự, cảm xúc về một thực tại tâm trạng, sự đớn đau tận cùng, sự thương tâm cho số phận của mộtngười đàn ông, một đấng nam nhi. “Thu ẩm” đã kết lại tại những vần thơ đầy xúc động này, cólẽ mỗi người đọc sau khi thưởng thức xong cái đẹp mùa thu trong bài thơ mà không hề thấy cóbất kỳ sự xuất hiện của một chữ “thu”nào đều phải lặng im và suy tư về cuộc đời và số phận củathi sĩ, của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Ta chợt nhận ra rằng, trong xã hội phong kiến lúc bấygiờ, mỗi biến loạn của thế sự lại khiến cho con người ta biết bao mất mát, đau đớn, nạn nhâncủa nó không chỉ là những người phụ nữ mà những người đàn ông như chính nhà thơ cũng làmột trong những nạn nhân phải gánh chịu hậu quả, chịu cảnh mất hết người thân, phải sống côđơn, lẻ loi một mình đáng thương vô cùng. Bằng tài năng và sự khéo léo của mình, nhà thơ đãviết nên một bài thơ mang đậm dấu ấn và âm hưởng riêng của một Nguyễn Khuyến đã tài tình vàtinh tế viết nên một áng thơ giàu tính thẩm mĩ, tính đã nghĩa, từ cảnh mà tình, rồi tình lại nhuốmlên cảnh. Tất cả những phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đó đã khiến cho những vần thơ “thuẩm” của Nguyễn Khuyến mãi là một kiệt tác văn học tuyệt vời và xúc động.
Tài liệu liên quan
- Phong cach ngon ngu nghe thuat
- 21
- 611
- 1
- Giáo án Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn 10
- 4
- 1
- 6
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tiết đầu
- 13
- 901
- 7
- Hướng dẫn soạn bài : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
- 3
- 947
- 0
- Hướng dẫn soạn bài : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT (Tiếp theo)
- 2
- 794
- 1
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tiếp theo)
- 2
- 1
- 0
- Giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học
- 7
- 2
- 10
- Soạn bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- 3
- 647
- 0
- Áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong sách giáo khoa ngữ văn 10
- 79
- 633
- 1
- phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- 5
- 511
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(17.76 KB - 4 trang) - phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong thu ẩm Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đọc Hiểu Thu ẩm Uống Rượu Mùa Thu
-
Đọc Bài Thơ Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi: "Năm Gian Nhà Có Thấp Le Te ...
-
Bộ đề Năm Gian Nhà Cỏ Thấp Đọc Hiểu - Toploigiai
-
Văn 11 - đọc Hiểu | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
-
Trả Lời Câu Hỏi Đọc Hiểu Năm Gian Nhà Cỏ Thấp - Top Tài Liệu
-
Bài Thơ: Thu ẩm (Nguyễn Khuyến - 阮勸) - Thi Viện
-
Phân Tích Bài Thu ẩm (mùa Thu Uống Rượu) Của Nguyễn Khuyến
-
Phân Tích Bài Thơ “Thu ẩm” Của Nguyễn Khuyến
-
"Thu Ẩm" (Nguyễn Khuyến) Tập Thơ Chữ Nôm - Chiều Tà
-
5. Tìm đọc Hai Bài Thơ Vịnh Mùa Thu Và Uống Rượu Mùa Thu Của ...
-
Phân Tích Bài Thu ẩm Của Nguyễn Khuyến. - Môn Văn - Tìm đáp án
-
Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thu ẩm Của Nguyễn Khuyến Lớp 11, Hay ...
-
Tìm đọc Hai Bài Thơ Vịnh Mùa Thu Và Uống Rượu Mùa Thu Của ...