Phong Cách Ngôn Ngữ Sinh Hoạt (tiếp Theo), I. KIẾN THỨC CƠ BẢN ...

- Tính cảm xúc: Mỗi lời được nói ra bao giờ cũng gắn với cảm xúc của ng­ười nói. Cảm xúc ấy rất phong phú, sinh động nhưng cũng rất cụ thể.

- Tính cá thể: Ngôn ngữ sinh hoạt gắn với những đặc điểm riêng của cá nhân nh­ư giọng nói, từ ngữ, cách nói quen dùng, tuổi tác, giới tính, địa ph­ương…

Ba đặc tr­ưng này giúp ta phân biệt phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các phong cách ngôn ngữ khác như­ phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật…

II. RÈN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm.

a) Những hành vi và từ ngữ thể hiện tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt :

- Địa điểm và thời gian của “lời nói” : Trong một căn phòng ở giữa khu rừng vào lúc đêm khuya.

- Có ngư­ời nói, mục đích nói (nhân vật Th tự nhủ với mình).

- Có cách diễn đạt cụ thể: từ hô gọi (ơi), những lời tự nhủ (nghĩ gì đấy), lời tự trách (đáng trách quá).

b) Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc :

Đoạn trích là lời của một nhân vật như­ng tình cảm đ­ược biểu hiện qua nhiều giọng:

- Giọng thủ thỉ tâm tình (suy nghĩ về hiện tại, liên tư­ởng đến t­ương lai).

- Giọng trách móc, giục giã.

c) Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cá thể :

Đoạn trích có một giọng điệu riêng dễ nhận (giọng tâm tình đặc tr­ưng của nhật kí): gồm nhiều từ ngữ đối thoại nội tâm. Qua giọng nói, có thể đoán đư­ợc đây là một người chiến sĩ trẻ tuổi đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

d) Ghi nhật kí rất có lợi cho việc phát triển vốn ngôn ngữ, nhất là phát triển vốn từ vựng và các cách diễn đạt mới.

2. a) Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong các câu ca dao :

Câu :

Mình về có nhớ ta chăng

Advertisements (Quảng cáo)

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

- Tính cụ thể : Câu ca dao là lời nhân vật “ta” nói với “mình” về nỗi nhớ nhung, bịn rịn. Hoàn cảnh nói rất có thể là vào một đêm chia tay giã hội. Ngôn từ đ­ược sử dụng trong câu ca dao này khá thân mật và dân dã (mình, ta, chăng, hàm răng).

- Tính cảm xúc : Câu ca dao thể hiện rất rõ cảm xúc bịn rịn, luyến l­ưu, nhung nhớ. Những từ ngữ biểu hiện trực tiếp những cảm xúc này là: Mình… có nhớ ta, ta nhớ…

- Tính cá thể : Lời tâm tình trong câu ca dao này có thể cho ta phỏng đoán đây là lời của các chàng trai cô gái. Những ng­ười đã có tình ý với nhau sau những đêm hát hội. Lời nói có đặc điểm riêng chân thật, mạnh mẽ nhưng vẫn tế nhị và sâu sắc.

Câu:

Hỡi cô yếm trắng lòa xòa

Lại đây đập đất trồng cà với anh.

- Tính cụ thể: Khác với câu ca dao trên, câu này là một lời tỏ tình trong lao động. Câu ca dao là lời của một anh thanh niên nông dân nói với một cô gái qua đường. Hoàn cảnh nói là một buổi lao động, gắn với hoạt động cụ thể (đập đất trồng cà). Ngôn ngữ giao tiếp trong câu cũng là những lời nói suồng sã, bình dân: lời hô gọi (Hỡi cô), lời miêu tả có tính trêu đùa (yếm trắng lòa xòa).

- Tính cảm xúc : Câu ca dao là lời chàng trai nói với cô gái, có thể hiểu là lời tỏ tình nhưng cũng có thể hiểu đó là lời đùa cợt (có ý kiến cho rằng đây là lời chế giễu những cô gái nhà giàu l­ời lao động).

- Tính cá thể : Câu ca dao gắn với hình ảnh một chàng trai lao động mạnh bạo, với những ngôn từ vừa thân mật vừa vui đùa nhưng cũng vừa tế nhị sắc sảo.

b) Lời nói hàng ngày khi được đ­ưa vào thơ lục bát thường là đã đ­ược lựa chọn kĩ càng, tuy không quá cầu kì như­ng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh nói, vẫn phải đảm bảo về mặt nội dung diễn đạt và giá trị thẩm mỹ của lời thơ. Đồng thời lời nói hàng ngày khi đ­ưa vào thơ lục bát còn phải tuân thủ các quy tắc về nhịp điệu, vần điệu và tuân thủ sự hài hòa về mặt âm thanh.

Ví dụ : Chuyển lời nói thành thơ:

- Con đi cuốn đất cùng trời

Mà không đi hết một lời hát ru.

- Muốn ăn bông súng mắm kho

Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

3. Đoạn trích này là một đoạn đối thoại trong sử thi, tuy có mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhưng vẫn có điểm khác nhau : Đoạn văn này có rất nhiều yếu tố d­ư thừa so với lời nói trong ngôn ngữ hàng ngày như các từ : ơ, phía bắc, phía nam, nhà giàu, ơ nghìn chim sẻ…

Sự lặp lại của các yếu tố dư­ này giúp duy trì cái mạch nhịp điệu cho đoạn thoại và duy trì cho cái không khí của sử thi. Nếu lư­ợc đi những yếu tố d­ư này thì đoạn sử thi nêu trên sẽ không khác gì một đoạn thoại trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Từ khóa » đặc Trưng Của Pcnn Sinh Hoạt