Phòng, Chống đuối Nước ở Hà Tĩnh: Cần Giải Pháp Ngăn Chặn Nguy ...
Có thể bạn quan tâm
Đoàn xã Sơn Trung (Hương Sơn) tổ chức lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo trên địa bàn.
Tháng 3/2022, UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện công tác trẻ em năm 2022, trong đó, phòng chống tai nạn đuối nước là một trong những vấn đề được tập trung chỉ đạo thực hiện.
Ngay sau khi văn bản được ban hành, các địa phương, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc rất tích cực, nhiều hoạt động phòng, chống tai nạn ở trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước được triển khai như: dạy bơi, học bơi, trang bị kỹ năng cứu đuối tại các địa phương Hương Khê, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ...; cắm biển cảnh báo phòng đuối nước tại các khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao của đoàn thanh niên các đơn vị Vũ Quang, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh...
Nhiều đơn vị cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước.
Mùa hè ở Hà Tĩnh nền nhiệt thường rất cao, không khí oi bức khiến nhu cầu bơi lội, tắm mát của trẻ em tăng cao. Nếu như trẻ em thành phố có các bể bơi với nhân viên giám sát thì trẻ em ở vùng nông thôn thiệt thòi hơn khi thiếu không gian bơi lội an toàn. Việc các em tự ý ra các khu vực ao hồ, sông suối tắm mát, không có người lớn đi kèm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn đuối nước.
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong phòng, chống đuối nước nhưng tại một số địa phương vẫn xảy ra các vụ tai nạn thương tâm. Theo số liệu báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ đuối nước làm 9 trẻ em tử vong.
Thực tế đó đặt ra câu hỏi, phải chăng chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa tạo được môi trường an toàn cho trẻ trên diện rộng. Nhiều địa phương còn thiếu các biện pháp ngăn chặn từ gốc để loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn ngay từ đầu.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ tai nạn đuối nước làm chết 9 trẻ em. (Trong ảnh: Bờ sông Ngàn Sâu đoạn chảy qua xã Đức Liên (Vũ Quang) - nơi xảy ra vụ đuối nước khiến một bé trai tử vong ngày 19/6/2022).
Trên thực tế, hầu hết các vụ tai nạn đuối nước trẻ em ở vùng nông thôn đều xảy ra khi các em không được quản lý, giám sát, không kể đó là khu vực sông, suối hay ao, hồ, không kể đó là vùng nước nông hay sâu, nguy cơ cao hay thấp. Tất cả các khu vực có nước đều là vùng ẩn họa. Trong khi đó, nhiều địa phương và những gia đình sống cạnh ao hồ, sông suối lại chủ quan, chưa triển khai các giải pháp nhằm loại bỏ nguy cơ ngay từ gốc, tạo môi trường an toàn cho trẻ.
Những vụ đuối nước thương tâm thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với nhiều gia đình, nhất là ở nông thôn. Nhiều người đã thay đổi tư duy trong chăm sóc và quản lý trẻ nhằm đồng hành cùng các em trong các hoạt động vui chơi ngày hè. Một trong những địa phương có cách làm hay để tạo môi trường an toàn cho trẻ là thôn Thọ Sơn - xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên). Tại đây, người dân không ngăn cấm trẻ đi tắm ở khu vực kênh mương, thay vào đó là tập trung cho trẻ cùng bơi lội vào 1 khung giờ nhất định và cử người lớn giám sát chặt chẽ.
Các em nhỏ ở thôn Thọ Sơn - xã Cẩm Quang được tập trung tắm mát trên kênh dưới sự giám sát chặt chẽ của người lớn.
Ông Nguyễn Huy Sách ở thôn Thọ Sơn - xã Cẩm Quang chia sẻ: "Thời tiết nắng nóng như thế này, trẻ rất thích bơi lội. Nếu cấm, các cháu rất dễ trốn người lớn, rủ nhau ra ao hồ, kênh mương để tắm. Điều đó sẽ cực kỳ nguy hiểm nên chúng tôi chủ động tổ chức cho các cháu bơi vào cuối giờ chiều hằng ngày, mỗi cháu sẽ được trang bị áo phao và có người lớn giám sát nghiêm ngặt. Như thế các cháu vừa được vui chơi thỏa thích, vừa được đảm bảo an toàn”.
Mỗi trẻ em thôn Thọ Sơn, xã Cẩm Quang khi đi tắm ở kênh nước đều được trang bị áo phao.
Cũng với tâm lý chủ động phòng, chống đuối nước cho con, dù công việc bận rộn nhưng mỗi buổi sáng, chị Phạm Thị Thanh Loan (phường Thạch Quý - TP Hà Tĩnh) đều cho con trai 5 tuổi đi học bơi.
Chị Loan cho biết: “Tôi nghĩ bơi là một trong những kỹ năng không thể thiếu của trẻ bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng. Chủ động trang bị kỹ năng cho con, tôi cũng thấy yên tâm hơn phần nào khi con tiếp xúc với môi trường nước”.
Chủ động trang bị kỹ năng bơi là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
Việc chủ động phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ trước hết là trách nhiệm của gia đình. Chính vì vậy, hơn ai hết, phụ huynh cần nâng cao ý thức trong bảo vệ an toàn tính mạng cho con em mình.
Ông Nguyễn Văn Sỹ - Trưởng phòng Trẻ em - Phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho rằng: "Tâm lý của trẻ rất hiếu động, ưa khám phá nhưng lại chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm nên rất dễ xảy ra tai nạn, đặc biệt là tai nạn đuối nước trong mùa hè. Bên cạnh sự vào cuộc của địa phương, ban ngành thì trước hết mỗi phụ huynh phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quản lý con em mình; chủ động các biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai nạn đuối nước để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra”.
Từ khóa » Giải Pháp Chống đuối Nước ở Trẻ Em
-
Biện Pháp Phòng Ngừa Giúp Trẻ Tránh đuối Nước | Vinmec
-
Các Biện Pháp Phòng Ngừa đuối Nước Cho Trẻ Em.
-
Các Biện Pháp Phòng Tránh Tai Nạn đuối Nước
-
Cách Phòng Tránh đuối Nước ở Trẻ Nhỏ Trong Mùa Hè | Tin Tức
-
Thực Trạng Và Giải Pháp Phòng, Chống đuối Nước Với Trẻ Em, Học Sinh
-
Các Giải Pháp Phòng Tránh đuối Nước Cho Trẻ Em.
-
Cụ Thể Hóa Các Giải Pháp Phòng, Chống đuối Nước Trẻ Em - Dân Trí
-
Nguyên Nhân - Giải Pháp Cho đuối Nước ở Trẻ Em Việt Nam
-
Các Biện Pháp Phòng Ngừa đuối Nước ở Trẻ | Medlatec
-
Đuối Nước Có Thể Phòng Ngừa Bằng Nhiều Giải Pháp
-
Phú Yên: Phòng Chống đuối Nước ở Trẻ Em Là Cấp Bách
-
CHUYÊN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC ĐỐI VỚI TRẺ ...
-
Phòng, Chống Tai Nạn đuối Nước Cho Trẻ Em Dịp Hè - Báo Nhân Dân