Phòng Chống Và Quản Lý Bệnh Truyền Nhiễm

  • go search
  • go contents
home HOME close
  • ENGLISH
  • CHINESE
  • JAPANESE
  • VIETNAMESE
  • THAI
  • INDONESIAN
  • ARABIC
  • UZBEK
  • MONGOLIAN
  • BANGLADESH
  • NEPAL
  • CAMBODIA
Menu Open VIETNAMESE Phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm
  • Điều tra dịch tễ
  • Trường hợp không khai báo
Điều tra dịch tễ Định nghĩa điều tra dịch tễ - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, hay tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng nếu công nhận bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh và trở thành dịch hoặc cần phải điều tra nguyên nhân phát bệnh hay khả năng nhiễm bệnh chưa rõ ràng thì ngay lập tức phải tiến hành điều tra dịch tễ, phải cung cấp thông tin kết quả trong phạm vi cần thiết cho cơ quan y tế có liên quan (Nguyên tắc thuộc Khoản 1 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). ※ Tuy nhiên phải cung cấp thông tin về kết quả điều tra dịch tễ cho cơ quan y tế khác trong trường hợp cần phòng ngừa lây lan trong cộng đồng địa phương (Điều kiện Khoản 1 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). - Báo cáo dịch tễ phải bao gồm các nội dung sau (Khoản 1 Điều 12, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). · Thông tin cá nhân của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc người mang mầm bệnh (sau đây gọi là "bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, v.v) và người nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm · Ngày, nơi phát bệnh của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm · Nguyên nhân nhiễm, lộ trình nhiễm bệnh · Hồ sơ điều trị bệnh của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, v.v và người nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm · Các vấn đề khác làm rõ nguyên nhân bệnh truyền nhiễm - Phương pháp điều tra dịch tễ như sau (Điều 14 và Phụ lục 1.3, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). · Phiếu khảo sát và phỏng vấn

Phân loại

Phương pháp điều tra

Phiếu khảo sát

- Thực hiện khảo sát bằng phiếu câu hỏi đối với bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, v.v và người nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

- Phiếu khảo sát là văn bản điều tra dịch tễ được chỉ định bởi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, có thể được chỉnh sửa, sử dụng tại đội điều tra dịch tễ tùy theo tình hình dịch.

- Văn bản điều tra dịch tễ bao gồm các hạng mục nhằm làm rõ lộ trình lây nhiễm, nguồn lây nhiễm bệnh truyền nhiễm.

- Phiếu khảo sát do nhân viên đội điều tra dịch tễ phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra khảo sát và điền vào.

※ Tuy nhiên, xem xét tình trạng của đối tượng điều tra bảng hỏi hoặc đặc tính nơi phát sinh bệnh truyền nhiễm, trong trường hợp bất đắc dĩ có thể dùng điện thoại, thư hay thư điện tử.

Phỏng vấn

- Thực hiện phỏng vấn đối với người quản lý y tế, vệ sinh, môi trường của cơ sở hay cơ quan phát sinh bệnh truyền nhiễm.

- Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề về quản lý y tế, vệ sinh, môi trường liên quan đến phát sinh bệnh truyền nhiễm.

- Thành viên đội điều tra dịch tễ trực tiếp gặp mặt đối tượng để điều tra phỏng vấn.

· Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người √ Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người được thực hiện trên các đối tượng là bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, v.v và người nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm. √ Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người phải được thực hiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh truyền nhiễm. √ Cơ quan xét nghiệm mẫu vật từ cơ thể người là cơ quan có thể xác định bệnh nhân bệnh truyền nhiễm và người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được quy định tại Khoản 1 Điều 16.2, Thông tư hướng dẫn Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm. √ Đội điều tra dịch tễ nộp lại giấy yêu cầu xét nghiệm và mẫu vật cho cơ quan xét nghiệm rồi yêu cầu xét nghiệm. · Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu vật từ môi trường √ Mẫu vật môi trường được lấy ra từ đất, nước (nước dùng công cộng như nước máy, nước ngầm, nước máy làm lạnh, bể bơi, suối nước nóng, phòng tắm…), thực phẩm, dụng cụ (những vật dụng có thể lây lan mầm bệnh như dụng cụ nấu ăn…), thiết bị… đã nhiễm hay nghi nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm. √ Có thể xét nghiệm mẫu vật môi trường, tìm ra mầm bệnh nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm tương ứng, hoặc xét nghiệm xác định một cách gián tiếp việc nhiễm bẩn làm phát sinh truyền nhiễm. Các loại xét nghiệm được phân loại theo mẫu vật như sau.

Các loại xét nghiệm

Đối tượng mẫu vật

Xét nghiệm tìm khuẩn Legionella

Nước máy, nước ngầm, nước các công trình công cộng

Xét nghiệm tìm khuẩn E-coli

Nước bể bơi, máy nước nóng lạnh

Xét nghiệm tìm virus Noro

Nước máy, nước ngầm, thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản

Xét nghiệm nước ăn theo Luật Quản lý nước ăn

Nước máy, nước ngầm, nước máy nước nóng lạnh

Xét nghiệm quy cách thực phẩm theo mã thực phẩm chung

Thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản khi phát sinh nhiễm trùng đường ruột tập thể

Xét nghiệm quy cách dụng cụ nấu ăn theo mã thực phẩm chung

Dụng cụ nấu ăn (thớt, dao, khăn lau, bộ chén bát, nước bể cá…) khi phát sinh nhiễm trùng đường ruột tập thể

Xét nghiệm tìm động vật nguyên sinh sống trong nước

Nước máy, nước ngầm, bể bơi

√ Đội điều tra dịch tễ nộp lại giấy yêu cầu xét nghiệm và mẫu vật cho cơ quan xét nghiệm rồi yêu cầu xét nghiệm. √ Cơ quan xét nghiệm mẫu vật môi trường là cơ quan có thể xác định bệnh nhân bệnh truyền nhiễm và người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chỉ định bởi Quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi. Riêng xét nghiệm tìm ra virus Noro của nước máy hay nước ngầm được thực hiện bởi Viện khoa học môi trường quốc gia hoặc Cục an toàn dược phẩm và thực phẩm. · Lấy và xét nghiệm mẫu vật của côn trùng, động vật trung gian truyền nhiễm √ Làm xét nghiệm để tìm ra mầm bệnh truyền nhiễm tương ứng từ côn trùng (muỗi, ve, chí, bọ chét…) hay động vật (bò, lợn, gà, hươu, lợn rừng, mèo hoang, chuột đồng…) là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm được cho là có liên quan về mặt dịch tễ với các bệnh nhân bệnh truyền nhiễm hay người được phỏng đoán là bị phơi nhiễm cùng loại rủi ro với những người đó. √ Đội điều tra dịch tễ nộp lại giấy yêu cầu xét nghiệm và mẫu vật cho cơ quan xét nghiệm rồi yêu cầu xét nghiệm √ Cơ quan xét nghiệm mẫu vật của côn trùng, động vật trung gian bệnh truyền nhiễm là cơ quan có thể xác định bệnh nhân bệnh truyền nhiễm và người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chỉ định bởi Quy định của Bộ Y tế và Phúc lợi, hoặc là Viện kiểm dịch khoa học thú y quốc gia hay cơ quan phòng dịch gia súc thành phố, tỉnh có chức năng đánh giá bệnh lý, chẩn đoán bệnh của gia súc theo Khoản 1 Điều 12, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm gia súc. · Điều tra hồ sơ y khoa và phỏng vấn bác sĩ √ Trường hợp bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, v.v hay người nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm đã điều trị tại bệnh viện, phòng khám, để tìm hiểu lộ trình lây nhiễm, đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị, có lây lan sang người khác không của bệnh truyền nhiễm mắc phải, đội điều tra dịch tễ có thể xem hồ sơ điều trị bệnh, v.v của bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, v.v và người nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi là "hồ sơ điều trị bệnh, v.v") theo Điều 22, Luật Y tế hoặc phỏng vấn bác sĩ phụ trách. - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thành lập đội điều tra dịch tễ riêng (Khoản 2 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). - Khi Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng thực hiện điều tra dịch tễ, bất cứ ai cũng không được thực hiện các hành vi dưới đây (Khoản 3 Điều 18, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). · Hành vi cản trở, từ chối hay né tránh điều tra dịch tễ mà không có lý do chính đáng · Hành vi khai báo gian dối hay nộp tài liệu gian dối · Hành vi cố ý gây thiếu sót, che giấu sự thật Thời kỳ điều tra dịch tễ - Điều tra dịch tễ được thực hiện khi phát sinh lý do tương ứng được phân loại như dưới đây (Điều 13, Nghị định về Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). · Trường hợp Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật phải điều tra dịch tễ √ Cần điều tra dịch tễ đồng thời ở 2 tỉnh, thành phố trở lên √ Trường hợp cần khẩn cấp điều tra việc phát sinh và dịch bệnh truyền nhiễm √ Tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, tỉnh trưởng, thị trưởng cho rằng điều tra dịch tễ không đầy đủ hoặc không thể tiến hành · Trường hợp tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt hoặc thị trưởng, quận trưởng phải thực hiện điều tra dịch tễ √ Trường hợp bệnh truyền nhiễm phát sinh và có nguy cơ trở thành dịch ở khu vực quản lý √ Trường hợp bệnh truyền nhiễm phát sinh bên ngoài khu vực quản lý có nguy cơ trở thành dịch, nghi ngờ bệnh truyền nhiễm đó có liên quan về mặt dịch tễ với khu vực quản lý Cán bộ điều tra dịch tễ - Để xử lý các sự vụ về điều tra dịch tễ bệnh truyền nhiễm, cử từ 30 ngườitrở lên là công chức trực thuộc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, và 2 người trởlên là công chức trực thuộc tỉnh, thành phố làm cán bộ điều tra dịch tễ (Đoạn trước Khoản 1 Điều 60-2,Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). ※ Với trường hợp này, trong Đội điều tra dịch tễ tỉnh, thành phố phải có từ một người trở lên thuộc đội ngũ y bácsĩ được bổ nhiệm là bác sĩ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Y khoa (Đoạn sau Khoản 1 Điều 60-2, Luật về phòng chống và quảnlý bệnh truyền nhiễm). - Thị trưởng, huyện trưởng, quậntrưởng có thể bổ nhiệm chuyên viên điều tra dịch tễlàm cán bộ trực thuộc trong trường hợp cần thiết để xử lý sự vụ liên quan đếnđiều tra dịch tễ (Nội dung chính Khoản 2 Điều 60-2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). ※ Tuy nhiên, người đứng đầu thành phố, huyện, quận đáp ứng điều kiện quy địnhtrong Thông tư của Luật vềphòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm xét trên dân số phải chỉ định hơn 1 cánbộ điều tra dịch tễ làm cán bộ trực thuộc (Điều kiện Khoản 2 Điều 60-2, Luật vềphòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). - Bổ nhiệm cán bộ điều tra dịch tễ từ những ngườithuộc một trong các hạng mục sau vàđã hoàn thành khóa đào tạo, huấn luyện về điều tra dịch tễ (Khoản 3 Điều 60-2, Luật về phòng chống và quảnlý bệnh truyền nhiễm). · Công chức phụ trách phòng dịch, điều tra dịch tễ hay tiêm chủng · Bác sĩ theo Khoản 1 Điều 2, Luật Y khoa · Các chuyên gia khác về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ như dược sĩ theo Điểm 2 Điều 2, Luật Dược sĩ; bác sĩ thú y theo Điểm 1 Điều 2, Luật Bác sĩ thú y ※ Trường hợp Cục trưởng cục quản lý bệnh tật, thịtrưởng/tỉnh trưởng hoặc thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng bổ nhiệm cán bộtrực thuộc làm cán bộ điều tra dịch tễ để người này hoàn thành chương trình đàotạo, huấn luyện về điều tra dịch tễ theo Điều 18-3, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm, thì phải bổ nhiệm cán bộ này làm cán bộ điều tradịch tễ thực tập (Khoản 4 Điều 60-2,Luật vềphòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). - Công việc của cán bộ điều tra dịch tễ và cán bộ điều tra dịch tễ thực tập trên như sau (Khoản 2 Điều 26, Nghị định về Luậtvề phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). · Lập kế hoạch điều tra dịch tễ · Thực hiện và phân tích kết quả điều tra dịch tễ · Đưa ra tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện điều tra dịch tễ · Chỉ đạo kỹ thuật điều tra dịch tễ · Đào tạo, huấn luyện điều tra dịch tễ · Nghiên cứu dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm - Cán bộ điều tra dịch tễcó thể thực hiện tạm thời các biện pháp sau trong trường hợp tình hình cấpbách, bệnh truyền nhiễm được dự đoán sẽ lây lan rộng, nếu không xử lý ngay thìbệnh truyền nhiễm lan rộng, gây hại nghiêm trọng cho vệ sinh công cộng, và phảibáo cáo ngay lập tức cho Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, tỉnh trưởng tỉnhtự trịđặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thị trưởng, tỉnh trưởng(Điểm 1 Điều 47 và Khoản 5, Khoản 7 Điều 60-2,Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). · Phong tỏa tạm thời · Cấm người dân thường ra vào · Hạn chế di chuyển trong khu vực liên quan · Các biện pháp khác cần để chặn thông hành ※Tuy nhiên, cán bộ điều tra dịch tễ thực tập chỉ có thể tiến hành xử lý tạm thờitrong trường hợp nhận được chỉ thị của cán bộ điều tra dịch tễ. - Sở cảnh sát, người đứng đầu cơ quan phòng cháy chữa cháy, trưởng trạm y tếvà các công chức có liên quan khác phải hợp tác với biện pháp của cán bộ điều tra dịch tễ và cán bộđiều tra dịch tễ thực tập, trừ khi có lý do chính đáng (Khoản 6 Điều 60-2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). - Cục trưởng cục quản lý bệnhtật, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, thịtrưởng/tỉnh trưởng và thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng cóthể hỗ trợ cánbộ điều tra dịch tễ và cán bộ điềutra dịch tễ thực tập chi phí cần thiết để thựchiện nhiệm vụ trong phạm vi ngân sách (Khoản 4 Điều 26, Luật về phòng chống vàquản lý bệnh truyền nhiễm). Trường hợp không khai báo Hình phạt khi không khai báo bệnh truyền nhiễm v.v. - Người từ chối, cản trở, né tránh điều tra dịch tễ bị phạt tiền đến 2 triệu won (Điểm 8 Điều 81, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). Quyền yêu cầu bồi thường - Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi, Trưởng Cục kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, thị trưởng, tỉnh trưởng hay thị trưởng, quận trưởng có thể yêu cầu người gây lây lan hoặc tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, vi phạm "Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm" bồi thường tổn thất về chi phí phát sinh trong việc phòng ngừa và quản lý bệnh truyền nhiễm theo "Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm" như chi phí điều trị nội trú, chi phí kiểm dịch, phí xét nghiệm chẩn đoán và bồi thường tổn thất v.v (Điều 72-2, Luật về phòng chống và quản lý bệnh truyền nhiễm). go top
  • Copyright(c)1997-2023 Ministry of Government Legislation. All rights reserved.
  • creativecommons

Từ khóa » Ba Mắt Xích Trực Tiếp Của Bệnh Truyền Nhiễm