Phong Cùi – Wikipedia Tiếng Việt

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Bệnh phong cùi
Tên khácBệnh Hansen (Hansen's Disease)[1]
Diện mạo người mắc bệnh phong (Ảnh chụp Đức cha Đamien tại Hawaii)
Phát âm
  • /ˈlɛprəsi/[2]
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm
Triệu chứngMất khả năng cảm nhận đau đớn[3]
Nguyên nhânMycobacterium leprae or Mycobacterium lepromatosis[4][5]
Yếu tố nguy cơTiếp xúc mật thiết với người mắc bệnh ma phong, sống ở nơi nghèo khó[3][6]
Điều trịLiệu pháp hợp nhất nhiều tầng thuốc[4]
ThuốcRifampicin, dapsone, clofazimine[3]
Dịch tễ209,000 (2018)[7]
Bệnh nhân phong người dân tộc ở xã Đa Kia, Bình Phước, được nhân viên y tế tiểu phẫu dã chiến

Bệnh phong, lại gọi thêm bệnh ma phong, bệnh hủi, phong cùi, bệnh Hansen, là một thứ bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra,[4] chủ yếu biến hoá bệnh lí ở da thịt và hệ thống thần kinh ngoại biên. Biểu hiện lâm sàng là tổn thương da thịt tính tê liệt, thần kinh sơ sài và to lên, người nghiêm trọng thậm chí tàn phế các đầu thượng chi và hạ chi.

Nguyên nhân phát sinh bệnh tật

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: Mycobacterium leprae

Vi khuẩn gây phát bệnh là loài vi khuẩn Mycobacterium leprae (giảng nghĩa: tế khuẩn hình dạng que phân nhánh bệnh ma phong). Khuẩn Mycobacterium leprae sau khi trích xuất và phân li (in vitro), ngay lập tức mất đi lực sinh sôi nẩy nở của nó vào thời điểm mùa hạ ánh sáng Mặt Trời chiếu xạ từ 2 đến 3 giờ đồng hồ, hoặc xử lí một giờ đồng hồ ở nhiệt độ 60 ∘ C {\displaystyle 60^{\circ }C} hoặc dùng tia tử ngoại chiếu xạ 2 giờ đồng hồ, có thể mất đi hoạt lực của nó. Thông thường ứng dụng các cách xử lí như nấu sôi, bốc hơi áp suất cao, tia tử ngoại chiếu xạ, v.v liền giết chết chúng ngay.

Bệnh nhân ma phong là túc chủ thiên nhiên của loài vi khuẩn Mycobacterium leprae. Tế khuẩn Mycobacterium leprae phân bố tương đối rộng khắp ở bên trong thân thể bệnh nhân, thấy chủ yếu ở bên trong một ít tế bào nào đó có hệ thống nội bì hình dạng lưới như da thịt (da mặt ngoài và da dính thịt ở mặt trong), màng nhầy, hệ thống thần kinh ngoại biên, hạch bạch huyết, lá lách và gan, v.v Ở da thịt chủ yếu phân bố ở các nơi như đuôi mút thần kinh, đại thực bào, cơ trơn phẳng, khu vực tóc lông, vách mạch máu, v.v Ở màng nhầy là thường hay thấy nhất. Ngoài ra các nơi như tuỷ xương, cao hoàn, tuyến thượng thận, phần não trước mắt, v.v cũng là một phần vị trí mà khuẩn Mycobacterium leprae dễ dàng xâm lấn và tồn tại, trong dịch máu chung quanh và cơ vân ngang cũng có thể phát hiện số lượng ít vi khuẩn Mycobacterium leprae. Vi khuẩn Mycobacterium leprae chủ yếu thông qua da thịt lở loét và màng nhầy mà bài tiết ra ngoài cơ thể, mặt khác ở trong sữa, nước mắt, tinh dịch và chất rỉ ở âm đạo, cũng có vi khuẩn Mycobacterium leprae, nhưng mà lượng vi khuẩn rất ít.

Nguồn gốc truyền nhiễm của bệnh ma phong là bệnh nhân bệnh ma phong chưa trải qua chữa trị, trong đó da thịt và màng nhầy của nhiều người bệnh tật kiểu vi khuẩn có chứa số lượng nhiều vi khuẩn Mycobacterium leprae, là nguồn truyền nhiễm trọng yếu nhất. Phương thức truyền nhiễm chủ yếu là truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp, sau nó là truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp.

Truyền nhiễm do tiếp xúc trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông qua sự tiếp xúc thương tổn da thịt và màng nhầy có chứa vi khuẩn Mycobacterium leprae và da thịt hoặc màng nhầy của người khoẻ mạnh có thương tổn mà gây ra, mức độ mật thiết của tiếp xúc có quan hệ với phát bệnh truyền nhiễm, đây là phương thức chủ yếu mà truyền thống cho biết là bệnh ma phong lan truyền rộng khắp. Trước mắt là bọt bay trong không khí và giọt treo lơ lửng mà người mang vi khuẩn ho và hắt hơi thông qua màng nhầy ở đường hô hấp trên của người khoẻ mạnh mà tiến vào thân thể người, là đường lối chủ yếu mà tế khuẩn Mycobacterium leprae lan truyền rộng khắp.

Truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Loại phương thức này là người khoẻ mạnh và người bệnh ma phong tính truyền nhiễm trải qua môi giới lây truyền nhất định cho nên bị truyền nhiễm. Thí dụ tiếp xúc áo quần, đệm chăn, khăn tay, đồ ăn, v.v mà người bệnh truyền nhiễm dùng qua. Tính khả năng của truyền nhiễm do tiếp xúc gián tiếp là rất ít.

Cần phải chỉ ra rằng, sức đề kháng của cơ thể tin chắc là nhân tố phát sinh tác dụng chủ đạo trong quá trình truyền nhiễm. Sau khi tế khuẩn Mycobacterium leprae tiến vào cơ thể có phải là quá trình và biểu hiện phát bệnh và sau phát bệnh hay không, chủ yếu lấy quyết định ở sức đề kháng của người bị truyền nhiễm, cũng chính là trạng thái miễn dịch của cơ thể. Mấy năm gần đây không ít người cho biết là, bệnh ma phong cũng đồng dạng với rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác, có tồn tại truyền nhiễm á lâm sàng, tuyệt đại đa số người tiếp xúc sau khi bị nhiễm đã thiết lập khả năng miễn dịch đặc tính đối với tế khuẩn Mycobacterium leprae, chấm dứt lây nhiễm bằng phương thức truyền nhiễm á lâm sàng.

Trị liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cần chữa bệnh vào thời kì đầu, đúng lúc, đủ lượng, đủ hạn và có quy tắc, có thể khiến cho sự khoẻ mạnh phục hồi khá nhanh, giảm bớt tàn phế dị hình và tái phát xuất hiện. Để cho giảm bớt sản sinh tính kháng thuốc, bây giờ chủ trương liệu pháp hợp nhất nhiều tầng thuốc (MDT), tức là dược phẩm hoá học kháng bệnh ma phong kết hợp trị liệu.[8]

  1. Dược phẩm hoá học
  • Dapsone (DDS) là dược phẩm hoá học chọn lựa đầu tiên. Tác dụng phụ có thiếu máu, viêm da do thuốc, giảm thiểu tế bào hạt và làm cản trở chức năng gan và thận, v.v Mấy năm gần đây, bởi vì xuất hiện biến gốc vi khuẩn Mycobacterium leprae chịu đựng thuốc dapsone, phần nhiều chủ trương chọn dùng liệu pháp kết hợp.
  • Clofazimine (B633) không những khống chế được vi khuẩn Mycobacterium leprae lại còn chống lại bệnh ma phong loại II. Uống lâu dài có thể xuất hiện hoá đỏ da thịt và sạm dần sắc tố.
  • Rifampicin (RFP) có tác dụng sát diệt mau lẹ đối với vi khuẩn Mycobacterium leprae.
  1. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch đặc biệt đang nghiên cứu vắc-xin sống BCG làm chết thêm vi khuẩn Mycobacterium leprae tiến hành đồng thời với hoá học trị liệu kết hợp. Mặt khác, như nhân tố chuyển di, levamisole, v.v có thể được coi là trị liệu phụ trợ.

  1. Trị liệu phản ứng phong

Xem xét chọn dùng các loại thuốc như thalidomide, kích tố corticosteroid, clofazimine, lôi công đằng, đóng kín tĩnh mạch và thuốc kháng histamin.

  1. Xứ lí bệnh biến chứng

Người lở loét ung nhọt đáy bàn chân, chú ý tẩy sạch cục bộ, phòng ngừa và ngăn cấm bị nhiễm khuẩn, nghỉ ngơi thích hợp, lúc tuyệt đối phải cần thì phải mở tách nhọt hoặc cấy da. Người dị hình, tăng cường tập luyện, vật lí trị liệu, châm cứu, lúc tuyệt đối phải cần thì làm phẫu thuật chỉnh hình.

Mô tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng không còn cảm giác nóng, lạnh và đau.

Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng móng tay móng chân rụng dần.

Góc độ xã hội và sự lây nhiễm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia, bệnh phong là bệnh nan y, không thể chữa được nên người ta rất khiếp sợ nó. Trong xã hội, người bị nhiễm bệnh thường chịu thành kiến, chịu sự hắt hủi, xa lánh thậm chí bị ngược đãi (trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).

Thực ra bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở) như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân. Các thể phong nhẹ khác như phong bất định, phong củ ít có khả nǎng lây hơn nhiều.

Cơ chế lây nhiễm của bệnh phong vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo, nhưng người ta cho rằng bệnh lây qua các dịch nhầy (nước mũi...) của người bệnh, nhưng đòi hỏi phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Đồng thời, khoảng 95% dân số có miễn nhiễm tự nhiên với bệnh này.[9] Theo thông tin mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay ngày càng có sự ủng hộ quan điểm cho rằng bệnh phong có thể lây qua đường hô hấp, đồng thời cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng lây truyền qua côn trùng.[10]

Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.

Hiện có nhiều loại thuốc điều trị rất có hiệu quả. Trong đó khi dùng thuốc Rifampicine sau 5 ngày sẽ hạn chế khả năng lây lan của vi khuẩn tới 99,9%.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá khứ, rất nhiều người Việt Nam đã bị cướp đi sinh mạng từ căn bệnh này. Trong số đó, có nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử.

Việt Nam có các trại phong ở Quỳnh Lập (Nghệ An), Vǎn Môn, Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa, Bến Sắn, Đắc Nông, Chư Prông, Đức Cơ - thuộc tỉnh Gia Lai (chỗ này thực chất không phải là một trại phong chính thức (được tổ chức qui củ, cụ thể và có kèm theo bệnh viện, trạm xá, nhân viên y tế). Đây là một làng, nằm ở trong rừng, có cư dân là những bệnh nhân phong sống với nhau. Hiện nay có vài tu sĩ Công giáo đang cùng họ chiến đấu với bệnh phong ở đây).

Hiện nay ở Việt Nam, con số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có từ 120.000 đến 150.000, 23.371 đã được chữa lành, 18.000 còn biểu hiện di chứng, tỷ lệ mắc phải 0,1/10.000 (1/100.000 dân), tổng số làng phong đếm được là 13.

Địa điểm Tên trại Sáng lập Dân số Bệnh nhân Đã đổi tên thành..
Sóc Sơn

Hà Nội

Đá Bạc 1950s ? 3
Bắc Ninh Quả Cảm 1913 ? 257 BV Phong & Da Liễu
Thái Bình Văn Môn 1900 > 600 366 (1) BV Phong & Da Liễu
Thái Nguyên Phú Bình 1960 200 hộ 105
Chí Linh

Hải Dương

Hoàng Tiến ?
Thanh Hóa Cẩm Thủy 1967 - 70
Hoàng Mai

Nghệ An

Quỳnh Lập 1957 ? 300 BV Phong & Da Liễu TW
Kontum Đắc Kia 1920 Nhi 373
Quy Nhơn

Bình Định

Quy Hòa 1929 365 hộ 430 (2) BV Phong & Da Liễu TW
Di Linh

Lâm Đồng

Di Linh 1927 30 hộ 150 (3)
Tân Uyên

Bình Dương

Bến Sắn 1959 39 hộ 664 Khu ĐTP
Long Thành

Đồng Nai

Bình Minh 1974 295 hộ 141 (4)
Biên Hòa

Đồng Nai

Phước Tân 1968 ? 270
Quận 2

Tp HCM

Thanh Bình 1967 105 hộ 357 Đã giải thể
Sóc Trăng Sóc Trăng ? Đã giải thể

(1): lâu đời nhất cả nước và đông nhất miền bắc Việt Nam.

(2): do linh mục Paul Maheu sáng lập (Ngày 3 tháng 3 năm 1930, một buổi diễn thuyết được BS Lemoine và cha Maheu tổ chức ở Sài Gòn, do các Giám mục địa phận Saigon (Dumortier), Quy Nhơn (Tardieu), Gouin (Lào) và Blois (Thẩm Dương) bảo trợ ngõ hầu vận động đóng góp tài chánh cho công trình xây dựng trại phong Quy Hòa cho hơn 1500 bệnh nhân.

(3): do linh mục (sau là giám mục) Jean Cassaigne (1895-1973), Hội Thừa Sai sáng lập.

(4): do Giáo hội Tin Lành và mạnh thường quân Na Uy sáng lập.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Worobec, SM (2008). “Treatment of leprosy/Hansen's disease in the early 21st century”. Dermatologic Therapy. 22 (6): 518–37. doi:10.1111/j.1529-8019.2009.01274.x. PMID 19889136.
  2. ^ “Definition of leprosy”. The Free Dictionary. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Aka2012
  4. ^ a b c “Leprosy Fact sheet N°101”. World Health Organization. tháng 1 năm 2014.
  5. ^ “New Leprosy Bacterium: Scientists Use Genetic Fingerprint To Nail 'Killing Organism'”. ScienceDaily. 28 tháng 11 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2010.
  6. ^ Schreuder, P.A.M.; Noto, S.; Richardus J.H. (tháng 1 năm 2016). “Epidemiologic trends of leprosy for the 21st century”. Clinics in Dermatology. 34 (1): 24–31. doi:10.1016/j.clindermatol.2015.11.001. PMID 26773620.
  7. ^ “Leprosy”. www.who.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Thái Thu Phàm, Thang Niệm Hồ, Vương Diệu Hoành (2014). Dược lí học 2014. công ty TNHH Khai phát Tân Văn Kinh.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ https://www.cdc.gov/leprosy/transmission/index.html
  10. ^ https://www.who.int/lep/transmission/en/

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Phong cùi tại Wikispecies
  • "A Saigon dans les annees 30, un journal militant:<<La Lutte>> (1933-1937): Daniel Hémery [1]
  • "Prevention et traitement de la lèpre en Indochine": Exposition coloniale internationale. Paris 1931, par les Drs Gaide, medecin-géneral, inspecteur géneral des Services sanitaires et médicaux en Indochine et Bodet, médecin lieutenant-colonel, adjoint à l'Inspecteur géneral. Éd. IDEO (Imprimeries d'Extreme-Orient), in-8o, 47 pp, Hanoi, 1930 [ở Đông dương vào năm 1900, có từ 12.000 đến 15.000 bệnh nhân phong trên tổng dân số 13 triệu, ước tính riêng ở VN là trên dưới 10.000, chia ra, Bắc kỳ (5000), Trung kỳ (2000), Nam kỳ (5000) ].
  • "Étude sur la Lèpre dans la péninsule Indochinoise et dans le Yunnan" Edouard Jeanselme Éd G.Carre et C.Naud, 1900 (Năm 1898, Édouard Jeanselme được chính phủ Pháp phái qua Đông Dương, Miến Điện, Indonesia, Xiêm và Trung Quốc để nghiên cứu và khảo sát thổ nhưỡng của bệnh phong cùi trong 18 tháng).
  • "La Lèpre" Édouard Jeanselme, 700 pages, Paris, 1934.
  • "La protection de la maternite et de l'enfance dans les colonies: la Lèpre" Chronique documentaire 80 II, Chap.IV, BIU Sante, Drs Grosfilez et Lefevre, 1938 [năm 1938, theo tư liệu này, số bệnh nhân phong cùi ở VN là 8.104, gồm, Bắc kỳ (2.772), Nam kỳ (4.132), nghĩa là, Nam kỳ chiếm xấp xỉ 55%, Bắc kỳ chiếm 35%, Trung kỳ 10%], con số thực tế lẽ ra phải cao hơn nhiều, do chưa tính số bệnh tiềm tàng lẩn trốn tăng vọt từ khi có quyết định xây dựng trại phong, theo chính sách bản xứ của tân Toàn quyền Đông Dương Albert Sarrault (1911-1914) rồi (1916-1919), vì sợ bị đầy ải vào đó và mặc cảm bị phân biệt, kỳ thị).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phong cùi.
  • Phong cùi trên DMOZ
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb11938286h (data)
  • GND: 4035392-8
  • HDS: 007983
  • LCCN: sh85076084
  • NARA: 10664110
  • NDL: 00569249
  • NKC: ph122239

Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Bệnh Phong