Phóng Ra điện Khiến Cá Sấu Còn Phải Chạy, Tại Sao Lươn điện Không ...

Cá chình điện (còn được gọi là lươn điện, mặc dù chúng không thuộc họ lươn) sống tập trung ở vùng phía Bắc Nam Mỹ, chủ yếu tại lưu vực sông Amazon và sông Orinoco, Peru. Con trưởng thành có thể dài 2,4m nặng khoảng 20kg.

Sơ qua một chút thông tin cho vui vậy thôi, chứ chắc ai cũng biết rằng cá chình điện nổi tiếng không phải vì cái vẻ ngoài tầm thường ấy. Chúng có thể khiến muôn loài phải khiếp sợ, vì vũ khí của chúng là khả năng phóng điện.

Được biết, dòng điện của loài vật này có thể lên tới 800 volt, thậm chí vượt trên 1.000 volt và cường độ là 1 Ampe. Đây là những con số đủ để gây nguy hiểm cho bất kỳ loài vật nào, kể cả là cá sấu.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: lươn phóng điện trong môi trường nước sông – một dung môi dẫn điện hoàn hảo. Nếu thế thì ắt hẳn phải có một cơ chế nào đó mà chúng sử dụng để bảo vệ bản thân mình. Vậy đó là gì và liệu nó có thể đảm bảo an toàn 100% cho "khổ chủ"?

Đầu tiên, để hiểu được tính hai mặt của cách thức tự vệ có một không hai này, trước hết ta hãy cùng nhìn qua cấu tạo trong của lươn điện.

Phóng ra điện khiến cá sấu còn phải chạy, tại sao lươn điện không chết vì bị giật? - Ảnh 2.

Sơ lược nội quan của lươn điện

Các bộ phận trên cơ thể của chúng có thể được chia làm 2 loại chính: nội tạng và cơ quan phát điện. Dù rất quan trọng, nhưng phần nội tạng - bao gồm cả tim, gan... được gói gọn trong không gian nhỏ phía gần đầu. Còn 80% cơ thể còn lại dành toàn bộ cho vũ khí của nó.

Các cơ quan phát điện của lươn trải dọc toàn thân, gồm 3 phần: phần tích điện chính, phần định vị và phần phóng điện. Sự phối hợp hoàn hảo của chúng cho lươn điện một khả năng vô cùng độc đáo, phóng ra 2 loại điện: dòng điện áp thấp (để định hướng và thăm dò môi trường do thị giác của lươn điện khá kém) & dòng điện áp cao (để tấn công kẻ địch hoặc săn mồi).

Đó là cách lươn phóng điện. Nhưng còn cách bảo vệ bản thân thì sao nhỉ? Thực ra, có thể bạn sẽ sốc khi biết rằng lươn điện không hề có bất kỳ phương án bảo vệ nào đâu.

Sự thật là khi phát ra điện để tấn công kẻ thù, lươn điện phải chấp nhận một rủi ro không hề nhỏ. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng chúng thường xuyên bị sốc bởi chính dòng điện do mình phóng ra. Tuy nhiên, chúng không chết, tất cả là vì ba lí do chính sau đây.

Một là nhờ cấu tạo cơ thể hợp lí khiến cho khả năng dòng điện đi qua và gây hại cho các bộ phận trọng yếu là rất nhỏ. Dòng điện gần như phóng thẳng ra môi trường chứ không truyền trong cơ thể quá lâu.

Phóng ra điện khiến cá sấu còn phải chạy, tại sao lươn điện không chết vì bị giật? - Ảnh 3.

Hai là dòng điện phát ra không đủ lâu để giết chết một con vật lớn như lươn điện. Cần biết rằng kích thước cơ thể tỉ lệ thuận với điện áp cao nhất một con có thể tạo ra. Cá càng to, điện phóng ra càng mạnh. Giới khoa học phỏng đoán rằng tạo hóa đã rất khéo léo khi để điện áp tối đa của mỗi con lươn điện khó có thể giết chính nó trong khoảng thời gian ngắn mà dòng điện tồn tại.

Và cuối cùng, chúng có một bản năng đặc biệt để giảm nguy hiểm cho bản thân, bằng cách uốn cơ thể của mình theo những cách nhất định để tránh dòng điện đi qua tim. Với mỗi tình huống khác nhau, lươn điện lại có cách riêng để tự vệ.

Phóng ra điện khiến cá sấu còn phải chạy, tại sao lươn điện không chết vì bị giật? - Ảnh 4.

Khi phóng điện, lươn sẽ "uốn lượn" cơ thể để tránh dòng điện chạy qua tim

Tuy nhiên, chẳng có gì là tuyệt đối. Đôi khi tai nạn vẫn xảy ra và kết quả phụ thuộc vào cường độ dòng điện. Nếu nghiêm trọng chúng thậm chí sẽ chết ngay lập tức.

Ngoại trừ những lúc nhầm lẫn hiếm hoi hoặc do bị hoảng loạn, lươn điện thường rất cẩn thận và hiếm khi chích sai mục tiêu. Quả là khi cầm trong tay một vũ khí lợi hại, bạn cũng nắm giữ một trách nhiệm rất lớn!

Nguồn: The Naked Scientist, Encyclopaedia Britannica , ExtremeTech

Từ khóa » Cá Chình điện Có Bị điện Giật Không