Phong Thủy Nhà 2 Mái: Lưu ý Giúp Sức Khỏe, Tài Lộc Viên Mãn?
Có thể bạn quan tâm
Kiến trúc nhà hai mái đang được ưa chuộng và trở nên phổ biến trong xây dựng. Được đánh giá là có đầy đủ công năng, giá trị thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí vật liệu, kiểu nhà 2 mái trước sau còn mang lại sự sinh khí trong phong thuỷ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà hai mái, chủ nhà cần lưu ý những điều sau đây.
Mục lục
Nhà 2 mái là gì?
Nhà 2 mái bao gồm 2 diện mái được xếp riêng biệt, giật cấp hoặc xếp chồng lên nhau. Kiểu dáng và hình dạng mái như vật được gọi là “hàn hiên”. Kiến trúc nhà hai mái có phần gần giống với mái thái nhưng đơn giản hơn.
Nhà 2 mái trước sau được thiết kế phần mái kiểu mái trước mái sau tạo sự khác biệt độc đáo cho căn nhà. Sự không cân đối của kiến trúc nhà 2 mái giúp căn nhà trở nên phá cách, dễ dàng kết hợp giữa nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển đến các mẫu nhà hiện đại theo xu hướng mới.
Cấu tạo của mái nhà có thể không bằng phẳng mà hơi lồi lõm. Với thời tiết mưa gió, nước sẽ đổ nhiều về nơi thấp nhất làm cho mức độ xâm nhập của nước lan rộng. Điều này có độ ảnh hưởng rất lớn đến vật liệu xây dựng ngôi nhà. Chính vì vậy, cần sử dụng những loại vật liệu có chất liệu tốt, bền bỉ.
Tổng quan về kiến trúc nhà 2 mái
Nhà 2 mái là loại hình kiến trúc rất được ưa thích hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì nhà 2 mái vẫn tồn tại một số nhược điểm, cụ thể như sau:
Ưu điểm kiến trúc nhà 2 mái
-
Tương tự như những căn biệt thự, nhà phố mái thái, nhà 2 mái tôn đẹp mang tính thẩm mỹ cao, mang đến nét đẹp thanh thoát cho ngôi nhà.
-
Nhà 2 mái có độ dốc nên khả năng thoát nước nhanh, tránh tình trạng ứ đọng, thấm dột khi trời mưa.
-
Kiến trúc 2 mái được ứng dụng khá linh hoạt phù hợp với mọi diện tích đất, từ nhà ở đơn giản cho đến các biệt thự nhà phố, từ nông thôn đến thành thị.
-
Chi phí xây dựng nhà 2 mái tương đối thấp.
-
Thi dễ dàng và thời gian thi công cũng tương đối nhanh.
Nhược điểm
-
Gia chủ không tận dụng được không gian tầng mái ở nhà 2 mái như nhà mái bằng.
-
Việc di chuyển trên nhà 2 mái khó hơn so với nhà mái bằng.
Lưu ý về phong thủy nhà 2 mái
Theo quan niệm dân gian, mọi công việc liên quan đến xây cất, sửa sang nhà cửa cần được xem ngày đẹp hợp với tuổi của gia chủ để mọi chuyện được suôn sẻ, thuận lợi. Chính vì vậy, phong thủy khi làm nhà 2 mái cũng vô cùng quan trọng.
Màu sắc mái nhà
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu và màu sắc mái nhà khác nhau. Gia chủ có thể cân nhắc để chọn những loại mái nhà theo sở thích thẩm mỹ của mình và hợp phong thủy.
Homedy khuyên bạn nên chọn các màu đỏ hoặc màu sẫm để mang đến tài lộc, vượng khí và sự may mắn cho gia đình. Chú ý trong phong thủy nhà 2 mái rất kỵ màu xanh, bạn nên tránh sử dụng màu sắc này.
Nhất góc ao, nhì đao đình
“Nhất góc ao, nhì đao đình” được hiểu là khi thiết kế mái nhà cần tránh được góc ao hướng chính diện, góc cạnh của mái đình, đền miếu khiến mang đến những điều không tốt.
Cửa ra vào đối diện với nóc nhà
Rất nhiều người xây mái nhà theo hình tam giác có khe hở giữa hai đầu để giúp không khí trong nhà được lưu thông. Đối với nhà hai mái, gia chủ nên chú ý không đặt cửa ra vào đối diện với phần nóc nhà. Được này được các chuyên gia phong thủy cho rằng sẽ gây ra sự hao tốn tiền tài, của cải trong nhà.
Mái nhà bị cây đòn đông chĩa vào
Đòn tay và đòn dông là những vật tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên bên cạnh. Đây được xem là điều tối kỵ khi làm mái nhà. Cần bịt kín để tránh gây ảnh hưởng đến các nhà xung quanh. Việc dựng đòn dông cũng cần làm lễ xin phép tổ tiên và các vị thần linh cai quản khu vực đó để tránh những vận xui có thể xảy tới
Điểm góc mái
Điểm góc mái là điểm xung yếu. Chính vì vậy, để giữ vững góc mái những mái nhà người xưa thường thiết kế các chi tiết bằng gỗ hoặc đắp vữa. Nếu căn nhà khi mở cửa chính diện với góc mái sẽ chĩa vào nhà sẽ gây cảm giác bất an không tốt cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình.
Phần lớn mái nhà ở nông thôn thiết kế kiểu hình tam giác giúp cho nước mưa và bụi bẩn không bị đọng trên nóc nhà. Tuy nhiên, nếu xét về phong thủy thì cách làm này lại không tốt cho những ngôi nhà nhà xung quanh.
Nên chọn vật liệu nào cho kiến trúc nhà 2 mái?
Các vật liệu phổ biến thường sử dụng cho kiến trúc nhà 2 mái gồm có:
-
Gỗ, tre: Đây là một trong các vật liệu làm mái nhà truyền thống được sử dụng trong thiết kế và thi công các vị trí khung xương của mái nhà như xà gồ, cói giang,... Dùng tre, gỗ sẽ giúp cho phần mái nhẹ hơn, tăng khả năng chống đỡ sức nặng của tầng mái, từ đó đảm bảo được độ bền cao và độ co giãn tốt khi môi trường nhiệt độ thay đổi.
-
Thép: Đây là vật liệu được sử dụng phổ biến làm khung kèo mái ngói trong các mẫu thiết kế nhà 2 mái hiện đại. Thép có độ bền cao, chất lượng tốt, khả năng chống rỉ sét, trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng cho giàn móng công trình đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
-
Bê tông: Bê tông là một trong số các vật liệu làm mái nhà có tính năng động và công nghiệp hiện nay. Phương pháp đổ bê tông mái toàn khối được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình nhà ở dân dụng vì khả năng chống thấm cao và tạo độ cứng cho không gian lớn của công trình.
-
Ngói: Gồm có ngói đất nung, ngói đất sét, ngói bê tông, ngói xi măng,... Với đặc điểm nổi bật như ưa nhìn, không thấm nước, độ bền cao, kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú,... ngói là vật liệu rất được ưa chuộng khi làm nhà 2 mái.
-
Tôn: Bao gồm tôn xốp, tôn PU, tôn cách nhiệt,... Với độ bền cao, trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công, lắp đặt nhanh, ít phải bảo dưỡng, chi phí rẻ,... tôn là loại vật liệu đáp ứng được sở thích và tính thẩm mỹ của nhiều người.
-
Một số vật liệu khác: Đá đen, Titan kẽm, mái nhà bằng thảm thực vật, rơm rạ,...
Cách tính đòn tay nhà 2 mái
Cách chia đòn tay nhà 2 mái như thế nào? Sau đây, Homedy sẽ hướng dẫn bạn cách tính đòn tay nhà 2 mái đúng yêu cầu kỹ thuật và phong thủy.
Xác định khoảng cách đòn tay
Cấu trúc và quy mô của mỗi nhà khác nhau nên sẽ có cách bố trí tay đòn khác nhau. Vì thế, đầu tiên chúng ta phải xác định khoảng cách đòn tay nhằm giúp cho công trình bền vững, chắc chắn hơn và đem đến cảm giác an toàn khi sử dụng.
Khoảng cách đòn tay lợp ngói
Khoảng cách giữa xà gồ của đòn tay lợp ngói sẽ có sự khác nhau đối với từng loại khung kèo. Cụ thể:
-
Khung kèo có 2 lớp: Khoảng cách giữa các tay đòn từ 1.1m - 1.2m
-
Khung kèo 3 lớp thì khoảng cách giữa các tay đòn là 0.8m - 0.9m, khoảng cách giữa các cầu phong là 1.2m
Khoảng cách đòn tay thép lợp tôn
Đối với đòn tay thép thì khoảng cách giữa các đòn tay sẽ phụ thuộc rất nhiều vào độ dày vật liệu, độ dốc của mái.
-
Mái lợp tôn 1 lớp sẽ có khoảng cách giữa các đòn tay từ 0.7 - 0.9m
-
Tôn xốp chống nắng thì có khoảng cách từ 0.8 - 1.2m là phù hợp.
Tính đòn tay nhà 2 mái trước sau theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt
Sinh - Trụ - Hoại - Diệt tương ứng với bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có nghĩa là mùa xuân cây cối ra những chồi non mơn mởn, mùa hạ cây cối phát triển xanh tươi, mùa thu lá vàng héo rụng và tới mùa đông thì chỉ còn những cành cây trơ trụi.
Cách tính đòn tay nhà 2 mái theo phương pháp này như sau: Thanh đầu tiên tương ứng với Sinh, thanh thứ 2 ứng với Trụ, thanh thứ 3 ứng với Hoại, thanh thứ 4 ứng với Diệt. Và cứ thế thanh thứ 5 lại quay lại Sinh, thanh thứ 6 là Trụ, thanh thứ 7 là Hoại, thanh thứ 8 là Diệt
Cách tính theo trực tuổi
Bạn có thể thực hiện theo cách tính đòn tay nhà 2 mái trước sau theo trực tuổi với các bước sau:
-
Bước 1: Tìm hiểu gia chủ sinh năm bao nhiêu, mệnh gì và thuộc can chi nào.
-
Bước 2: Nghiên cứu bảng trực tuổi để biết gia chủ nằm trong trực cụ thể nào.
-
Bước 3: Lấy đòn dông biểu trưng cho gia chủ
-
Bước 4: Tại Trực của trạch chủ, đếm xuống phía dưới với bậc số 1 là bậc của phu thê.
-
Bước 5: Dựa vào trực chủ và trực phu thê để đánh giá xem là tốt hay xấu
Chẳng hạn, gia chủ sinh 1986, tuổi Bính Dần, Trực Định, mệnh Mộc. Vậy trạch chủ là Trực Định, ngũ hành thuộc Mộc.
Xác định đòn dông là 12 làm trạch chủ. Trực Định thuộc mệnh Mộc, Trực Bình thuộc mệnh Thủy, Thủy sinh Mộc là tương sinh hợp phong thủy. Như vậy gia đình trong ấm ngoài êm.
Những mẫu nhà 2 mái đẹp nhất hiện nay
Sau khi đã nắm được các lưu ý về phong thủy khi xây dựng nhà 2 mái, bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm thực hiện kiểu công trình này mà không lo ảnh hưởng đến gia đình và những người xung quanh.
Hiện nay, nhà 2 mái được ưa chuộng bởi những nhiều đặc điểm ưu việt. Có đa dạng các loại mẫu nhà 2 mái, nếu đang phân vân không biết nên chọn mẫu nhà nào, tham khảo ngay những mẫu nhà đẹp dưới đây để có thêm các ý tưởng hoàn thiện tổ ấm thân yêu của mình nhé.
Nhà 2 mái cấp 4
Đây là kiểu nhà cấp 4 được xây dựng phổ biến ở các khu vực nông thôn hiện nay. Nhà 2 mái cấp 4 có thiết kế đơn giản, giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện ích và công năng sử dụng.
Nhà tiền chế 2 mái
Nhà tiền chế có kết cấu hoàn toàn bằng khung thép tiền chế và 2 mái lợp bên trên. Với thiết kế đơn giản, giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng đầy đủ nên rất được ưa chuộng hiện nay.
>>> Tham khảo: Tổng hợp 10+ các mẫu nhà tiền chế dưới 100 triệu độc đáo nhất hiện nay
Nhà 2 mái tôn
Tôn là vật liệu thông dụng trong thiết kế và thi công nhà dân dụng. Nhà 2 mái tôn có chi phí thấp nên phù hợp với những gia đình có ngân sách hạn chế.
Nhà 2 mái hiện đại
Nhà 2 mái hiện đại ngày càng được ưa thích không chỉ bởi tính mới lạ, khác biệt vô cùng ấn tượng mà còn bởi sự thông dụng và tính thẩm mỹ cao. Thiết kế nhà 2 mái hiện đại phù hợp cho nhiều kiến trúc từ nhà cấp 4 đến nhà nhiều tầng, biệt thự,....
Nhà 2 mái kiểu sân vườn
Với thiết kế nhà 2 mái kiểu sân vườn thông thoáng rất thích hợp với nhà có diện tích đất xây dựng lớn, yêu thích thiên nhiên, muốn hòa mình trong không gian xanh mát trong lành của cỏ cây và hoa lá.
>>> XEM NGAY: Biệt thự mini 1 tầng mái thái: Mẫu nhà đẹp với chi phí hợp lý
Bài viết trên đây của Homedy đã mang đến những thông tin về phong thủy nhà 2 mái trước sau cũng như những mẫu nhà 2 mái đẹp để bạn tham khảo. Đừng quên truy cập Homedy thường xuyên để ngắm nhìn nhiều kiểu kiến trúc nhà độc đáo, nắm được các kiến thức phong thủy hữu ích khác nhé!
Trần Dung
Tham khảo các tin liên quan:
- Thiết kế nhà cấp 4 mái Nhật 3 phòng ngủ đẹp, chi phí thấp
- Nhà cấp 3 là gì? Nhà cấp 3 có mấy tầng?
- Bản vẽ nhà khung thép dân dụng đẹp, tối ưu chi phí nhất
Từ khóa » Nóc Nhà 2 Tầng
-
Thiết Kế Nhà 2 Tầng Mái Thái - WEDO
-
55+ Mẫu Nhà 2 Tầng Mái Thái đơn Giản đẹp Hiện đại
-
50 Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Tầng đẹp Cuốn Hút Nhất 2022 - Kiến An Vinh
-
40 Mẫu Thiết Kế Mặt Tiền Nhà ống 2 Tầng đẹp, Hiện đại Năm 2022
-
10 Mẫu Nhà đẹp Mái Thái 2 Tầng Kiểu Mini Hiện đại ở Quê 2022
-
Cập Nhật 7 Mẫu Nhà 2 Tầng Mái Tôn Nông Thôn đơn Giản 2022
-
20+ Mẫu Nhà Mái Thái 2 Tầng đẹp, đơn Giản | Update 2021
-
7+ Mẫu Nhà Ống 2 Tầng Mái Thái Đẹp Và Ấn Tượng Nhất
-
50+ Mẫu Thiết Kế Nhà 2 Tầng Mái Thái đẹp Nhất Năm 2022
-
30+ Mẫu Nhà ống 2 Tầng Mái Thái - Đỉnh Cao Của Việc Thiết Kế Nhà ống
-
Mãn Nhãn Với 10 Mẫu Nhà 2 Tầng Mái Tôn đẹp Nhất Hiện Nay
-
Kinh Nghiệm Xây Dựng Nhà 2 Tầng Mái Thái 500 Triệu đẹp Năm 2022
-
Top 7 Mẫu Nhà 2 Tầng Mái Bằng đơn Giản Giá Rẻ Tại Hùng Anh