Phòng, Tránh Sốc Nhiệt Vào Mùa Hè - Cdcthaibinh
Có thể bạn quan tâm
1.Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là tình trạng thân nhiệt tăng quá mức, thường trên 40 độ C, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt của cơ thể bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể gây ra tình trạng sốc, chúng ta thường gọi là say nắng. Khi bị sốc nhiệt, cơ thể giảm khả năng thanh thải nhiệt, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt.Ở mức nhẹ, sốc nhiệt chỉ gây ra một vài triệu chứng khó chịu như chuột rút, chóng mặt, buồn nôn. Nhưng ở thể nặng, nạn nhân sốc nhiệt có thể gặp phải tổn thương não, thậm chí hôn mê và tử vong.
2. Ai hay bị sốc nhiệt?
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:
- Người già, trẻ em, phụ nữ: Là những người có khả năng chịu đựng kém.
- Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, thận, ung thư, bệnh mãn tính...
- Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,...
- Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi hợp lý và không bổ sung nước, điện giải đầy đủ.
3.Biểu hiện của sốc nhiệt, biến chứng và cách xử lý
3.1.Biểu hiện của sốc nhiệt
Thở nhanh và nông (hơi thở không sâu), tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn,… Có một số triệu chứng khác như huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, ngất xỉu,…Đi đứng loạng choạng, run cơ, thở gấp và tim đập nhanh hơn 130 nhịp mỗi phút. Trong một vài khoảnh khắc, thân nhiệt của những người này có thể tăng từ 370C lên đến hơn 400C.
3.2.Biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân sốc nhiệt cấp cứu muộn thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, thậm chí là tử vong.
3.3. Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt
Di chuyển bệnh nhân ra khỏi ánh mặt trời, vào bóng râm hoặc nơi có điều hòa nhiệt độ. Làm mát cơ thể bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo, đắp khăn ướt và phun nước ấm lên cơ thể trong khi hướng một chiếc quạt vào người họ vì nếu bạn phun nước lạnh vào một người sốc nhiệt, cơ thể họ có thể run lên hoặc rùng mình theo cơ chế tự vệ.Khi thân nhiệt của nạn nhân hạ xuống đến mức dưới 39 độ C, quá trình làm mát đã đủ để dừng lại, tránh khiến thân nhiệt tiếp tục hạ và đưa nạn nhân vào một trạng thái ngược lại (hạ nhiệt quá mức). Cho uống nước ngay nếu nạn nhân còn tỉnh và không nôn nhiều. Đồng thời phải gọi ngay xe cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi điện giải trong máu, bù nước cho cơ thể, cũng như để tránh các biến chứng khác như rối loạn chức năng nội tạng.Trên đường đi, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể để làm mát. Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể và luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh. Đến bệnh viện, nếu bệnh nhân đã bị tổn thương thận thì có thể phải lọc máu liên tục, chăm sóc tích cực phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
4. Các phòng tránh sốc nhiệt
- Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm: Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10h - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13h - 16h. Vì thế, mọi người nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang,… chống nóng.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo,...
- Uống đủ nước, bổ sung đồ uống giàu chất điện giải: Nên bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên như nước dừa, nước chanh, cam, cà rốt…Nếu không có nước quả thì uống nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội.
- Tránh uống rượu và cà phê: Hạn chế uống cà phê và rượu vì rượu và cà phê đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức.
- Bôi kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và hình thành sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Cần lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
- Đeo kính râm: Đôi mắt của mỗi người bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt mùa hè, thường gây nên Viêm kết mạc, Khô mắt... Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ mắt chúng ta khỏi tia UV./.
Từ khóa » Sốc Nhiệt Gây Ra
-
Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng | Vinmec
-
Một Số điều Cần Biết Về Sốc Nhiệt
-
Nguyên Nhân Sốc Nhiệt Và Cách Sơ Cứu Khi Bị Sốc Nhiệt
-
Bị Sốc Nhiệt Có Nguy Hiểm Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Sốc Nhiệt Và Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Sốc Nhiệt Nguy Hiểm Thế Nào?
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng - Coi Chừng đột Tử - HCDC
-
Sốc Nhiệt điều Hòa - Xử Lý Thế Nào? - MediaMart
-
Triệu Chứng Của Sốc Nhiệt Ngày Hè
-
Cảnh Báo Các Nguy Cơ Sốc Nhiệt Mùa Nắng Nóng Và Biện Pháp ...
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Và Cách điều Trị
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Sốc Nhiệt (Heat Stroke) - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Từ Trường Hợp Nghi Tử Vong Do Sốc Nhiệt: Cần Phòng Và Sơ Cứu ...
-
Say Nắng Và Bệnh Lý Thân Nhiệt
-
Sốc Nhiệt Máy Lạnh Có Thể Dẫn Đến Đột Quỵ! Cần Phòng Tránh ...
-
Những Triệu Chứng Phổ Biến Khi Sốc Nhiệt Trong Thời Tiết Nắng Nóng ...
-
[PDF] VẤN ĐỀ CHUNG – CÁC BIỆN PHÁP KHI SỐC NHIỆT (SAY NẮNG)
-
Sốc Nhiệt Máy Lạnh Có Nguy Cơ đột Quỵ, đe Dọa đến Tính Mạng