Phòng Trị Bọ Rùa ăn Lá

Phòng trị bọ rùa ăn lá

Để phòng trị bọ rùa ăn lá, cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, đối tượng gây hại, biện pháp phòng trừ canh tác và hóa học

1. Đặc điểm nhận biết

Trưởng thành là 1 loài bọ cánh cứng có hình bán cầu, phía lưng vòng lên, phía bụng thẳng, màu nâu đỏ với nhiều chấm đen trên lưng, dài 6-7 mm.

Trứng hình ovan màu vàng, đẻ ở mặt dưới lá, xếp liền nhau thành từng ổ 10-20 quả.

Ấu trùng dài 10 mm, có màu vàng nhạt và có nhiều gai nhọn, gai phân nhánh trên lưng và hai bên sườn.

Nhộng trần hình bầu dục dính trên lá, màu vàng có nhiều chấm đen, toàn thân có lông ngắn.

2. Đối tượng gây hại

Bọ rùa thường gây hại trên cây cà chua, cà tím, khoai tây, dưa, bầu bí, khổ qua, đậu.

Ấu trùng và trưởng thành ăn biểu bì lá, để lại màng mỏng.

Lá có thể bị ăn trơ trụi chỉ còn gân chính. Bọ còn ăn trái non, có thể phát hiện những lỗ nông trên bề mặt quả.

Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng thường sống chung với nhau, đều gây hại. Bọ rùa trưởng thành hoạt động ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, có tính giả chết khi gặp động, một con cái đẻ 200-300 trứng.

Ấu trùng mới nở, thời gian đầu sống tập trung, sau đó phân theo từng nhóm, ăn biểu bì, mô mềm ở mặt dưới lá, để lại màng mỏng. Càng lớn càng ăn mạnh, có thể ăn hết từng mảng lá làm cây sinh trưởng kém, ruộng rau xơ xác. Khi mật số cao, chúng có thể ăn trụi hết lá những cây còn nhỏ, trong vườn ươm cây khó phục hồi, có thể chết, nhất là cây con.

3. Biện pháp phòng trừ

- Trồng xen canh với cây họ hoa thập tự.

- Nhặt bỏ lá bị hại và lá có nhộng bám, bắt giết bọ non và bọ trưởng thành.

- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật, phơi và đốt bỏ.

- Khi cần thiết có thể dùng thuốc để phun trừ.

3569-ntm.001781_phong-tri-bo-rua-an-la.pdf

Từ khóa » Cách Trị Bọ Rùa Vàng