PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN CÂY CÓ MÚI - VIDAN

Hiện nay, bệnh vàng lá thối rễ được xem là một trong những loại  bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên cây có múi, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng trái, thậm chí nhiều Nhà vườn phải đốn bỏ cây nhiễm bệnh. Vì vậy, nhằm giúp cho Nhà vườn nhận biết và phòng trị kịp thời vườn cây bị bệnh, Bộ phận nghiên cứu và phát triển Công ty Vi Dan xin giới thiệu một số giải pháp phòng trừ như sau.

1. Nguyên nhân

Bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện từ sự hư hại của bộ rễ bởi các tác nhân vi sinh vật đất (nguyên nhân trực tiếp) và kỹ thuật canh tác (nguyên nhân gián tiếp), dẫn đến các nguồn nước, dinh dưỡng từ đất không được vận chuyển lên cây đầy đủ và kịp thời làm cây sinh trưởng và phát triển còi cọc, suy yếu dần rồi chết đi.

– Nguyên nhân gián tiếp: Là các nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch của bộ rễ, tạo vết thương ở bộ rễ, hoặc rễ bị hư thối tạo tiền đề cho sự phát sinh của vi nấm và tuyến trùng gây hại:

+ Vườn cây lên líp, lên mô thấp, thoát nước kém và thường xuyên bị ngập úng, hoặc trong quá trình xiết nước xử lý ra hoa vào mùa nắng làm cho rễ suy yếu (do thiếu nước), một số rễ khỏe ăn sâu xuống khi mùa mưa tới thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và lông hút bị hư thối.

+ Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hóa học quá mức, đặc biệt sử dụng nhiều phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA, 2,4-D… ở liều quá mức đã làm cho bộ rễ nhanh lão hóa và phá vỡ cấu trúc đất, làm cho các vi sinh vật đối kháng có ích trong đất bị tiêu diệt, các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.

Từ các nguyên nhân trên đã làm cho bộ rễ suy yếu, hệ miễn dịch của bộ rễ kém đi, rễ non bị chết dần tạo các mảng thối là cơ hội cho vi nấm và tuyến trùng có sẵn trong đất xâm nhập và gây hại.

– Nguyên nhân trực tiếp: Các nghiên cứu về tác nhân vi sinh vật trực tiếp gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi chỉ ra rằng nấm Fusarium solani, Phytopthora spp. và tuyến trùng là ba đối tượng chính gây nên bệnh này. Tuyến trùng hoặc nấm Phytopthora spp. xâm nhập tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm Fusarium solani xâm nhập gây hại.

2. Điều kiện phát sinh và gây hại

Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa và phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng (khoảng tháng 11 và 12 dương lịch hằng năm), gây hại nặng trên Quýt Đường, Quýt Tiều và Cam Sành.

3. Triệu chứng

Lá vàng cả phiến và gân – Ảnh nguồn: Sinh học Việt Nam

– Trên cành lá:

+ Cây bị nhẹ (mới chớm bệnh), kích thước lá vẫn bình thường, gân lá chuyển vàng nhạt, phiến lá chuyển màu vàng cam. Cây bị nhẹ chỉ có một số cành biểu hiện vàng lá, rụng lá.

+ Cây bị nặng, kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng và sau đó rụng đi. Cây cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa nhỏ, trái nhỏ và chua. Khi bị nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá. Các lá già phía dưới rụng trước rồi đến các lá trên.

– Dưới rễ:

Vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ – Ảnh nguồn: Sinh học Việt Nam

Ở phía cành có lá bị vàng rụng thì rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.

4. Biện pháp phòng trị

Như vậy, bệnh Vàng lá thối rễ trên cây có múi phát sinh và phát triển gây hại từ nhiều nguyên nhân, cho nên để hạn chế bệnh cần có chế độ canh tác bền vững và phòng trị kịp thời ngay từ đầu.

Nhà vườn đốn quýt để cải tạo trồng mới – Ảnh nguồn: VTC16.

* Biện pháp phòng bệnh (hạn chế sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ):

– Khi trồng mới nên trồng nơi đất cao, thoát nước tốt. Nếu vườn thấp phải làm bờ bao để kiểm soát nước trong mùa lũ.

– Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tăng cường sử dụng cân đối phân hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng (VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN, VD ĐỒNG TIỀN VÀNG,…) với phân hóa học để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển và tránh làm tổn thương bộ rễ.

– Hàng năm, bổ sungVD TRICHO.NEW (30g/ gốc) 3 – 4 lần để tăng sinh khối vi sinh vật có ích, giúp đối kháng và tiêu diệt các   loài nấm bệnh lưu tồn trong đất.

– Sau khi bón VD TRICHO.NEW (10 – 15 ngày), sử dụng VD CaCu-Zn (hòa 20 – 30g/10 lít nước tưới cho 1 gốc) tưới gốc định kỳ 1 tháng/lần giúp sát khuẩn đất, tăng sức miễn dịch cho bộ rễ, đề kháng cho cây.

– Rải thuốc trừ tuyến trùng quanh vùng rễ như Regent 0.3G, Basudin 10H, Map logic 90WP,… định kỳ 2 – 3 lần/năm, đặc biệt vào mùa khô.

Cây rụng lá và chết trong các tháng mùa nắng – Ảnh nguồn: Sở NN&PTNN Sóc Trăng.

* Biện pháp trị bệnh (khi bệnh đã xuất hiện):

– Đầu tiên, quan sát kỹ toàn vườn để phát hiện các triệu chứng vàng lá thối rễ trước khi bệnh phát triển tới mức 30%/cây.

– Xới nhẹ quanh gốc nơi vùng rễ bị thối để cắt những rễ hư thối này khỏi bộ rễ, rồi dùng lớp đất sạch lấp lại. Sau đó, dùng thuốc Ridomil Gold 68WG (liều lượng theo khuyến cáo) tưới ướt đều quanh gốc. Bảy (7) ngày sau, dùng VD CaCu-Zn tưới lại (hòa 50g/10 lít nước tưới cho 1 gốc, tưới 3 lần cách nhau 5 ngày) để tiêu diệt vi nấm gây bệnh.

– Sau khi tưới VD CaCu – Zn chừng 10 – 15 ngày, thấy cây có biểu hiện xanh tốt trở lại thì dùng VD ĐỒNG TIỀN VÀNG (50g/gốc) + VD TRICHO.NEW (30g/ gốc) rải hoặc hòa nước tưới đều quanh gốc để kích bộ rễ phát triển mạnh, tái sinh nhanh rễ tơ, hạn chế sự phát triển lại của nấm bệnh. Sau đó, 5 – 7 ngày, bón phân phục hồi cho cây: dùng VD 20.20.15 (100g/gốc) + VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN (50g/gốc) tưới gốc, kết hợp phun qua lá VD VUA NHÚ ĐỌT (30ml/20 lít nước) + VD SUPER NUTRI (30g/20 lít nước).

Lưu ý: Trong thời gian trị bệnh bộ rễ cây không hút đủ dinh dưỡng để nuôi cây, do đó cần phải bổ sung dinh dưỡng qua lá. Dùng VD AMI.NO1 (30ml/20 lít nước) + VD SUPER NUTRI (30g/20 lít nước) phun ướt đều mặt lá định kỳ 7 – 10 ngày/lần, giúp cung cấp đạm amino và khoáng chất trung vi lượng trực tiếp nuôi cây.

Trên đây là một số giải pháp quản lý tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi đã được đúc rút từ quá trình công tác và nghiên cứu thực tế của nhân viên ViDan và các nhà khoa học đầu ngành nhằm giúp bà con Nông dân canh tác cây có múi có vụ mùa bội thu (Xem thêm quy trình canh tác Cây có múi của ViDan).

(Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp – Tổng Công ty VI DAN)

Từ khóa » Cây Bệnh Vàng Lá