Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Gây Hại Trên Cà Tím

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Chức năng, Nhiệm vụ
    • Các phòng ban
  • Đề tài-Dự án
    • ĐT-DA đang tiến hành
    • ĐT-DA đã đăng ký
    • ĐT-DA đã ứng dụng
  • Tin tức-Sự kiện
    • Quản lý ATBX & Hạt nhân
    • Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
    • Thanh tra
    • Hoạt động Đảng - Đoàn thể
    • Thông báo
    • Hoạt động Khoa học và Công nghệ
    • Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
    • Tin cảnh báo TBT
    • Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
  • Chuyên mục
    • Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo
    • Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN
    • Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN
    • Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
    • Quản lý ATBX & Hạt nhân
    • Thanh tra
    • Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
  • Cây trái Bến Tre
    • Cây dừa
    • Cây bưởi da xanh
    • Cây sầu riêng
    • Cây chôm chôm
    • Cây nhãn
    • Các cây khác
  • Phim KH&CN
    • Phim KH&CN năm 2018
    • Phim KH&CN năm 2017
    • Phim KH&CN năm 2019
    • Phim KH&CN năm 2020
    • Phim Đề án phát triển KH&CN
    • Phim KH&CN năm 2021
    • Phim KH&CN năm 2022
    • Phim KH&CN năm 2023
    • Phim KH&CN năm 2024
  • Liên hệ
  • IOFFICE
  • Home
    • Trang chủ
    • Giới thiệu Chức năng, Nhiệm vụ Các phòng ban
    • Đề tài-Dự án ĐT-DA đang tiến hành ĐT-DA đã đăng ký ĐT-DA đã ứng dụng
    • Tin tức-Sự kiện Quản lý ATBX & Hạt nhân Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thanh tra Hoạt động Đảng - Đoàn thể Thông báo Hoạt động Khoa học và Công nghệ Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Tin cảnh báo TBT Phong trào thi đua “Đồng khởi mới”
    • Chuyên mục Sở hữu trí tuệ và Sáng kiến - Sáng tạo Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN Công nghệ mới và Tiềm lực KH&CN Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quản lý ATBX & Hạt nhân Thanh tra Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo
    • Cây trái Bến Tre Cây dừa Cây bưởi da xanh Cây sầu riêng Cây chôm chôm Cây nhãn Các cây khác
    • Phim KH&CN Phim KH&CN năm 2018 Phim KH&CN năm 2017 Phim KH&CN năm 2019 Phim KH&CN năm 2020 Phim Đề án phát triển KH&CN Phim KH&CN năm 2021 Phim KH&CN năm 2022 Phim KH&CN năm 2023 Phim KH&CN năm 2024
    • Liên hệ
    • IOFFICE

Phòng trừ bọ phấn trắng gây hại trên cà tím

Ngày đăng: 23-07-2016 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Ứng dụng KH&CN | Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Bảo vệ Thực vật

Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadius) là một trong những loài sâu hại chính gây hại trên nhiều loài cây trồng đặc biệt là cây họ cà, chúng không chỉ chích hút các chất dinh dưỡng của cây mà còn là môi giới truyền bệnh virus. Trưởng thành của bọ phấn thoạt nhìn tưởng là thành trùng của bộ Cánh vảy nhưng chúng thuộc họ Rầy phấn (Aleyrodidae); Bộ Cánh đều (Homoptera). Bọ trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1mm (khoảng bằng hột é), màu vàng nhạt, trên cơ thể phủ một lớp bột màu trắng như phấn, dùng tay quơ nhẹ sẽ thấy chúng bay lên thành từng đám như bụi phấn. Trưởng thành có thể sống đến 30 ngày. Trứng có màu trắng sau chuyển màu nâu. Bọ phấn non có màu trắng hơi xanh hình oval, dài 0,3-0,6mm, giống như cái vảy, ít bò, thường cố định một chổ chích hút mô cây. Bọ trưởng thành thường hay kiếm những lá bánh tẻ đẻ trứng vào mô lá. Bọ phấn trưởng thành hoạt động rất nhanh, thường đậu mặt dưới lá, hoạt động vào sáng sớm và chiều mát. Chúng chỉ có thể bay một khoảng cách ngắn nhưng có thể phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió. Bọ phấn thường tấn công vào mùa nóng khô. Bọ phấn trắng gây hại nghiêm trọng trên các cây họ cà, họ bầu bí,... Cả bọ phấn non và bọ trưởng thành đều chích hút nhựa cây, chủ yếu ở ngọn và các lá non, làm lá biến vàng, khi mật độ cao gây hại nặng chỉ gân lá còn xanh, cây suy yếu, kém phát triển. Bọ phấn non chậm chạp hơn bọ phấn trưởng thành, gần như sống cố định một chổ, bám bên dưới lá cây khi chích hút nhựa cây, do đó nếu phát hiện giai đoạn này phun thuốc phòng trừ rất dễ. Bọ phấn trắng gây hại trên cà tím suốt vụ từ khi trồng cho đến khi thu hoạch. Mật số bọ phấn trắng tăng dần từ đầu vụ cho đến cuối vụ trồng. Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa, trưởng thành và ấu trùng bọ phấn đều có khả năng truyền bệnh virus và còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. * Biện pháp phòng trừ Trong tự nhiên bọ phấn trắng có nhiều loài thiên dịch bao gồm các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt, nhất là giai đoạn ấu trùng. Vì thế việc sử dụng thuốc hóa học phải thận trọng, chỉ phun khi thật cần thiết. - Luân canh với các cây trồng khác. - Vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ các lá phía dưới gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ phấn. - Không trồng cà tím gần cạnh các cây ký chủ như cà chua, đậu, bầu bí,… - Tiêu hủy các cây khi phát hiện có triệu chứng nhiễm virus. - Có thể sử dụng chế phẩm sinh học nấm xanh Metarhizium anisopliae để phòng trừ bọ phấn trắng. - Sử dụng thuốc hóa học khi mật độ bọ phấn cao. Một số thuốc phòng trừ bọ phấn như: Vimatrine 0.6L; Oshin 20WP; Chess 50 WG,... Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần chú ý: + Bọ phấn trắng nằm ở mặt dưới lá nên khi phun thuốc phải phun kỹ mặt dưới để thuốc tiếp xúc với bọ phấn thì mới đạt hiệu quả cao. + Thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm khi bọ phấn ở giai đoạn non ít di chuyển sẽ dễ nhiễm thuốc. + Bọ phấn trắng rất mau kháng thuốc nên cần sử dụng thuốc luân phiên. Cà tím là loại rau được thu hoạch liên tục nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc, ưu tiên chọn những loại thuốc sinh học ít độc, thời gian cách ly ngắn. Sử dụng thuốc nên tuân thủ nguyên tắc “4 đúng”. Tuyệt đối đảm bảo đúng thời gian cách ly để giữ an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Tin tức khác cùng chuyên mục • Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển du lịch địa phương • Bến Tre: Những thành tựu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao chào mừng Đại hội đại biểu tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2025-2030 • Một số giải pháp nuôi rắn ri voi • Giải pháp nâng cao giá trị nghêu thương phẩm Bến Tre • Công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp • Công nghệ y tế • Thạnh Phú có hơn 1.300 ha nuôi tôm công nghệ cao • Công nghệ giáo dục-Edtech • Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon • Chất Đất • Công nghệ mới ngăn mặn, chống lũ ở đồng bằng sông cửu long • Công nghệ ứng dụng trong công tác an toàn vệ sinh lao động • Bến Tre có cơ sở để thực hiện hoạt động lấn biển • Giao Thạnh đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới • Nâng cao năng suất nuôi tôm rừng và tôm quảng canh Tìm
Dịch vụ công trực tuyến
  • Danh mục TTHC Sở KH và CN

Văn bản pháp quy
  • Văn bản cấp Tỉnh

  • Văn bản cấp Trung Ương

Trả lời bạn đọc
  • Câu hỏi - Giải đáp

Quy định xét sáng kiến
Biểu mẫu
  • Biểu mẫu KH và CN

Hợp chuẩn - Hợp Quy
  • Công bố hợp chuẩn

  • Công bố hợp quy

Chuyển đổi số
Hệ thống quản lý chất lượng
Cải cách hành chính
Thông tin tuyên truyền
  • TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT
  • Bản tin TBT

  • Ủy ban Codex thông qua nhiều tiêu chuẩn về thực phẩm mới

  • Lùi một năm thực thi EUDR, Việt Nam thêm thời gian đảm bảo chuỗi cung ứng

  • Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU

  • Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trám lấp giếng không sử dụng

  • Hạt có dầu

CHUYÊN MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE Chọn đường dẫn liên kết Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bến Tre Cục Phát triển thị trường KH&CN Bộ Khoa học và Công nghệ Hệ thống thông tin KH&CN Phân tích thí nghiệm DOANH NGHIỆP KH&CN HỆ THỐNG PHẢN ÁNH - KIẾN NGHỊ

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẾN TREĐịa chỉ: Số 280 đường 3 tháng 2, phường An Hội, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre | Điện thoại: 0275.3829365 | Fax: 0275.3823179Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Chịu trách nhiệm: Ông Lâm Văn Tân-Giám đốc Sở KH&CNSố giấy phép: 120/GP-BC Cấp ngày 09/05/2006. Cơ quan cấp phép: Cục báo chí Bộ Văn hóa Thông tin.Mọi thông tin xin liên hệ đơn vị quản lý website: Trung tâm Khoa học và Công nghệĐiện thoại: 0275.3827522 | Email: banbientap@dost-bentre.gov.vn | Website: www.dost-bentre.gov.vn

Từ khóa » Thuốc Bvtv Trừ Bọ Phấn Trắng