Phòng Trừ Các Loại Sâu Bệnh Cho Cây Có Múi Hiệu Quả Cao

Trong số những loại cây ăn quả hiện nay ở nước ta thì nhóm cây có múi chiếm đa số. Với diện tích trồng cả nước lên đến vài trăm Hecta cho thấy nhóm cây này là nhóm chủ lực phát triển kinh tế của nước ta. Chính vì thế việc phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây có múi cần được quan tâm nghiên cứu

Khi nhắc đến những lọai cây có múi người ta thường nghĩ ngay đến cam, quýt, bưởi, chanh, quất vv. Đây đều là những cây trồng được ưa chuộng khắp thế giới vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của chúng mang lại.

Thông tin liên quan

Đặc điểm của nhóm cây có múi

Nhóm cây có múi có quả khá sớm và năng suất tăng dần qua các năm. Nếu chăm sóc tốt họ cây có múi có thể cho thu hoạch đến vài chục năm. Nhóm cây có múi với chủng loại phong phú và thời kì thu hoạch dài nên quanh năm người tiêu dùng vẫn được thưởng thức.

Nhóm cây có múi này được sử dụng để ăn tươi hay có thể chế biến thành nhiều mục đích khác nhau như làm sinh tố, làm mứt, chế biến thành hương liệu làm đẹp và cả chữa bệnh.

Chính vì lợi ích kinh tế to lớn này mà việc chăm sóc và phòng trừ các loại sâu bệnh cho cây có múi lại càng cần được chú trọng. Để giúp cây phát triển tốt hơn cần nghiên cứu những loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây có múi để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Xem thêm: Những loại sâu bệnh hại cây dừa, Những loại cây ăn quả trên sân thượng

1. Sâu đục cành

Đặc tính sâu bệnh:

Đặc tính sâu bệnh hại : Đây là bệnh phổ biến nhất trên nhóm cây có múi. Sâu đục cành có màu vàng dài khoảng 50mm. Chúng một khi xâm nhập được vào cây sẽ khoét lỗ và làm tổ trong cành khiến cành bị úa vàng sinh trưởng kém rồi dần dần héo và chết. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác khắp nách lá và trên vỏ thân cây. Cứ thế khiến cây bị suy kiệt khô héo mà chết.

Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là tăng cường biện pháp đốn tỉa cây giúp cây được thông thoáng hơn. Để hạn chế việc xâm nhập của sâu bạn cần quét vôi lên trên thân cây. Những cành bị sâu bệnh tấn công cần loại bỏ nhay để chúng không lan rộng ra cả cây. Ngoài ra nếu có quá nhiều thì có thể phun xịt một số loại thuốc kháng sâu bệnh.

2. Sâu vẽ bùa

Đặc tính sâu bệnh:

Loại sâu này đẻ trứng trên thân cây và khi sâu non nở chúng sẽ tấn công lá ăn hết lớp biểu bì trên bề mặt lá và khiến lá quang hợp kém. Cây từ đó mà phát triển kém hơn đồng thời làm cho cây còi cọc chậm lớn. Loại sâu vẽ bùa này được hình thành nhiều nhất sau các đợt mưa dài ngày.

Cách phòng và trị

Bạn cần theo dõi chặt chẽ những đợt ra lộc của cây. Vì thời điểm này sâu vẽ bùa phát triển khá mạnh sau đợt mưa hoặc khi tưới nước. Cần sử dụng một số loại thuốc phun đều lên cây như Sumicidin 50EC 0,2%, Polytrin 50EC 0,2%. Chia làm 2 lần phun mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày. Nếu thấy thuyên giảm thì ngừng phun.

4. Bệnh thối rễ, chảy gôm

Với loại bệnh này rễ sẽ có biểu hiện như bị thối cả phần lông hút và phần vỏ rễ. Cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng và nguồn nước nên còi cọc kém phát triển dần dần nặng sẽ bị chết. Trên thân và cành cây còn có những vết nứt và kèm theo chảy nhựa. Càng về sau bệnh càng nặng và thân sẽ bị thối. Với những cây non thì cây sẽ thường bị chết chỉ sau một tuần nhiễm bệnh.

Theo như nghiên cứu thì bệnh thối rễ gây ra do loại nấm Phytophthora sp. Chúng tồn tại ở bên trong thân cây . Trời nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho loại nấm này sinh sôi.

Cách phòng trừ sâu bệnh : Bạn nên sử dụng những loại gốc ghép cây có múi có khả năng chống chịu sâu bệnh như gốc cây cam đắng, cam ba lá. Xử lý đất trồng tơi xốp để không làm gốc bị ngập úng. Tăng cường bón thêm phân hữu cơ để giúp sinh vật đối kháng nấm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.

3. Bệnh vàng lá greening:

Đây là loại bệnh có trên tất cả các cây cam, quýt bưởi và nhóm cây có múi khác. Bệnh sẽ phát triển dần dần từ từng cành sau đó ăn lan sang cả cây chỉ trong một thời gian ngắn. Lá của cây bị bệnh thường có màu vàng loang lổ. Lá kém phát triển và cây quang hợp kém kéo theo cây phát triển cũng kém. Khi thu hoạch quả thường hạt sẽ bị lép và quả thường bị loang lổ màu xanh vàng xen kẽ. Một chú ý nữa dễ nhận thấy là những cây bị bệnh nặng sẽ thường ra hoa trái vụ. Các cành và lá sẽ vàng và khô dần di.

Tác nhân khiến bùng phát dịch bệnh là do vi khẩun Liberobacter asiaticum gây ra. Chúng thường bùng phát vào mùa mưa và thường lây lan sang các cây khỏe mạnh khác rất nhanh.

Đây là loại bệnh khá nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nề nhất cho người làm vườn với những cây có múi của họ. Chưa có biện pháp xử lý bệnh triệt để nên bà con cần thực hiện nguyên tắc không trồng cây con được chiết ghép trên những cây bị bệnh. Tiến hành trồng mới thay thế các giống sạch bệnh. Ngoài ra cần phun thêm một số loại thuốc trừ sâu bọ như Trebon 0,1%; Bi 58 chia làm 2 đợt mỗi đợt cách nhau 10 ngày.

Trên đây là những kiến thức phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây có múi để bạn tham khảo. Cần bảo vệ cây sạch sẽ từ khâu trồng đến khâu chăm sóc. Thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện những dấu hiệu bệnh kịp thời từ đó có biện pháp xử lý. Chúc bạn có được những vườn cây sai trĩu quả và cho năng suất cao .

Từ khóa » Các Loại Sâu Hại Cây ăn Quả Có Múi Là