Phòng Trừ Rầy Phấn Trắng Và Bọ Xít Muỗi Gây Hại Trên Cây ổi
Có thể bạn quan tâm
Phòng trừ rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại trên cây ổi
Ngày đăng: 10-09-2018 | Chuyên mục: Các cây khác | Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Cộng tác viên Sở KH&CN
Ổi là loại cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái, thường được chọn trồng xen với các loại cây trồng khác trong giai đoạn kiến thiết cơ bản với mục đích lấy ngắn nuôi dài. Ngày nay, có nhiều giống ổi ngon, có hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng ổi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, trên cây ổi bị nhiều dịch hại tấn công, hiện nay nhiều vườn ổi đang bị rầy phấn trắng và bọ xít muỗi gây hại, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái. Rầy phấn trắng là loài côn trùng gây hại rất phổ biến trên cây ổi. Rầy phấn trắng có tên khoa học Aleurodicus dispersus, thuộc họ Aleyrodidae. Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5-2mm, có hai cặp cánh trắng, râu đầu ngắn. Rầy non có những tua trắng phủ đầy cơ thể. Rầy phấn trắng đẻ trứng ở mặt dưới lá, rãi rác thành vòng tròn hình xoắn ốc và được che phủ bởi những lông sáp trắng mịn, mỗi vòng xoắn có khoảng 15 đến 25 trứng. Trứng dài khoảng 0,5mm. Sau khi đẻ khoảng một tuần lễ thì trứng nở ra rầy non. Giai đoạn rầy non gồm 4 tuổi và kéo dài khoảng 1 tháng. Rầy non tiết ra những sợi sáp trắng phủ đầy xung quanh cơ thể, các tua sáp này đã tạo mặt dưới của lá một lớp bông phấn màu trắng. Cả rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung ở mặt dưới lá chích hút nhựa. Chúng bám trên đọt non, lá non, trên trái (nhất là những trái còn non) làm cho đọt non, lá non bị quăn queo, trái non có thể bị rụng. Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái ổi. Ngoài ra, chất thải của rầy phấn trắng chứa chất đường mật là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm diện tích quang hợp của lá, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Rầy phấn trắng có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh, ruồi ăn thịt, bọ cánh lưới, bọ rùa trắng, nấm ký sinh,…
Triệu chứng rầy phấn trắng gây hại trên cây ổi. |
Rầy phấn trắng đẻ trứng trên lá ổi. |
|
Rầy phấn trắng bị nấm đỏ cam ký sinh. |
Để phòng trừ rầy phấn trắng áp dụng một số biện pháp sau đây: - Không nên trồng ổi qúa dầy, thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tược nằm khuất trong tán lá, cành già không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng. - Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi sinh sống cộng sinh với rầy phấn trắng. Dùng máy bơm nước có áp suất cao phun mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rầy đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rầy. - Kiểm tra vườn ổi thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái bằng một trong các loại thuốc như: Applaud, Trebon, Dầu khoáng, Brightin,…. Bên cạnh, bọ xít muỗi cũng khá phổ biến trên ổi. Bọ xít muỗi là dạng bọ xít thuộc bộ cánh nữa nhưng nhìn rất giống con muỗi, có tên khoa học là Helopeltis theivora, thuộc bộ cánh nữa, họ bọ xít mù. Nông dân rất dễ phát hiện sự xuất hiện của bọ xít muỗi vì chúng có kích thước tương đối lớn. Trưởng thành có hai màu vàng cam và màu xanh lá mạ, mình mềm, dài khỏang 8 mm, có chân, râu rất dài và vòi chích hút dài, đầu màu nâu sẫm, cổ thắt nhỏ, có khoang vàng. Trưởng thành cái đẻ trứng rãi rác vào các đọt non và trái non. Trứng bọ xít muỗi rất nhỏ, dài khoảng 1-1,5mm, thường được đẻ rải rác hoặc từng cụm 2-4 trứng trên trái ổi non, cuống lá non hoặc gân lá non. Trứng được đẻ sâu trong biểu bì, có hình bầu dục, khi trứng mới đẻ có màu trắng trong, vài ngày sau chuyển màu hồng nâu. Bọ xít non màu vàng nhạt thấy rõ mầm cánh.
Triệu chứng bọ xít muỗi gây hại trên lá non. |
Bọ xít muỗi gây hại trên trái. |
Bọ xít muỗi gây hại từ giai đoạn ấu trùng cho đến lúc trưởng thành, chúng dùng vòi chích vào các mô non trên gân lá non, chồi non, trái non để hút nhựa. Bọ xít chích hút nhựa trên lá, ngay tại vết chích sẽ có những đốm nâu. Khi bị nhiễm nặng, lá non bị biến dạng sau đó sẽ khô đen. Chúng chích hút trên trái để lại những vết thâm và khi trái ổi lớn dần lên, những vết thâm sẽ chuyển đen và khô cứng, giống như mày ghẻ (nên nông dân thường gọi là bệnh ghẻ), trái dị dạng, kém phát triển. Sự thiệt hại sẽ nặng nề hơn khi có sự kết hợp tấn công của nấm bệnh, vì vết chích là cửa ngõ tốt để nấm xâm nhập vào. Bọ xít muỗi hoạt động vào sáng sớm hoặc chiều tối, hoạt động mạnh sau mưa, trời âm u chúng hoạt động cả ngày, buổi trưa trời nắng ít hoạt động ẩn nấp trong tán lá. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều và vườn ổi trồng dày có nhiều bóng râm mát, thích hợp cho bọ xít muỗi phát triển. Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bớt những cành nhánh không cần thiết. - Nuôi kiến vàng là biện pháp sinh học hữu hiệu phòng trừ bọ xít muỗi. - Phun thuốc bảo vệ thực vật khi phát hiện lá non hoặc trái non có nhiều vết chấm li ti. Nên chọn nhóm thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm nấm xanh hoặc dầu khoáng. Bọ xít muỗi rất khó phòng trị, do đó để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả nên phun thuốc vào chiều mát hay sáng sớm là thời điểm bọ xít muỗi tập trung gây hại, ít di chuyển. Chú ý: Vì ổi là lọai trái cây ăn tươi và trên cây có nhiều giai đoạn trái lớn, nhỏ nên khi phun thuốc cần đảm bảo đúng thời gian cách ly để không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trái ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Từ khóa » Bọ Trĩ Hại ổi
-
Sâu Bệnh Hại Cây ổi - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Phòng Trừ Rầy Phấn Trắng Trên Cây ổi - Báo Nông Nghiệp
-
Bỏ Túi Ngay Phương Pháp Phòng Trừ Bọ Trĩ Hại Cây Trồng
-
Bo-tri-hai-dieu--Selenothrips-rubrocinctus--2-ml
-
Bo-tri-hai-xoai-2-ml
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Bọ Trĩ Hại Cây Xoài
-
Đặc Trị Rệp Sáp Nhện Đỏ Bọ Trĩ Bọ Cánh Cứng Và Các Loại Rầy ...
-
Đút Túi Ngay Phương Pháp Phòng Trừ Bọ Trĩ Hại Xoài
-
SB-Bọ Trĩ Hại Xoài - .vn
-
Cách Diệt Rệp Sáp Và Bệnh Nấm Gây Hại Cho Cây ổi | VTC16 - YouTube
-
Hướng Dẫn Phòng Trừ Sâu, Bệnh Hại Cây Trồng
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây ổi - Shop Vật Tư Nông Nghiệp
-
THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC ĐẶC TRỊ BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN CÂY ...