Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Trồng
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Hùng Cường - Giám đốc Trung tâm DVNN huyện Tam Đường cho biết: Trung tâm thường xuyên theo dõi, dự báo tình hình sâu bệnh trên cây trồng. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn giám sát chặt chẽ, phun thuốc diệt sâu bệnh kịp thời. Trung tâm phân công cán bộ phụ trách xã, thị trấn hướng dẫn bà con kỹ thuật phun thuốc diệt sâu bệnh trên cây trồng. Nhờ đó, bà con chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật, góp phần ngăn chặn các loại sâu, rệp, rầy hiệu quả.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Đường hướng dẫn người dân ở bản Bãi Bằng (xã Giang Ma) phòng, chống sâu bệnh trên cây lê.
Những năm gần đây, thời tiết trên địa bàn huyện Tam Đường biến đổi khắc nghiệt dễ phát sinh sâu bệnh gây hại cây trồng. Để hạn chế tác động của sâu bệnh, hàng năm, Trung tâm DVNN huyện phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện thực hiện một số giải pháp như: chọn giống cây trồng kháng sâu bệnh; trồng đúng thời vụ, bẫy côn trùng và sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên. Tổ chức điều tra, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh gây hại trên từng loại cây trồng và theo mùa vụ. Ngay khi phát hiện cây trồng bị sâu bệnh, Trung tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con phun thuốc bảo vệ thực vật phòng, trừ sâu bệnh đúng thời kỳ, đủ liều lượng. Khuyến cáo bà con không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh phun khi trời sắp mưa to. Nhiều năm qua, trên địa bàn huyện không có diện tích cây trồng bị nhiễm sâu bệnh nặng phải tiêu hủy. Đến nay, huyện hình thành một số vùng cây trồng chủ lực theo hướng hàng hóa, như: lúa, cây ăn quả ôn đới, chè.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm phát hiện một số sâu bệnh gây hại trên lúa đông xuân, như: rầy lưng trắng, chuột; các bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, bạc lá và khô vằn. Với cây ngô trên địa bàn huyện cũng xuất hiện sâu keo mùa thu. Các loại rau màu cũng có các loại sâu xanh, bọ nhảy, rệp… gây hại. Cây cam ở xã Bản Giang bị sâu đục thân, rệp, bọ xít xanh, nhện đỏ và bệnh vàng lá, thối rễ... Trước tình hình đó, Trung tâm phối hợp với UBND các xã, thị trấn thường xuyên bám sát cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật, như: cắt tỉa cành, lá già, bón phân cho cây theo đúng với giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Chủ động hướng dẫn bà con phòng trừ sâu đục thân, cành, gốc cây cam và phòng trừ mối hại cây mắc-ca. Các hộ dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện sâu bệnh gây hại cây trồng; chủ động mua vật tư, thuốc bảo vệ thực vật, phun diệt sâu bệnh, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách) theo khuyến cáo sử dụng thuốc của cơ quan chuyên môn và nhà sản xuất. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 60,07ha cây trồng bị nhiễm sâu bệnh; trong đó, 98% diện tích cây trồng được phun thuốc diệt sâu bệnh hiệu quả.
Trên đường đưa chúng tôi đến xã Giang Ma, anh Nguyễn Hồng Nam - cán bộ kỹ thuật Trung tâm DVNN huyện Tam Đường cho biết thời điểm này, anh đang hướng dẫn bà con phòng, chống sâu bệnh cho cây lê, hoa hồng và kỹ thuật làm đất, gieo cấy lúa mùa. Cây lê đang vào vụ thu hoạch dễ bị côn trùng châm quả, thối rụng, ảnh hưởng năng suất. Anh hướng dẫn nông dân bắt côn trùng bằng các thiết bị thông minh (đèn năng lượng mặt trời). Sau khi thu hoạch xong vụ quả, bà con sẽ tỉa cành, bón phân cho cây lê phát triển. Anh Nam tâm sự: “Tôi luôn chủ động điều tra, dự tính, dự báo thời gian phát sinh sâu bệnh gây hại trên cây trồng. Khuyến cáo bà con thường xuyên kiểm tra, thăm đồng và chăm sóc cây trồng; giúp bà con phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng hiệu quả”.
Anh Sùng A Lử ở bản Mào Phô (xã Giang Ma) tâm sự: “Nhờ cán bộ Trung tâm DVNN huyện hướng dẫn, những năm gần đây, tôi ứng dụng các biện pháp kỹ thuật theo dõi diễn biến, kiềm chế và trừ sâu bệnh hiệu quả. Mỗi loại cây trồng, tôi chủ động phòng, chống sâu bệnh theo từng cách khác nhau. Đối với diện tích lúa nhiễm sâu, rầy, tôi phun thuốc diệt đúng kỹ thuật. Khi cây ăn quả bị sâu, bệnh, tỉa bớt cành, lá, phun thuốc diệt trừ kịp thời, đúng thời điểm”.
Nhờ tích cực, chủ động nắm bắt tình hình sâu bệnh tại địa bàn cũng như có những giải pháp bảo vệ thực vật kịp thời, hiệu quả, tin rằng, ngành Nông nghiệp huyện Tam Đường sẽ có thêm một vụ mùa thắng lợi.
Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Trồng Thường Tiềm ẩn ở đâu
-
Nguồn Sâu Và Bệnh Hại Có Từ đâu : - Hoc247
-
Bài 15: Điều Kiện Phát Sinh, Phát Triển Của Sâu, Bệnh Hại Cây Trồng
-
Nguồn Sâu, Bệnh Hại ? ( Sâu Bệnh Có ở đâu) . Câu 2 : Điều Kiện để ...
-
[DOC] Một Số Sâu Bệnh Hại Cây Trong Vườn Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Dieu Kien Phat Sinh Phat Trien Sau Bệnh Hại Cây Trồng - Tài Liệu Text
-
Bài 15: Điều Kiện Phát Sinh Và Phát Triển Của Sâu Bệnh Hại Cây - Hoc24
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây ăn Quả & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Nguồn Sâu Bệnh Hại Có ở đâu
-
Điều Kiện Phát Sinh, Phát Triển Của Sâu, Bệnh Hại Cây Trồng
-
Câu 1 Trang 49 SGK Công Nghệ 10
-
Một Số Sâu, Bệnh Chính Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ Trong Vụ Mùa
-
Bài 15. Điều Kiện Phát Sinh, Phát Triển Của Sâu, Bệnh Hại Cây Trồng
-
Những Giống Cây Trồng Như Thế Nào Là điều Kiện Cho Sâu, Bệnh Phát ...
-
Lai Châu Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Trồng