Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa

Phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa, cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh gây hại

1. Đặc điểm nhận biết

- Bướm có thân dài 17 – 19mm, sải cánh rộng 33 – 40mm. Mặt lưng của bụng và ngực màu nâu đen phủ lông xanh vàng. Cánh trước màu nâu tối, gần giữa cánh có 8 đốm trắng to nhỏ khác nhau. Cánh sau màu nâu đen, gần phía mép ngoài có 4 đốm trắng.

- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm. Trứng mới đẻ có màu tro, sau chuyển màu vàng.

- Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu đen lớn hơn thân. Sâu từ tuổi 2 – 3 đầu có màu đen nhạt dần. Sâu 5 tuổi có thân dài 40mm, rộng 4mm hai đầu hơi thon nhỏ, giữa phình to.

- Nhộng hình đầu đạn. Đầu bằng, đít nhọn, màu vàng nhạt, sắp vũ hoá có màu đen, dài khoảng 33mm.

- Sâu non nhả tơ kéo các lá lại với nhau tạo thành bao. Sâu càng lớn càng cắn khuyết lá làm mất diệp lục quang hợp của cây, làm giảm năng suất lúa.

2. Điều kiện phát sinh gây hại

- Nhiệt độ ấm và ẩm (nhiệt độ 27 – 28oC, ẩm độ 75 – 80%) là điều kiện thuận lợi cho sâu phát sinh gây hại.

- Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa thì giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái dễ bị hại nặng hơn các giai đoạn khác.

- Hàng năm sâu có thể phát sinh 6 – 7 lứa, trong đó thường gây hại ở lứa 5 từ tháng 8 – 9 và lứa 2 tháng 4 – 5 – 6 .

3. Biện pháp phòng trừ:

- Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng.

- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP,Peran, Regell,.... phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả. Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục.

18513-ntm.001605_sau-cuon-la-lon-hai-lua.pdf

Từ khóa » Trứng Sâu Cuốn Lá Lớn