Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Mùa
Có thể bạn quan tâm
Để lúa mùa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao và hạn chế rủi ro do sâu cuốn lá nhỏ gây hại. Xin hướng dẫn các hộ nông dân cách nhận biết và phòng trừ như sau:
- Đặc điểm sinh học:
- Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30 - 35 ngày. Thời gian trứng 6 - 7 ngày, sâu non 15 - 25 ngày, nhộng 6 - 8 ngày, ngài vũ hóa đến đẻ trứng 2 - 7 ngày.
- Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh, thường con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa. Ngài thường tìm những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng vào ban đêm, rải rác trên lá lúa, phần lớn là đẻ từng quả một, cũng có khi tới 2 - 3 trứng một chỗ. Một con ngài cái chỉ đẻ trung bình trên 76 quả.
- Đặc điểm gây hại:
- Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá thành bao thẳng đứng và nằm trong đó ăn phần chất xanh trên mặt lá để lại lớp màng trắng làm giảm diện tích quang hợp và mất diệp lục tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa.
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Đặc biệt là giai đoạn lúa đẻ nhánh - làm đòng. Một năm có 6 - 7 lứa (phát triển mạnh và gây hại nặng ở lứa 2 và 6 tương đương tháng 4 và tháng 8).
- Nguyên nhân gây hại:
- Sử dụng phân bón không hợp lý, bón quá nhiều đạm, bón lai rai nhiều lần làm cho cây lúa lúc nào cũng xanh tốt là điều kiện lý tưởng để sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển.
- Thời tiết khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh gây hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ:
Tăng cường áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học....
- Thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước tưới…,sẽ điều chỉnh được sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nói riêng.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi sâu non có mật độ 9 - 12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6 - 9 con/m2 (lúa làm đòng) cần diệt trừ bằng thuốc hóa học và sử dụng một trong các loại thuốc như: Padan 95SP, Gegent 800WP, Sumithion 50EC, Karte 2EC....
Lưu ý:
+ Phun thuốc khi sâu còn tuổi 1 - 2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có hiệu quả.
+ Khi phun thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp).
- Thời điểm phun thuốc: Theo thông báo của cơ quan bảo vệ thực vật ở địa phương, phun thuốc khi trứng sâu nở rộ. Hoặc phun sau khi ngớt bướm 2 - 3 ngày (thăm đồng 2 ngày/lần, xua ngọn lá lúa kiểm tra thấy mật độ bướm giảm đột ngột so với thời điểm bướm ra rộ)./.
Nguyễn Thị Thanh Hiếu - Trạm KN Mỹ Đức
Từ khóa » đặc điểm Sinh Học Sâu Cuốn Lá Lớn
-
Bài 57: SÂU CUỐN LÁ LỚN - Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam
-
Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Sâu Cuốn Lá Hại Lúa đặc điểm Sinh Học & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
-
Những điều Cần Biết Về Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa
-
Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
SÂU CUỐN LÁ LỚN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sâu Cuốn Lá
-
Sâu Cuốn Lá Hại Lúa - Cách Nhận Biết Và Phòng Trị - AZ Farming
-
Chi Tiết Về Sâu Cuốn Lá Và 3 Loại Thuốc đặc Trị Hiệu Quả Nhất
-
Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Lớn Hại Lúa
-
KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA - Xuất Bản Thông Tin
-
CHỦ ĐỘNG HƠN ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ TRONG PHÒNG TRỪ SÂU ...
-
Sâu Bệnh Hại Lúa
-
Sâu Cuốn Lá Nhỏ Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ Hiệu Quả