Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Đại Học Yale Của Louis Kahn.

This slideshow requires JavaScript.

Trường Kiến trúc của trường Đại học Yale đang ở trong giai đoạn biến động về chương trình sư phạm khi Louis Kahn tham gia đội ngũ giảng viên vào năm 1947. Cùng với kiến ​​trúc sư của nhà chọc trời George Howe làm trưởng khoa và những người theo chủ nghĩa hiện đại như Kahn, Philip Johnson và Josef Albers làm giảng viên, giai đoạn những năm hậu chiến tại trường Yale có khuynh hướng tránh xa khuynh hướng đào tạo hàn lâm kiểu Beaux-Arts mà hướng tới trào lưu tiên phong. Trong bối cảnh đó, khi việc hợp nhất các khoa nghệ thuật, kiến ​​trúc và lịch sử nghệ thuật của trường đại học vào năm 1950 dẫn đến việc đòi hỏi có một tòa nhà mới, một cấu trúc mang tính hiện đại là sự lựa chọn đương nhiên để cụ thể hóa cho một sự định hướng mới và một phong cách mới ly khai khỏi chủ nghĩa duy sử. [1] Hoàn thành vào năm 1953, tòa nhà Phòng trưng bày nghệ thuật đại học Yale của Louis Kahn sẽ tạo ra một cách linh hoạt các không gian văn phòng, lớp học và văn phòng cho một ngôi trường đang thay đổi; đồng thời, đồ án thiết kế quan trọng đầu tiên của Kahn báo hiệu một bước đột phá trong sự nghiệp kiến ​​trúc của bản thân ông – một sự nghiệp mà hiện nay được xem là trong số những người nổi tiếng nhất ở nửa sau của thế kỷ 20.

Yale_University_Art_Gallery_7604__New_Haven__2015 Yale_University_Art_Gallery_7605__New_Haven__2015 Yale_University_Art_Gallery_7606__New_Haven__2015

Trường đại học đã kết hợp một cách rõ ràng một chương trình hoạt động cho một phòng trưng bày và trung tâm thiết kế mới (như được gọi sau này): Kahn đã tạo ra những gác xép mở có thể chuyển đổi dễ dàng từ các lớp học sang không gian trưng bày và ngược lại. [2] Những mặt bằng ban đầu của Kahn đáp ứng các mong muốn của trường bằng cách tập trung một khu vực kỹ thuật trung tâm – nơi có cầu thang, phòng tắm và trục tiện ích kỹ thuật — nhằm mở ra một không gian liên tục không bị gián đoạn ở cả hai bên lõi kỹ thuật. Các nhà phê bình đã diễn giải sơ đồ cấu trúc này như một công cụ nhằm phân tách rõ ràng các không gian “dịch vụ” và không gian “phục vụ”, một sự chia đôi mà Kahn sau này sẽ thường xuyên biểu lộ trong sự nghiệp của mình. [3] Như Alexander Purves, cựu sinh viên và giảng viên của trường Kiến trúc Yale, viết về phòng trưng bày, “Loại mặt bằng này phân biệt rõ ràng giữa những không gian mà… chứa đựng các chức năng chính của tòa nhà và những chức năng phụ phụ thuộc các không gian chính nhưng cần thiết hỗ trợ không gian chính. ”[4] Như vậy, không gian của phòng trưng bày dành riêng cho triển lãm và hướng dẫn nghệ thuật được đặt trên đầu của một hệ thống phân cấp công năng, ở bên trên những khu vực thực dụng của tòa nhà; còn nữa, với việc từ chối che phủ – và thực sự, bằng việc tập trung hóa – các chức năng ít lung linh hơn của tòa nhà, Kahn thừa nhận tất cả các cấp độ phân cấp khác nhau đều cần thiết cho sự sống động cho công trình của mình.

Yale_University_Art_Gallery_7911__New_Haven__2011 Yale_University_Art_Gallery_7922__New_Haven__2011

Trong không gian mở được hình thành bởi lõi trung tâm, Kahn đã đùa giỡn với ý đồ về hệ khung không gian. Ông và người cộng sự lâu năm Anne Tyng đã được truyền cảm hứng từ các dạng hình học của Buckminster Fuller, người mà Tyng đã theo học ở Đại học Pennsylvania và là người mà Kahn đã trao đổi thư từ trong khi giảng dạy tại đại học Yale. [5] Đó là những cấu trúc hình học mang tính biểu tượng của Fuller trong tâm trí mà Kahn và Tyng đã tạo ra yếu tố sáng tạo nhất cho Phòng trưng bày nghệ thuật Yale: trần dạng tấm tứ diện bê tông. Henry A. Pfisterer, kỹ sư kết cấu của tòa nhà, giải thích cho sự bố trí: “một mặt phẳng phần tử liên tục được gắn chặt vào các đỉnh của các tứ diện mở, rỗng, đều, nối với các đỉnh của tam giác ở mặt phẳng phía dưới.” [6] Trong thực tế, hệ thống các tứ diện ba chiều đủ mạnh để hỗ trợ không gian studio mở – không bị cản trở bởi các cột — trong khi các hình dạng đa góc cho phép sắp đặt các panel trưng bày trong những lúc thay đổi.

reflected_ceiling_

Mặc dù thử nghiệm về kết cấu của Kahn ở phòng trưng bày Nghệ thuật Yale thực sự là tiên tiến, sự chú tâm cẩn thận của ông đối với ánh sáng và bóng đổ là minh chứng cho sự quan tâm liên tục của ông đối với các kiến ​​trúc tôn giáo trong quá khứ. Làm việc chặt chẽ với đội ngũ xây dựng, Kahn và Pfisterer đã phát minh ra một hệ thống để chạy các ống dẫn điện bên trong các tứ diện, cho phép ánh sáng khuếch tán từ các hình dạng rỗng này. [7] Ánh sáng phát ra mềm mại xung quanh tựa như của một nhà thờ; Phòng trưng bày nghệ thuật của Kahn, kế đó, sử dụng những cảm hứng tinh tế từ cái thư viện Tân Gothic từ thế kỷ 19 nằm ở bên cạnh đó. [8]

ceiling_detail_ elevation_

Với cái trần trát bê tông hình tam giác, Kahn nói “nó đẹp và nó đóng vai trò như một cái phích cắm điện.” [9] Cái nguyên tắc này – cho rằng các thành phần của một tòa nhà có thể vừa là mang tính điêu khắc và vừa là kết cấu – được đưa vào các khu vực khác trong phòng trưng bày. Ví dụ, cầu thang trung tâm chiếm một hình trụ bê tông rỗng, không hoàn thiện; trong cái hình dạng và trong chủ nghĩa thực dụng của nó, cầu thang gợi sự tương tự ở một cái silo nông nghiệp. Tuy nhiên, trên trần của cầu thang, một hình tam giác bê tông được trang trí bao quanh chu vi của nó bằng một vòng tròn dạng cửa sổ gợi đến một di tích lịch sử kiến ​​trúc cao quý hơn: nhà thờ Hagia Sophia. Được bao chứa bên trong hình trụ, cầu thang hình tam giác lát gạch gốm terrazzo bắt chước cả trần của phòng trưng bày và hình dạng tam giác ở trên. [10] Khi khẳng định rằng các cầu thang “được thiết kế sao cho mọi người sẽ muốn sử dụng chúng”, Kahn hy vọng du khách và sinh viên sẽ tương tác với công trình, cái mà hình thức thường được ông mô tả bằng những khái niệm nhân cách hóa: “sống” trong khả năng thích nghi của nó và “thở” trong khu hệ thống thông gió phức tạp của nó (vốn cũng được bao bọc trong các khối tứ diện bê tông) [11] [12]

Yale_University_Art_Gallery_7938__New_Haven__2011 Yale_University_Art_Gallery_7931__New_Haven__2011 Yale_University_Art_Gallery_7622__New_Haven__2015

Với những chiến thắng về tính cấu trúc và vẻ đẹp cho hệ trần và cầu thang của Kahn, các bài viết về Phòng trưng bày Nghệ thuật Yale có xu hướng tập trung vào không gian nội thất trang nhã của công trình hơn là mặt tiền của nó. Nhưng sự quan tâm mà Kahn xử lý với không gian nhà trưng bày cũng phát triển ra cả bên ngoài; kính ở mặt đứng phía tây và phía bắc của công trình và được xếp đặt rất tỉ mỉ, tường gạch không cửa sổ ở phía nam cho phép lượng ánh sáng được tính toán cẩn thận. [13] Nhắc lại kiểu thực hành châu Âu, Kahn trình bày một mặt đứng nghiêm chỉnh trên Phố York – mặt tiền phía tây của tòa nhà — và mặt đứng sân vườn nhìn vào sân trong của tòa Weir Hall ở lân cận. [14] Tuy thế, sự kính trọng của ông đối với truyền thống được khớp nối tinh tế bằng ngôn ngữ hiện đại.

Yale_University_Art_Gallery_76242__New_Haven__2015 Yale_University_Art_Gallery_7617__New_Haven__2015 Yale_University_Art_Gallery_7635__New_Haven__2015

Mặc dù với thị giác tinh tế của mình, những vật liệu được sử dụng trên các bức tường kính của phòng trưng bày nghệ thuật đã gần như ngay lập túc chứng minh là không thực tế. Các cửa sổ tạo ra sự ngưng tụ hơi nước và làm tàn phá mặt đứng dễ nhận biết của Kahn. Một lần phục chế được thực hiện vào năm 2006 do Ennead Architects (tiếp sau đó là Polshek Partnership) đã sử dụng các vật liệu hiện đại để thay thế cho các cửa sổ và tích hợp hệ thống kiểm soát khí hậu mới nhất. Dự án cũng đã đảo ngược lại những nỗ lực mạnh mẽ được thực hiện vào những năm 60s để che phủ các cửa sổ, tường và cầu thang silo với những vách ngăn chia không gian bằng thạch cao. [15] Việc phục chế chính xác của công trình đã thiết lập một tiêu chuẩn cao để cho việc bảo tồn các công trình theo chủ nghĩa hiện đại của Mỹ – một lĩnh vực non trẻ nhưng rất quan trọng – trong khi chứng minh cho công trình hiện đại gây tranh cãi này trên khuôn viên đang hồi sinh của Yale xứng đáng để bảo vệ. [16]

Yale_University_Art_Gallery_7963__New_Haven__2011

Ngay cả với một mặt ngoài được khôi lại nguyên gốc, nội thất của Kahn vẫn chiến thắng. Sau hết tất cả, nó là một tòa nhà dành cho người sử dụng – những du khách tham quan, vào thời điểm hiện tại, thưởng ngoạn nghệ thuật dưới những nguồn sáng được tạo tác một cách cẩn thận và những sinh viên, ở thập niên 50s, bắt đầu sự nghiệp học hành kiến trúc của mình trong không gian của Kahn. Purves, người đã trải qua vô số giờ trong xưởng vẽ ở tầng 4 với như một sinh viên đại học, khăng khăng khẳng định rằng một sinh viên làm việc trong không gian đó “có thể thấy Kahn phải vật lộn từng tí một và có thể nhận biết được cuộc vật lộn đó.” Nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger, học ở Yale một thập kỷ sau khi phòng trưng bày nghệ thuật của Kahn được hoàn thành, đưa ra một đánh giá tương tự về tòa nhà — cái điều mà được tán đồng bởi rất nhiều sinh viên, những người mà thường xuyên lui tới không gian này: “Vẻ đẹp của nó không xuất hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên mà chỉ xuất hiện sau một quãng thời gian ở bên trong đó”.

Tham khảo

  1. Loud, Patricia Cummings and Michael P Mezzatesta. The Art Museums of Louis I. Kahn. Durham, NC: Published by Duke University Press in association with the Duke University Museum of Art, 1989. 52-57.
  2. Loud, 59.
  3. Purves, Alexander. “The Yale University Art Gallery by Louis I. Kahn.” Yale University Art Gallery Bulletin (2000): 108.
  4. Ibid.
  5. Loud, 68.
  6. Kahn, Louis and Boris Pushkarev. “Order and Form.” Perspecta 3 (1955): 51
  7. Loud, 73.
  8. Loud, 54
  9. Loud, 82-83.
  10. Purves, 111.
  11. Loud, 84.
  12. Kahn, 49.
  13. Purves
  14. Loud, 80.
  15. Loud, 91.
  16. DesBrisay, Lloyd. “The Renovation of Louis Kahn’s Yale University Art Center: A Significant Moment for Architectural Preservation.” ArchDaily. January 19, 2018.
  17. Goldberger, Paul. “Challenge and Comfort.” The Kenyon Review 31, no. 4 (Fall 2009): 23.
  • Nguồn: Ella Comberge, Archdaily
  • Chuyển ngữ; Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc.

Share this:

  • Facebook
  • Email
  • Print
  • LinkedIn
Like Loading...

Related

Từ khóa » đại Học Yale 1953