Phong Tục Bốc Mộ Của Người Việt Và Những điều Chưa Biết

NỘI DUNG BÀI VIẾT
  • Bốc mộ là gì? 
  • Thời điểm thích hợp thực hiện thủ tục bốc mộ
  • Ý nghĩa thủ tục bốc mộ
  • Những điều kiêng kị khi bốc mộ
    • Trẻ em, người đang bệnh, sức khoẻ yếu - không đến gần đám bốc mộ
    • Quan niệm dân gian về việc kiêng kỵ khi tham gia bốc mộ, sang cát
    • Người bị bệnh nặng, ung thư không nên tham gia lễ sang cát, bốc mộ 
  • Chú ý khi đi viếng đám bốc mộ, cải táng
  • Chú ý khi cải táng, sang cát
  • Nên giữ hay bỏ thủ tục này?

Bốc mộ là gì? 

Bốc mộ là phong tục từ lâu đời với quan niệm là làm cho thân thể người đã khuất được sạch. Bốc mộ – cải táng có lẽ do không nỡ để cho thân xác người thân thuộc bị ngâm lâu trong nước bẩn, bị những tấm ván mục nát của quan tài đè lên.

Gia quyến đào áo quan đã chôn lên, rửa sạch xương cốt người đã khuất, đặt vào hộp sắt nhỏ hoặc tiểu sành và chôn lại ở khu đất khác. Đây là phong tục có từ lâu đời cho đến nay, hiện tại phong tục này không còn được nhiều người thực hiện vì ô nhiễm môi trường, vất vả cho người còn sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bốc mộ và làm kinh động nơi an nghỉ của người đã khuất.​

Nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-1
Tục lệ bốc mộ

Thời điểm thích hợp thực hiện thủ tục bốc mộ

Theo tục lệ, sau 3 năm là có thể thực hiện công việc này. Gần đây, do sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là các hóa chất điều trị ung thư, thân xác lâu phân huỷ hơn rất nhiều. Có những trường hợp sau 10 năm bốc lên vẫn còn dính thịt tại các khớp xương.

Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân hủy diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải táng lâu hơn, từ 4 đến 5, có thể đến 7 năm để tránh hiện tượng trên.

Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam.

nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-2
Theo tục lệ, sau 3 năm là có thể thực hiện sang cát - bốc mộ

Thời gian tốt nhất trong năm để tiến hành cải táng là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Phải nhờ thầy phong thủy xem tuổi của vong và tuổi trưởng nam để tìm ngày tốt. Sau khi chọn được ngày bốc mộ, cũng phải chọn xem giờ bốc mộ, nhưng phải làm vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi không có ánh sáng mặt trời, tránh cho xương cốt gặp ánh sáng mặt trời sẽ bị đen, bị hỏng.

Ý nghĩa thủ tục bốc mộ

Việc cải táng bốc mộ thường được thực hiện trong vòng khoảng 3 năm đến 9 năm sau khi chôn cất người đã khuất. Trước khi thực hiện ta phải mời thầy bói xem ngày lành tháng tốt và tuổi của người bốc mộ. Nếu thực hiện tốt sẽ được họ phù hộ độ trì đi theo bảo vệ và đem lại những điều tốt đẹp đến cho gia chủ. Còn không vận hạn xấu có thể sẽ sảy đến với họ.

Xây một ngôi Mộ đá đẹp là một điều tốt đẹp nhất thể hiện lòng thành kính của người còn sống đối với người đã mất. Việc cải táng bốc mộ có ý nghĩa rất linh thiêng nó được coi là phong tục tập quán, nét đẹp tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Và hiện nay, sau khi làm thủ tục bốc mộ cho người thân đã khuất thì hầu hết các gia đình đều lựa chọn mẫu mộ đá xanh để làm mái nhà mới cho người đá khuất. Không chi đẹp về hình thức bên ngoài mà các mẫu mộ đá xanh còn có độ bền đẹp theo thời gian, đặc bệt nó còn thể hiện lòng thành kính, nhớ ơn đối với người đã khuất.

Những điều kiêng kị khi bốc mộ

Trẻ em, người đang bệnh, sức khoẻ yếu - không đến gần đám bốc mộ

Về khoa học, ban đêm với tiết trời lạnh lẽo là lúc thích hợp nhất để đưa lên một thi thể đang hoặc đã phân hủy, chứa nhiều khí và vi sinh vật độc hại, rất có khả năng gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến bệnh tật, thậm chí dịch bệnh cho con người. Nếu chuyện này được làm giữa trưa nắng vào một ngày hè thì những nguy cơ và rủi ro sức khoẻ hẳn sẽ tăng lên đáng kể.

Nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-3
Chỉ thực hiện bốc mộ vào ban đêm

Đây cũng chính là lý do vì sao khi bốc mộ không cho trẻ em đến, những người đang bệnh hoặc có sức khỏe yếu không nên cho đến gần. Người bốc mộ cần phải đeo khẩu trang kĩ lưỡng, đeo bao tay, mang ủng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Công việc độc hại này ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ các phu bốc mộ. Nhiều người đã nhiễm các bệnh hô hấp và da liễu do phải tiếp xúc thường xuyên với tử thi phân huỷ. Ngoài ra, nước thải và rác thải từ việc bốc mộ gây ô nhiễm môi trường nặng nề với mùi xú uế và nguy cơ gây bệnh.

Quan niệm dân gian về việc kiêng kỵ khi tham gia bốc mộ, sang cát

Theo quan niệm dân gian, người có bệnh, ốm yếu, trẻ em, phụ nữ mang bầu… tốt nhất là kiêng không nên đến đám tang, đặc biệt là bốc mộ, cải táng hay sang cát. Đây là nhóm người quá mẫn cảm với "hơi lạnh", trên thực tế có những người cứ đi viếng đám ma hay tham gia vào lễ bốc mộ về là nhức mỏi..., ốm lăn lóc, bệnh tiến triển nặng, đặc biệt một số người mắc các bệnh mũi xoang, xương khớp mãn tính, ung thư.

Bên cạnh đó, một số người khác mang nặng yếu tố tâm lý "stress" kích xúc do thương cảm người chết tự cơ thể sinh ra các enzym phản ứng ngược lại. Phụ nữ có thai, những người bệnh tâm thần, mắc bệnh trầm cảm hoặc trạng thái thần kinh u ám cũng không nên trực tiếp tham gia lễ bố mộ, cải táng...

Thực tế cho thấy, người Việt Nam nặng tình, coi "nghĩa tử là nghĩa tận" nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng yếu vẫn phải đi viếng đám bốc mộ, con cháu sức khoẻ yếu vẫn phải trực tiếp tham gia bốc mộ ngoài nghĩa địa. Để hạn chế "hơi lạnh" xâm nhập vào cơ thể, nếu là người nhà, những người sức khoẻ yếu, có bệnh lý nền dễ bị nhiễm lạnh có thể ở nhà lo cơm nước, không nên ra đồng giữa đêm khi bốc mộ.

Người bị bệnh nặng, ung thư không nên tham gia lễ sang cát, bốc mộ 

Nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-4

Trả lời câu hỏi, về mặt khoa học, liệu có hay không việc đi dự đám tang, đám bốc mộ cải táng, sang cát... làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát không? Bác sĩ Nguyễn Xuân Phương cho hay, việc đi dự tang lễ, bốc mộ làm cho bệnh ung thư di căn nhanh, tái phát lại hoàn toàn không có cơ sở.

Di căn là đặc điểm tiến triển tự nhiên của bệnh ung thư, không chịu tác động của việc đi dự tang lễ hay không. Bệnh ung thư sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hoá trị liệu, xạ trị chuẩn, miễn dịch trị liệu nhắm trúng đích... sau 5 năm không tái phát tại chỗ thì được gọi là khỏi. Ung thư là bệnh ác tính, không mang tính lây nhiễm từ người này qua người khác, việc ăn uống sinh hoạt chung với người bệnh không bị lây bệnh...

Tuy nhiên xét về góc độ tâm linh, có rất nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn khi tham gia sang cát, bốc mộ, thậm chí chỉ đi viếng đám ma. Có thể đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng Tamlinh.org nghĩ nếu kiêng được các bạn cũng nên kiêng. 

Chú ý khi đi viếng đám bốc mộ, cải táng

Khi đi viếng đám bố mộ, mọi người nên mặc quần áo chỉnh tề màu đen hoặc xám, xức dầu gió vào các huyệt ấn đường, thiên đột, phong trì v.v ... thắp hương chia buồn xong thì về, không ăn uống nhậu nhẹt...

Nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-5
Tham gia bốc mộ nên mặc trang phục đen hoặc tối màu

Nếu phải ra nghĩa trang, tốt nhất nên mang theo người củ tỏi hay quả bồ kết. Một số nơi đặt sẵn ở góc nhà một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hoặc nếu nhà có vườn rộng thì thường đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, hoặc phun tinh dầu sả cho hơi nóng và hương thơm lan tỏa, giúp diệt khuẩn, xua đi tà khí.

Ngoài ra, với những người có con nhỏ, tốt nhất sau khi đi đám bốc mộ về nên hơ qua lửa (cả mặt, tay và vùng thân trước), rửa mặt mũi sạch sẽ, thay quần áo rồi mới bế trẻ.

Chú ý khi cải táng, sang cát

Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thụy (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng. Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là Long xà khí vật. Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết. Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay.

Nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-6

Không thực hiện bốc một sớm khi thi thể chưa được phân hủy hết thịt. Theo tục lệ, sau 3 năm là có thể thực hiện công việc này. Gần đây, do sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là các hoá chất điều trị ung thư, thân xác lâu phân huỷ hơn rất nhiều. Có những trường hợp sau 10 năm bốc lên vẫn còn dính thịt tại các khớp xương.

Cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc bốc mộ. Chuyện bốc nhầm mộ không phải là hiếm. Do trời tối, thời tiết mưa gió, sức người mỏi mệt, nhiều nấm mộ giống hệt nhau đã gây nên nhầm lẫn. Vì vậy, gia quyến thường dọn cỏ, chặt cây bên mộ từ sáng sớm để thuận tiện cho công việc ban đêm.

Xương cốt không bỏ lung tung mà phải được xếp đúng trình tự vào hộp, các xương phải được lấy đầy đủ không làm qua loa, sau khi bốc mộ phải lấp mộ lại để tránh những người, động vật vô tình sập vào hố nguy hiểm, cũng để bảo vệ môi trường.

Nên giữ hay bỏ thủ tục này?

Theo những người có kinh nghiệm trong nghề bốc mộ lâu năm, công việc này vô cùng độc hại. Thế nhưng, ý kiến các chuyên gia về việc nên để hay bỏ tục cải táng này như thế nào?

Nhung-dieu-kieng-ki-can-biet-khi-boc-mo-7
PGS TS Bùi Xuân Đính - Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Người Lao Động

PGS TS Bùi Xuân Đính - Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - nêu quan điểm trên VietNamNet: "Bốc mộ là một thứ cực hình, cần phải bỏ". Và ông lý giải như sau: "Thứ nhất, việc bốc mộ gây vất vả cho người sống. Việc bốc mộ thường được làm vào tháng Một (tháng 11 âm lịch) hoặc tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) - thời điểm rét mướt gay gắt nhất trong năm. Thêm nữa, các phần việc thường phải làm vào khoảng 2-3 giờ sáng vì quan niệm thời gian của âm dương đối lập nhau. Thế nên, nếu gặp phải ngày mưa phùn, gió bấc thì công việc này là một thứ cực hình cho cả người trực tiếp làm lẫn những người quan sát.

Thứ hai là việc cải táng rất tốn kém. Gia đình người chết phải lo rất nhiều chi phí, từ việc mua tiểu, xây mộ mới, cỗ bàn ăn uống… Nhiều nơi, gia chủ phải bày đặt 50-70 mâm cỗ, mời cả họ, thông gia, làng xóm và bạn bè khắp nơi. Chi phí cho một đám bốc mộ này tốn kém không khác mấy so với việc tổ chức tang lễ lúc người thân vừa mất.

Thứ ba là việc bốc mộ rất mất vệ sinh, không an toàn cho người trực tiếp bốc mộ và những người phụ giúp. Ngày nay, nhiều trường hợp, khi bốc mộ, thi thể người chết không phân hủy do chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hoặc đất đai, nước tại khu mộ không thuận lợi cho việc phân hủy, nên không chỉ gây vất vả, mất vệ sinh mà còn gây sự kinh hãi cho người bốc cũng như những người chứng kiến... Từ những lý do trên, theo tôi, đã đến lúc cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để dần bỏ tục này".

Đọc thêm: Tiếp tục giải mã những điều chưa biết về bùa ngải và cách 'gỡ' bùa tại nhà

Từ khóa » đi ăn đám Bốc Mộ Ghi Phong Bì