Phong Tục Cưới Của Người Thái ở Sơn La

side chính side chính side chính side chính side chính side chính Hỗ trợ khách hàng
  • Tư vấn khách hàng 0906 602 577 C.Bình phambinh890@gmail.com
  • Hotline 0969 252 439 A. Danh tranthanhdanh76@gmail.com
Dịch vụ của chúng tôi

Lễ Vật Dạm Ngõ

Mâm Quả Cưới Hỏi

Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

Cổng Hoa Cưới Hỏi

Xe Hoa - Hoa Trang Trí Xe Cưới

Nhân Sự Bê Mâm Quả

Khung Rạp Cưới Hỏi

Long Phụng Trái Cây

Backdrop - Bàn Gallery

Phong tục cưới của người Thái ở Sơn La 19/08/2019 3912 lượt xem Trang chủ Cẩm Nang Cưới Tìm hiểu phong tục cưới của người Thái ở Sơn La Tình yêu đôi lứa dù ở đâu cũng thật lãng mạn và thường đơm hoa kết trái bởi một lễ cưới long trọng, đánh dấu bước tiến hôn nhân trong mối quan hệ của hai người yêu nhau. Cộng đồng dân tộc Thái ở Sơn La, Việt Nam là một ví dụ điển hình. Họ có riêng cho mình những phong tục tập quán cưới hỏi độc đáo, thú vị nhưng không hề kém phần “mãnh liệt”. Đôi nam, nữ Thái tại đây có quyền tự do, thoải mái tìm hiểu nhau rồi mới tính đến chuyện cưới xin. Nếu như ở miền xuôi có “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì trên vùng cao có tiếng khèn đưa tình thơ mộng, cùng với đó là những phiên chợ tình, những lễ hội đầy nhạc cho đôi lứa hò hẹn. Phải chăng vì văn hoá núi rừng phóng khoáng, hoang dã như vậy nên phong tục cưới của người Thái mới đậm đà bản sắc riêng đến thế! Thủ tục cưới hỏi của người Thái ở Sơn La có gì khác? Người Thái vốn trong chuyện lứa đôi rất chân thành và sâu đậm nên một khi tính đến hôn sự, họ thường tổ chức khá cầu kỳ trong một khoảng thời gian dài với nhiều tập tục lạ, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Theo truyền thống, khi đôi trai gái đã quyết định kết hôn, gia đình nhà trai sẽ mời bà mối cùng một người bà con họ hàng mang sính lễ theo sang nhà gái để làm thủ tục cưới hỏi. Quá trình hỏi cưới đó diễn ra như sau: Thủ tục Lóng Luông Tại nghi lễ đầu tiên, đại diện nhà trai sẽ chỉ đến nhà gái xin cho đôi trẻ chính thức qua lại mà chưa đem theo sính lễ. Nếu nhà gái chấp thuận thì một thời gian sau, họ nhà trai mang lễ vật sang, gồm: gia súc, gia cầm, rượu, gạo… Thủ tục Pay Đu Gia đình nhà gái được mời sang góp ý kiến. Tùy trường hợp mà thời gian cho thủ tục này có thể kéo dài 3 – 4 tháng, lý do vì một số gia đình nhà gái chỉ nhận lời cho có lệ chứ chưa nhận lời cho kết hôn. Thủ tục To Pác Sau khi nhà gái chính thức đồng ý, một đoàn nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái làm cỗ mời họ hàng hai bên. Họ nhà gái sẽ có quyền hỏi thăm cặp đôi về nguyện vọng xây dựng gia đình rồi bàn bạc đi đến nhất trí quan điểm. Thủ tục Khưới Quản Đây là giai đoạn người con trai đến ở rể nhà cô gái, ngoài lúc ngủ có chỗ riêng ra thì còn lại sinh hoạt, ăn uống đều cùng gia đình “vợ sắp cưới”. Điều đặc biệt là cô gái khoảng 1 năm này vẫn có quyền đi lại với bạn trai khác. Trong khi đó, “chú rể” bị cấm lén lút ngủ với “cô dâu”, nếu nhỡ để mang thai thì bị phạt rất nặng. Thủ tục Xông Phắc Phá Thủ tục này còn được gọi là lễ đem bao dao cho chú rể, tức là nhà trai làm một bao dao mới (có cả dao) đựng theo lễ vật. Trong nghi lễ có một bữa cơm công ơn, là thời gian để gia đình gửi rể cho nhà gái, kèm theo đó là những lời chúc phúc, khuyên răn đạo lí vợ chồng. Độc đáo văn hoá “ở rể” Cộng đồng dân tộc Thái sống với nhau rất tình cảm. Họ coi trọng gia đình vô cùng nên khi có cặp đôi muốn nên duyên vợ chồng, người con trai sẽ phải trải qua giai đoạn “ở rể” để học cách yêu thương gia đình bên vợ. Trong thời hạn từ 2 – 3 năm, người con trai được xem xét thông qua thái độ đối với gia đình vợ, sự chăm chỉ trong lao động và một tay nghề khéo léo. Nếu người rể này thể hiện tốt, một đám cưới sẽ diễn ra trong tương lai không xa; ngược lại nếu cảm thấy không phù hợp thì nhà gái có quyền huỷ mọi nghi lễ hôn sự. Tập tục trên quả là một điều độc đáo trong văn hoá dân tộc Thái nói riêng và văn hoá cưới hỏi Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, liệu tập tục lâu đời này có còn nhiều cơ hội duy trì trong đời sống hiện đại? Sự thay đổi của truyền thống dân tộc trong bối cảnh hiện đại Trên thực tế, phong tục cưới xin của người Thái tại Sơn La hiện nay đã phần nào được giản lược và không còn rườm rà như nhiều năm trước nữa. Tập tục ở rể vì nhiều lý do nên không còn được thực hiện rộng rãi. Một phần người Thái hiện giờ không còn làm nông mà thay vào đó trở thành công nhân, công chức, xuống miền xuôi lập nghiệp hay đi nghĩa vụ quân sự. Ngoài ra còn vì xu hướng làm kinh tế hộ gia đình, không sống theo lối làng bản cũ nên việc ở rể không còn hoặc nếu có thì chỉ diễn ra từ 1 – 2 tháng. Một số gia đình “tân thời” hơn thì đã rút gọn mọi thủ tục bằng việc đưa hai họ ra Uỷ ban Nhân dân làm giấy đăng ký kết hôn hợp lệ rồi để cô dâu, chú rể về sống với nhau sớm. Nhìn chung thì văn hoá cưới hỏi của người Thái tại Sơn La vẫn đang được bảo tồn và dần dà lược bớt đi những gì thuộc về hủ tục, mê tín. Hy vọng rằng không chỉ đối với dân tộc Thái mà cả 53 dân tộc anh em khác ở Việt Nam đều có thể giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Cưới hỏi Long Phụng, chúng tôi mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc có cái nhìn phong phú hơn về văn hoá cưới hỏi của dân tộc Việt Nam. Từ khóa: Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.

Từ khóa » đám Cưới Người Thái Sơn La