Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H'Mông - VnTime Travel
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ /
- Cẩm nang du lịch /
- Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H'Mông
Khi mùa xuân đến, các cung đường tây bắc rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ tay trong tay rủ nhau xuống chợ, đi chơi xuân hay tham gia vào lễ cưới ở bản. Người H'Mông thường tổ chức lễ cưới hỏi vào dịp này bởi quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất. Để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên và nên vợ nên chồng như vậy, cứ mỗi dịp chợ phiên, nhất là dịp Tết của người H'Mông, con trai con gái ở độ tuổi 13-15 lại rủ nhau xuống chợ. Các thiếu nữ thay những bộ quần áo mới, trang điểm cho mình thêm xinh xắn rồi hòa vào không khí tấp nập của chợ phiên để hẹn hò.
Những chàng trai H'Mông ở Lào Cai, hay Hà Giang... thường chọn cô gái to khỏe, bắp chân săn vồng, cặp mông mẩy nhún nhảy trong làn váy theo mỗi bước đi. Theo quan niệm của họ, những người con gái đó vừa biết làm nương, se sợi, đẻ mắn và khéo nuôi con.Theo phong tục của người H'Mông hôn nhân sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Các nghi lễ của hôn nhân buộc phải đầy đủ như: Dạm ngõ, ăn hỏi và lễ đón dâu. Lễ dạm ngõ bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ xin cưới để kết nối hai gia đình với nhau để làm thủ tục dạm hỏi và ấn định ngày đón dâu.Chuẩn bị cho đám cưới, gia đình chú rể sẽ phải mời những người họ hàng đến để cùng bàn và chuẩn bị sắm đồ sính lễ. Đồ sính lễ của người H’Mông thường có: Thịt lợn, thịt gà, thuốc lào, rượu ngô, một số vật dụng và tiền mặt. Trong ngày cưới, mâm cỗ cúng gia tiên luôn có xôi ngũ sắc và thịt lợn. Lễ cúng gia tiên thường được mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.
Vào ngày cưới, người thân của cô dâu chú rể và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do người phụ nữ H’mông thêu và may. Đám cưới người H'Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, trưởng đoàn (ông mối) sẽ hướng dẫn chú rể cùng phù rể vái lạy tổ tiên trời đất (2 lạy tổ tiên, 2 lạy phía ngoài lạy trời đất) rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép. Sau đó, họ chuẩn bị lên đường đi đón dâu.
Sau khi ông mối hát bài "Xin chiếc ô đen" và nhận từ tay trưởng họ túi vải, ô, đoàn đón dâu sẽ đến cửa nhà gái. Người ta quan niệm ô để che mưa nắng trên đường rước râu, còn túi để dựng những vật dụng cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng.Khi đến nhà gái, nếu thấy cửa đóng, ông mối sẽ phải hát bài "Xin mở cửa". Thường thì gia đình cô dâu đã mở cửa sẵn sàng đón khách. Khi họ hàng nhà cô dâu và chú rể gặp mặt đông đủ, trưởng dòng dọ sẽ bàn giao đồ lễ cho ông mối và cùng nhau kiểm tra đồ lễ và sau đó họ cùng nhau uống rựu. Sau đó, họ mời nhau hút thuốc. Lời hát bài “Xin bàn ghế” của ông mối vừa dứt thì bàn rượu được bày ra và gia đình 2 bên cùng nhau uống rượu. Ông mối bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt lợn, thịt gà, rượu ngô, mèn mén, cơm xôi, tiền mặt...Trong ngày cưới cô dâu mặc trang phục truyền thống do chính tay mình may và ngồi ở phòng riêng chờ. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài.Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được 2 anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón đâu. Đoàn rước dâu sẽ phải đi khắp bản làng để mọi người cùng chứng kiến.Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng chân nghỉ lại, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần.Trước khi vào nhà trai, cả đoàn phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay ông cầm sẵn một con gà trống để làm phép, đưa sang trái và phải 3 cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.Lúc này, người làm mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai. Sau khi báo cáo việc đưa đoàn dẫn dâu thành công, họ lại cùng nhau nâng những chén rượu ngô nồng ấm, chúc tụng những lời tốt đẹp, cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc bền lâu. Cỗ tiệc ở nhà trai lúc này cũng đã được bày sẵn, trưởng họ nhà trai mời tất cả mọi người trong bản, gia đình nhà gái ở lại phá cỗ mừng dâu mới.
- Dân tộc người H'Mông- Dân tộc người Mường- Dân tộc người Thái- Dân tộc người Dao- Dân tộc người Tày- Các Dân Tộc Tây Bắc
Đăng ký nhận bản tinCập nhật bản tin và khuyễn mãi hấp dẫn mỗi ngày
Đăng ký Hotline tư vấn 24/7 083 4264 885VnTime Travel - Bạn cần trợ giúp? Hãy gọi ngay
Điện Thoại : (024) 32668326Hotline : 083 4264 885
Email : vntimetravel@gmail.cominfo@vntimetravel.com
Địa chỉ: 701 Phố Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Từ 8:30 – 18h hàng ngày
Về VnTimeTravel.com
Chúng tôi
VnTime Blog
Thông tin cần biết
Điều kiện đặt và hủy tour
Câu hỏi thường gặp
Liên hệ với VnTimeTravel
Zalo/viber: 083 4264 885
Zalo : 083 4264 885 083 4264 885 © 2018 bởi Công ty Công nghệ Thương mại Keymas.net.Từ khóa » đám Cưới Hmong
-
Lễ Cưới (người H'Mông) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đám Cưới Truyền Thống Người H'Mông - Báo Lao động
-
Ẩm Thực đám Cưới Người H'mông Có Những Món Ngon Nào?
-
Đám Cưới Tại Nhà Gái Của Người H'mông được Tổ Chức Như Thế Nào ...
-
Phong Tục Cưới Hỏi độc đáo Của Người H'Mông - VnExpress Du Lịch
-
Đám Cưới Chàng Sài Gòn - Nàng H'Mông Và Bộ ảnh Cưới Lung Linh ...
-
Phong Tục đám Cưới Của Người HMông - Honey Bees
-
Lễ Cưới Hỏi Của Người H' Mông - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI MÔNG NHƯ THẾ NÀO?
-
Độc đáo đám Cưới Người H'Mông Tại Sa Pa
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người HMông - Wiki Phununet
-
Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Mông Siêu Thú Vị - Wiki Phununet
-
Tình Yêu Ngọt Ngào, đám Cưới ấn Tượng Của Cô Gái H'Mông Và Chú ...