[ Phong Tục] Tìm Hiểu Về động Sơn Trang Tại Các Đền Phủ

Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Tốt gỗ đẹp nước sơn | Nghệ nhân Duy Quý, ĐT: 0902 025 088

BÀI CẬP NHẬT
recent Đồ thờ đẹp Sơn Đồng Phong tục [ Phong tục] Tìm hiểu về động sơn trang tại các Đền Phủ

[ Phong tục] Tìm hiểu về động sơn trang tại các Đền Phủ

Đồ thờ đẹp Sơn Đồng [ Phong tục] Tìm hiểu về động sơn trang tại các Đền PhủTục thờ Sơn Trang là một tục thờ tối cổ của người Việt; ra đời từ thời Âu Lạc; cách đây cỡ 2000 năm. Còn tục thờ Tứ Phủ có lẽ chỉ thịnh hành khi có xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh cách đây hơn 600 năm. Như vậy, tục thờ Sơn Trang ban đầu là một tín ngưỡng riêng biệt không phải là tín ngưỡng Tứ Phủ. Trước khi tín ngưỡng Tứ Phủ ra đời thì đây là một tín ngưỡng riêng biệt, là một dòng thờ riêng và tách bạch với các tín ngưỡng cùng thời. Như vậy có thể coi tục thờ Tứ Phủ bắt nguồn từ tục thờ Sơn Trang.Tìm hiểu về Chúa Sơn TrangNgự tại Cung Sơn Trang (hay Tòa Sơn Trang) là Tam Tòa Sơn Trang. Tam Tòa Sơn Trang bao gồm: + Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công chúa Lê Mại Đại Vương. + Sơn trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa. + Sơn Trang Đệ Tam: Sơn Trang đệ tam Diệu Nghĩa thiền sư Quế Hoa công chúa.Theo nhiều thông tin về tín ngưỡng Động Sơn Trang thì cho rằng các chúa Sơn Trang chính là các Chúa Mường. Chúa Mường được thờ từ rất lâu đời. Từ thời vua Hùng đã có hình ảnh Chúa Mường, nhân dân ta tôn xưng Chúa Mường là chúa Sơn Trang. Trong sách cũng có câu hiệu viết Chúa Mường Sắc Tướng Đại Vương, Bạch Anh Quản Trưởng, Sơn Lâm Công Chúa là 3 vị tối linh quyền hành 1 cõi.Tìm hiểu về Bát Bộ Sơn TrangTheo tương truyền Mẫu Thượng Ngàn lấy ông họ Đỗ ở Đồng Đăng, hạ sinh được ông Đỗ Đống, Ông Đỗ Đống lấy bà Nguyễn Thị Tươi sinh ra 8 tướng phù giúp An Dương Vương. Sau này hiển linh phù giúp Hai Bà Trưng và các đời Lý, Trần, Lê. Nhân dân ta gọi là 8 tướng sơn trang hay Bát Bộ Sơn Trang Cai quản Các Lũng, các Nương Núi Rừng. Cụ thể bao gồm: + Đỗ Trinh + Đỗ Triệu + Đỗ Hiệu + Đỗ Trung + Đỗ Bích + Đỗ Trương + Đỗ Cường + Đỗ DũngTìm hiểu về 12 cô Sơn TrangThập nhị cô Sơn Trang là 12 thánh cô đi theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Các cô không thuộc Tứ Phủ Thánh Cô nhưng đôi khi các cô vẫn ngự đồng. 12 Thánh Cô này là: + Cô Cả Núi Dùm + Cô Đôi Bắc Lệ + Cô Bơ Thượng Ngàn + Cô Tư Ỷ La + Cô Năm Đồng Tiền + Cô Sáu Đồi Ngang + Cô Tám Thượng Ngàn + Cô Chín thượng ngàn + Cô Mười Suối Ngang + Cô Mười Một Đồng Nhân + Cô Mười Hai Thượng Ngàn+ Cách chuẩn bị lễ vật cúng ban sơn trangKhi đến dâng hương ở các đền chùa nên sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi. Cỗ mặn sơn trang gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả…Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: + 15 con ốc, cua, + 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)+ Văn khấn ban sơn trang đúng và chính xác nhấtVăn khấn ban sơn trang hay còn gọi là văn khấn bà chúa sơn trang dưới đây là mẫu rất ngắn gọn và dễ thuộc dành cho những người không thường xuyên đi lễ đền. Cụ thể: Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.Con kính lạy Đức chúa Thương Ngàn đỉnh thương cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương ngọc điện hạ.Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh chư Thần, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.Hương tử con là…………………….Ngụ tại………………………..Nhân tiết…………… Chúng con thân đến phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, phù hộ độ tri cho chúng con cùng cả gia quyến chín tháng đông, ba tháng hè được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật! --------------------------- * LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐỒNG (Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội) * Nguyễn Duy Quý: Chuyên tạc tượng Phật Thánh, Truyền thần và Chế tác đồ thờ cao cấp. * Điện thoại: 0902 025 088 * Email: duyquymonitor@gmail.com * Facebook: https://www.facebook.com/duyquy.nguyen.503
  • Twitter
  • Facebook
  • Google
  • Tumblr
  • Pinterest
Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Đồ thờ đẹp Sơn Đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • [Văn khấn] Các bài khấn Đền, Điện, Phủ
  • [Đồ thờ] Mẫu chữ hán, hoành phi, câu đối nhà thờ họ thường dùng

BẢI VIẾT ĐỌC NHIỀU

  • [Văn khấn] Các bài khấn Đền, Điện, Phủ
  • [Văn khấn] Bài Cúng Lễ Đổ Bê Tông (Cất nóc)
  • [Tượng Phật - Đồ thờ] Địa chỉ tạc tượng gỗ và đồ thờ sơn son thếp vàng uy tín
  • [Đồ thờ] Đặt làm đồ thờ đẹp ở đâu?
  • [Đồ thờ] Mẫu Cửa Võng Đẹp
  • [Ảnh] Các mẫu đồ thờ cúng đẹp bằng gỗ

Lưu trữ

Lưu trữ tháng 8 (1) tháng 7 (1) tháng 6 (3) tháng 5 (7) tháng 4 (2) tháng 3 (8) tháng 2 (4) tháng 1 (5) tháng 12 (25) tháng 8 (1) tháng 7 (2) tháng 6 (3) tháng 5 (1) tháng 4 (4) tháng 3 (1) tháng 2 (4) tháng 1 (4) tháng 9 (1) tháng 8 (1) tháng 4 (3) tháng 3 (3) tháng 2 (3) tháng 1 (3) tháng 12 (2) tháng 11 (1) tháng 8 (1) tháng 3 (1) tháng 2 (2) tháng 1 (1) tháng 10 (1) tháng 9 (1) tháng 8 (1) tháng 6 (1) tháng 1 (1) tháng 12 (1) tháng 10 (3) tháng 8 (2) tháng 7 (1) tháng 6 (5) tháng 5 (3) tháng 4 (4) tháng 3 (5) tháng 2 (1) tháng 11 (34) tháng 10 (22)

VIDEO NỔI BẬT

Sản phẩm mới Được tạo bởi Blogger.

Từ khóa » đền Thờ Bà Chúa Sơn Trang ở đâu